Người viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì tốt?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Những loại thực phẩm thuộc nhóm cay, ấm, dễ tiêu, ít béo thường được ưu tiên trong chế độ dinh dưỡng của người bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Trang bị kiến thức đầy đủ về vấn đề người viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì tốt có thể tham gia kiểm soát bệnh tiến triển tích cực, song song với điều trị bằng thuốc.

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì
Người bị viêm khớp dạng thấp cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng ngừa tiến triển của bệnh

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh tự miễn phổ biến hiện nay. Một số nghiên cứu cho thấy 30-40% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể có dấu hiệu cải thiện khi kiểm soát được những loại thức ăn nghi ngờ làm bệnh tiến triển xấu. Bệnh cạnh đó là bổ sung tăng cường các nhóm thực phẩm có lợi.

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm khớp dạng thấp

Trong thực đơn ăn uống của người bị viêm khớp dạng thấp, có những nhóm chất bắt buộc phải có vì chúng hỗ trợ cho hoạt động chuyển hóa và trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Trong đó một số nhóm chất có hại như chất béo bão hòa có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra các nhóm chất cần thiết trong quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp, chúng gồm có:

Nhóm acid béo có ích

Bao gồm Acid béo omega 3 và acid béo omega 6. Các nhóm chất béo này thường có mặt trong cá biển cùng một số loại hạt lanh khô, tinh dầu thực vật.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Acid béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, từ đó giảm nhẹ các triệu chứng viêm đau khớp. Một số nghiên cứu cho thấy người bị viêm khớp được sử dụng dầu cá với liều từ 2 – 5g/ngày nhận thấy các tổn thương tại khớp được giảm bớt cứng cơn đau được cải thiện rõ rệt. 

Acid béo omega-6 GLA (acid gamma-linolenic) giúp ức chế sản sinh prostaglandin gây viêm. Trung bình bổ sung 1 – 3g Acid Béo omega-3 mỗi ngày đem lại những chuyển biến tích cực đối với bệnh viêm khớp. Kết hợp bổ sung omega-3 và omega-6 đã làm giảm hẳn các chất trung gian gây viêm, phòng ngừa những yếu tố khởi phát làm rối loạn miễn dịch.

Trong trường hợp bạn không thể bổ sung đầy đủ nguồn acid omega-3, omega-6 qua thực phẩm thì có thể bổ sung bằng viên tổng hợp cả omega-3 và omega-6. Tuy nhiên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cần được hướng dẫn cụ thể về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Do dầu cá được bổ sung ở liều cao sẽ gây ra ảnh hưởng đến quá trình đông máu và tương tác có hại với một số loại thuốc chữa bệnh khác.

Nhóm vitamin

Nhóm các vitamin C, D, E và beta-carotene (tiền vitamin A) là những chất chống oxy hóa giúp phòng tránh những triệu chứng viêm khớp phổ biến. Một số nghiên cứu cho thấy vitamin C và D còn có khả năng cải thiện tình trạng viêm, đồng thời làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp gối.

Trong đó những thực phẩm giàu vitamin E còn có tác dụng giảm đau chống viêm. Các chất như beta-carotene thường có nhiều trong cà rốt, cà chua, bí đỏ, các loại rau xanh, các loại trái cây, rau củ, quả ngọt,… Khi được bổ sung đầy đủ các vitamin này sẽ có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả mà không độc hại.

Nhóm Canxi

Người viêm khớp dạng thấp nên ăn gì
Các loại thực phẩm dinh dưỡng cần có mặt trong thực đơn dinh dưỡng của người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

Bổ sung canxi hỗ trợ cấu trúc xương khớp khỏe, trung bình mỗi ngày cơ thể cần khoảng 1.200mg canxi. Khi bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe thì cơ thể bạn sẽ chống đỡ tốt với triệu chứng viêm mà giảm bệnh. Nhóm các loại thực phẩm có nhiều canxi bao gồm: sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại rau xanh đậm màu, các loại thủy hải sản….

