Viêm tai giữa – Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

5 cách hiệu quả chữa nhiễm trùng tai cho trẻ

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì? Làm sao hết?

Dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có khỏi không?

Viêm tai giữa cấp tính là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính là gì? Thông tin cần biết

Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma và cách điều trị

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em và cách điều trị

Ù tai: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán, điều trị

Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và cách điều trị

Viêm tai giữa – Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Phòng khám đa khoa Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở Mỹ Đình – Hà Nội

Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng, bệnh lý này thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa thu. Thông thường bệnh sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc điều trị.

viêm tai giữa là gì
Viêm tai giữa là một tình trạng nhiễm khuẩn tai phổ biến ở trẻ em

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa. Bệnh thường xuất hiện do nhiễm trùng hoặc do vi khuẩn xâm nhập vào khoang chứa khí phía sau màng nhĩ. Trong hầu hết các trường hợp, viêm tai giữa chỉ ảnh hưởng đến một bên tai.

Mặc dù mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm tai giữa, nhưng bệnh thường có xu hướng phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Các loại viêm tai giữa:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Đây là tình trạng phổ biến nhất. Đặc trưng của nó là gây đau đớn, sốt và hạn chế thính giác. Bệnh có thể xuất hiện và kéo dài trong một vài ngày đến một vài tuần.
  • Viêm tai giữa mạn tính: Đây là trường hợp viêm tai giữa cấp tính kéo dài hoặc lập đi lập lại. Điều này có thể dẫn đến phản phản ứng viêm và tích tụ chất lỏng gây rách hoặc thủng ở màng nhĩ. Viêm tai giữa mạn tính có thể dẫn đến khiếm thính.
  • Viêm tai giữa tràn dịch: Đây là tình trạng viêm tai giữa cấp tính đã thuyên giảm mà các chất dịch không nhiễm trùng có thể tiếp tục tích tụ trong tai dẫn đến cảm giác đầy tai và mất thính giác. Viêm tai giữa tràn dịch có thể kéo dài từ 4 đến 6 tuần.

Triệu chứng viêm tai giữa

dấu hiệu viêm tai giữa
Viêm tai giữa thường khiến người bệnh bị ngứa, đau, rát ở tai hoặc mất thính giác

Viêm tai giữa thường bộc phát rất nhanh. Các dấu hiệu phổ biến ở trẻ em bao gồm:

  • Đau tai
  • Khó chịu, hay quấy khóc
  • Sốt
  • Không phản ứng với âm thanh hoặc mất một phần thính giác
  • Có chất lỏng, dịch vàng chảy ra từ ống tai
  • Buồn nôn, nôn hoặc có cảm giác chóng mặt
  • Trẻ thường xuyên chạm, kéo, gãi,…tai

Các triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn:

  • Đau tai
  • Nghe kém
  • Có chất lỏng chảy ra từ tai (bao gồm máu, mủ hoặc dịch màu vàng)

Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Viêm tai giữa có thể là do vi khuẩn hoặc virus thường xuất hiện sau các tình trạng khác (cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng) gây tắc nghẽn hoặc sưng ống Eustachian nối cổ họng và tai giữa. Khi ống Eustachian bị tắc nghẽn, chất nhầy và vi trùng có thể đi từ cổ họng vào tai giữa và gây viêm.

Trẻ em dễ bị viêm tai giữa hơn người lớn, một phần vì ống Eustachian ở trẻ hẹp và nhỏ hơn. Bên cạnh đó hệ thống miễn dịch của trẻ cũng chưa được hoàn thiện nên dễ bị vi khuẩn tấn công và hình thành bệnh.

Chẩn đoán viêm tai giữa

chẩn đoán viêm tai giữa
Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm tai giữa thông qua thiết bị soi tai

Bác sĩ có thể chẩn đoán viêm tai giữa bằng cách xem xét các triệu chứng và tìm kiếm các dấu hiệu cụ thể. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể sử dụng thiết bị soi tai để quan sát bên trong tai, mũi, họng để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng.

Trong một số trường hợp, đặc biệt là nghi ngờ viêm tai giữa tràn dịch bác sĩ có thể sử dụng ống soi tai khí nén để chẩn đoán bệnh. Đây là thiết bị bơm không khí vào tai và do lường sự thay đổi áp suất. Nếu áp suất yếu, điều này cho thấy sự hiện diện của chất lỏng ở bên trong tai.

Để chẩn đoán thêm bệnh viêm tai giữa, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như:

  • Đo nhĩ lượng:  Là cách kiểm tra sự chuyển động của màng nhĩ. Xét nghiệm này có thể xác nhận về áp lực và các chất lỏng tích tụ phía sau màng nhĩ.
  • Kiểm tra phản xạ âm: Đây là xét nghiệm đưa âm thanh vào màng nhĩ và đo phản ứng từ màng nhĩ để xác định các chất lỏng bên trong ống tai.
  • Xét nghiệm các loại vi khuẩn xuất hiện trong tai. Điều này được thực hiện bằng cách hút một lượng dịch vừa đủ ở màng nhĩ và tiến hành kiểm tra dịch này.