Ngoài ra người bệnh viêm đau khớp cũng cần bổ sung genistein từ đậu nành. Đây là hormone estrogen thực vật, góp phần quan trọng giúp cho xương chắc khỏe. Người bệnh cũng cần bổ sung thêm vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

Nhóm Glucose

Glucose có vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch. Người bệnh nên ăn đầy đủ các thức ăn giàu chất bột như cơm, mì, các loại khoai để cơ thể không bị thiếu dinh dưỡng. Trong trường hợp người bệnh đang điều trị với các loại thuốc có corticoid (cortison, prednisolon, medexa…) thì bạn nên hạn chế các thực phẩm có nhiều đường như bánh ngọt, chè…

Nhóm Protein

Protein hay đạm có trong thịt và đậu các loại. Trung bình người bị viêm khớp dạng thấp cần bổ sung khoảng 50 g thịt, 100 g đậu đỗ mỗi ngày. Người bệnh có thể ăn khoảng 3-4 quả trứng/tuần (nếu bệnh nhân bị cholesterol trong máu thì nên giảm xuống 1-2 quả /tuần). Hạn chế tối đa nguồn đạm động vật, nhất là các loại thịt đỏ. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung các loại đạm từ đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, nên tăng cường uống sữa vì đây là nguồn cung cấp đạm và canxi quan trọng cần thiết cho người mắc bệnh viêm khớp.

Nhóm khoáng chất

Acid folic: Là một dạng vitamin B có trong thức ăn và đồng thời bạn cũng có thể bổ sung từ ngoài. Trong trường hợp cần điều trị viêm khớp dạng thấp bằng methotrexate, người bệnh song song đó cần đến acid folic để tạo tế bào hồng cầu. Ngoài ra bổ sung acid folic cũng giúp cải thiện các triệu chứng đau và phản ứng viêm cũng như tác dụng phụ của thuốc.

Selenium: Khoáng chất quan trọng giúp chống lại gốc tự do gây tổn thương mô cơ thể. Trong một số nghiên cứu gần đây cho thấy những người bị viêm khớp dạng thấp có lượng selenium giảm đáng kể trong máu và cần phải bổ sung mới có thể điều trị hiệu quả.

Nhóm chất xơ: Chất xơ đóng vai trò rất quan trọng và được khuyến khích trong chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Chất cơ có chủ yếu trong rau xanh và ngũ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa. Chúng có tác dụng chính là giải độc, chống béo phì và tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hoạt động trao đổi chất và thải độc giúp phục hồi sức khỏe trong bệnh thấp khớp.

Những loại lá màu xanh đậm hoặc vàng có chứa nhiều chất chống oxy hoá như beta-cryptoxanthin, zeaxanthin và Vit C cũng giúp phòng chống hiệu quả các chứng bệnh viêm khớp. Trung bình nhóm chất xơ cần chiếm khoảng 10 – 305 khẩu phần ăn hàng ngày của người bị viêm khớp dạng thấp. 

Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì?

Cơ sở điều trị viêm khớp dạng thấp là ngăn chặn sự hình thành Prostaglandin – một chất gây ra viêm, đau, sưng và phá hủy khớp. Trong đó một số loại thực phẩm có chứa vi khoáng và sinh tố tự nhiên có thể ngăn chặn hiệu quả sự hình thành các hóa chất tiền viêm như prostaglandin. Những thực phẩm mà người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gồm có:

Ăn nhiều rau xanh

Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì tốt
Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp canxi và nguồn chất xơ cần thiết cho hoạt động xương khớp

Một số nghiên cứu dẫn chứng, tình trạng viêm khớp dạng thấp không gặp nhiều ở một số quốc gia Địa Trung Hải. Do tại các quốc gia này, nguồn thực phẩm chủ yếu của người dân là trái cây, các loại rau xanh, dầu oliu, cùng với cá giàu omega-3. Trong đó rau xanh là những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, K và khoáng chất, từ đó giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời làm chậm quá trình tổn thương xương khớp.

Ngoài ra rau xanh còn cung cấp hàm lượng lớn chất xơ và các chất chống oxy hóa, vitamin cũng như khoáng chất. Nhờ có nguồn chất xơ dồi dào màn lượng protein C-reactive trong máu được phân giải tốt. Bằng cách này có thể ức chế hiệu quả phản ứng viêm và làm giảm các triệu chứng bệnh viêm khớp dạng thấp.

Trong đó một số loại rau xanh có khả năng chống viêm, phòng ngừa viêm khớp dạng thấp tốt mà bạn nên lựa chọn:

  • rau xây dựng
  • Bông cải xanh
  • Cải xoăn
  • Bắp cải
  • Hạt oliu

Tăng cường các loại cá béo

chế độ ăn cho người viêm khớp dạng thấp
Cá hồi cung cấp nhiều chất béo có lợi có tác dụng chống viêm và hỗ trợ khớp xương khỏe mạnh

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn gì? Theo khuyến cáo, người bệnh cần đến 40% nguồn đạm và chất béo từ cá biển. Với hàm lượng Omega-3 cao, cá béo luôn được xếp vào nhóm thực phẩm có khả năng chống viêm rất tốt. Ngoài ra, cá béo cũng chính là nguồn bổ sung vitamin D rất tốt cho cơ thể. Một số chuyên gia dinh dưỡng nhận định cá béo là là thực phẩm bổ sung tốt nhất cho những người bị thiếu vitamin D – nguyên nhân phát sinh viêm khớp dạng thấp.

Ngoài ra việc ăn cá nhiều cũng giúp cho người bệnh ngăn ngừa được tình trạng thiếu hụt vitamin D, nhờ đó cơ thể hấp thụ và phân giải nguồn canxi tốt hơn, hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Trung bình mỗi tuần người bệnh nên có từ 2 – 3 bữa cá để hỗ trợ tốt hơn cho việc điều trị viêm khớp dạng thấp. Thay đổi cách chế biến cá thường xuyên để bữa ăn thêm phần đa dạng và tránh cảm giác chán ăn. Người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể bổ sung tăng cường nhóm cá giàu Omega-3 và vitamin D  như:

  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Cá bạc má
  • Cá thu
  • Cá ngừ

Gia vị có tính ấm (Gừng, nghệ, tỏi và hành)

Các loại gia vị có tính cay và ấm thường được thêm vào các bài thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp trong Đông y. Đây là nhóm thực phẩm không chỉ giúp gia tăng hương vị cho món ăn, chúng còn hỗ trợ điều trị tình trạng viêm khớp, giảm đau khớp hiệu quả. Sử dụng thường xuyên nhóm các gia vị này trong bữa ăn cũng là cách hiệu quả nhằm ức chế các tác nhân gây viêm. Trong đó tác dụng của từng loại gia vị là:

  • Tỏi: Cung cấp nguồn chất lưu huỳnh giúp kích thích hệ miễn dịch và hạn chế các phản ứng viêm.
  • Hành: Có thành phần quercetin – một loại flavonoid tạo kháng thể, có tác dụng ức chế các tác nhân gây viêm.
  • Nghệ: Bổ sung hoạt chất Curcumin, giúp ức chế tác nhân phá hủy sụn khớp, đồng thời làm giảm tình trạng sưng đau.
  • Gừng: Thành phần terpen với hoạt tính phytoestrogenic giúp kháng viêm, chống sưng khá mạnh mẽ.

Nhóm các loại quả mọng

quả mọng tốt cho người viêm khớp dạng thấp
Nhóm trái cây mọng nước được đánh giá cao trong chế độ dinh dưỡng của người bị viêm khớp dạng thấp

Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn nhiều trái cây, tuy nhiên nên tránh các loại hoa quả dễ gây dị ứng. Thay vào đó người bệnh nên bổ sung các loại quả mọng như: việt quất, dâu tây, nho, anh đào, mâm xôi, mận,…  Quả mọng chứa hàm lượng lớn vitamin, các chất chống oxy hóa cùng với nhiều loại khoáng chất giúp làm giảm tình trạng sưng viêm.

Trong quả mọng còn chứa thành phần rutin và quercetin đa dạng. Đây là những chất được chứng minh có thể mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa các  phản ứng viêm do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Một số nghiên cứu đã chứng minh khi cơ thể tiêu thụ 3 phần quả mọng thì tình trạng viêm khớp có cải thiện tới 14%. Người bệnh có thể thay đổi nhóm quả mọng sau trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày:

  • Dây tây
  • Trứng cá
  • Mận
  • Việt quất
  • Nho
  • Mâm xôi
  • Anh đào

Bị viêm khớp dạng thấp nên ăn gì? Các loại hạt khô

Đa số những người bị viêm khớp dạng thấp đều được khuyến khích bổ sung nguồn chất béo lành tính. Chúng có rất nhiều từ tinh dầu các loại hạt, và nhóm chất béo này cũng có thể thay thế nguồn béo từ đạm động vật trong tỷ lệ nhất định. Ngoài ra hạt khô cũng rất giàu chất xơ, canxi, kẽm, protein… những khoáng chất này sẽ phòng ngừa viêm nhiễm cho người bệnh hiệu quả. Những loại hạt giàu dưỡng chất được khuyến khích dùng cho người ị viêm khớp dạng thấp gồm có:

  • Óc chó
  • Hạnh nhân
  • Quả hồ trăn
  • Hạt mắc ca
  • Hạt phỉ
  • Hạt điều

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì ?

Viêm khớp là một bệnh tự miễn xảy ra do các rối loạn của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, khi bạn ăn uống không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động miễn dịch của các tế bào. Người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng dùng thực phẩm làm tăng sản sinh các chất tiền viêm. Nếu tình trạng dị ứng xảy ra, triệu chứng viêm khớp bùng phát cấp tính sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng và nặng nề. Kiêng cữ khi bị viêm khớp dạng thấp bao gồm các thực phẩm:

Món ăn chứa nhiều chất béo

Thông thường những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ khiến phản ứng viêm trở nên mạnh mẽ. Lipit dư thừa có thể làm cho các khớp sưng nóng nhiều, từ đó các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều hơn, bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi sau khi ăn. Ngoài ra nhóm các thực phẩm nhiều chất béo cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý tim mạch và các rối loạn khác. Trong đó nhóm đạm và chất béo động vật mà bệnh nhân nên kiêng gồm:

  • Đồ hộp
  • Xúc xích
  • Lạp xưởng
  • Dăm bông
  • Phủ tạng
  • Mỡ động vật

Nhóm thịt đỏ

Người viêm khớp dạng thấp nên kiêng thịt đỏ
Thịt đỏ nằm trong nhóm thực phẩm người bị viêm khớp và đau nhức khớp cần phải hạn chế

Người bệnh viêm khớp dạng thấp nói riêng và bệnh nhân bị bệnh xương khớp nói chung nên hạn chế nhóm thịt đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thịt đỏ giàu sắt nhất, đồng thời hàm lượng đạm rất lớn nên khi không kiểm soát tốt sẽ dẫn đến cơ thể thừa chất đạm. Tình trạng này tạo ra các tinh thể muối ứ đọng tại các khớp gây ra các hiện sưng, viêm,… Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối,…. 

Người bệnh có thể bổ sung đạm thông qua các loại cá nước ngọt, cá béo, thịt trắng như thịt gà, thịt vịt, bồ câu, trứng… Các loại thịt đỏ người bệnh viêm khớp dạng thấp nên kiêng gồm có:

  • Thịt chó
  • Thịt bò
  • Thịt trâu
  • Thịt dê
  • Thịt cừu

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Các món ăn có nhiều đường, muối

Người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cần xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh. Các loại bánh kẹo, nước uống có ga, hoặc ăn mặn, ăn vặt thường xuyên có thể khiến hoạt động tái tạo xương khớp bị ảnh hưởng. Điều này gây ra các tác động xấu đến hoạt động của hệ xương khớp (nguyên nhân khởi phát khiến các khớp bị viêm). Do đó để phòng ngừa viêm khớp thì bạn nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau:

  • Bánh ngọt
  • Nước ngọt
  • Nước uống đóng chai
  • Các món ăn vặt
  • Thực phẩm muối chua…

Món ăn chứa nhiều Gluten

Gluten là một liên kết protein có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc. Chúng dễ gây kích ứng nếu người dùng không biết cách kiểm soát và có chế độ ăn uống không hợp lý. Bổ sung Gluten quá mức sẽ khiến các phản ứng viêm ở các khớp diễn ra nhiều hơn, nhanh hơn. Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng, cơ địa nhạy cảm hoặc đang mắc bệnh viêm khớp nên hạn chế nhóm Gluten sau đây:

  • Lúa mì
  • Lúa mạch
  • Ngũ cốc

Thực phẩm nhiều tinh bột

chế độ ăn cho người viêm khớp dạng thấp
Ngô có nhiều tinh bột và dễ gây dị ứng mà người bị viêm khớp nên hạn chế dùng thường xuyên

Nhóm các thực phẩm nhiều tinh bột như ngô, khoai, sắn, bánh mì,… mang lại năng lượng cao, nhưng lại không phù hợp với bệnh nhân bị viêm ở các khớp. Trong đó ngô có chứa các hoạt chất kích thích phản ứng viêm và gây