Điều trị viêm tai giữa

Trong một số trường hợp, viêm tai giữa không cần điều trị. Các triệu chứng có thể biến mất trong một vài ngày hoặc tối đa là hai tuần. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng kéo dài, bác sĩ có thể cân nhắc có biện pháp điều trị khác.

1. Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen và Acetaminophen có thể được chỉ định cho người viêm tai giữa trên 16 tuổi. Nếu cần sử dụng thuốc cho trẻ em vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa.

Đối với các trường hợp các cơn đau không nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng một miếng gạc ấm áp vào tai để giảm đau.

2. Sử dụng kháng sinh

điều trị viêm tai giữa
Thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định điều trị viêm tai giữa nặng và kéo dài

Thuốc kháng sinh có thể được kê khi:

  • Nhiễm trùng tai nặng
  • Trẻ em trên 2 tuổi bị nhiễm trùng tai kèm theo sốt nhẹ và có dấu hiệu đau không thể kiểm soát
  • Trẻ bị viêm tai giữa có nguy cơ biến chứng

Nếu người bệnh nằm ngoài các trường hợp này, bác sĩ có thể có chờ một vài ngày trước khi tiến hành kê đơn thuốc kháng sinh. Ở người lớn, thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc khi nhiễm trùng không tự biến mất một cách tự nhiên.

Sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.

3. Đặt ống tai

Điều này sẽ được cân nhắc nếu người bệnh bị viêm tai dai dẳng trong 6 tháng hoặc 1 năm.

Để thực hiện đặt ống tai, màng nhĩ của người bệnh sẽ được tạo một lỗ nhỏ. Thông qua đó, chất dịch sẽ được rút ra ngoài thông qua một ống nhỏ. Ống tai này sẽ tự rơi ra sau một vài tháng. Tuy nhiên, cũng có một số ống tai được thiết kế để sử dụng lâu hơn, tùy vào từng hợp và nhu cầu sử dụng của người bệnh.

Biến chứng có liên quan đến viêm tai giữa

Viêm tai giữa rất hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nó có thể xảy ra ở trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Biến chứng bao gồm:

  • Viêm xương chũm: Đây là khi nhiễm trùng lan vào xương tai và gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu hoặc chảy dịch từ tai. Tình trạng này có thể điều trị dễ dàng nếu phát hiện kịp lúc.
  • Viêm tai trong: Đây là tình trạng nhiễm trùng lan vào tai trong. Các triệu chứng bao gồm suy giảm thính giác, chóng mặt hoặc bị mất khả năng giữ thăng bằng.
  • Viêm tai Cholesteatoma: Đây là kết quả của sự tích tụ mô từ các trường hợp viêm tai giữa tái phát. Nếu không điều trị, viêm tai Cholesteatoma có thể gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm.

Các biến chứng khác có thể bao gồm: Liệt cơ mặt, viêm màng não hoặc áp xe. Tuy nhiên các trường hợp này cực kỳ hiếm.

Các phòng ngừa viêm tai giữa

Một số biện pháp có thể ngăn ngừa viêm tai giữa, bao gồm:

  • Tránh cho trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Tiêm chủng ngừa đầy đủ
  • Cho trẻ bú mẹ thay vì bú bình
  • Hạn chế hoặc không sử dụng núm vú giả
  • Ngăn ngừa cảm lạnh hoặc các bệnh dị ứng khác

Viêm tai giữa là một tình trạng khá phổ biến và có thể điều trị được. Điều quan trọng là hãy trao đổi với bác sĩ để có liệu pháp điều trị hợp lý nhất.

Viêm tai ngoài – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lỗ mở ở bên ngoài ống tai. Loại nhiễm trùng này thường…

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không

Bệnh viêm tai giữa có tự khỏi được không? Bác sĩ nói gì?

Viêm tai giữa là bệnh lý có thể gặp phải ở mọi đối tượng khi vi khuẩn xâm nhập vào…

5 Cách chữa nhiễm trùng tai cho trẻ em

5 cách hiệu quả chữa nhiễm trùng tai cho trẻ

Nhiễm trùng tai ở trẻ em là một dạng bệnh lý phổ biến ở trẻ từ 0 - 3 tuổi,…

Viêm tai giữa mạn tính

Viêm tai giữa mạn tính là gì? Thông tin cần biết

Bệnh viêm tai giữa là một trong những bệnh lý về tai phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, viêm…

Thuốc nhỏ tai Otipax: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Otipax có chứa hoạt chất Lidocaine và Phenazone. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *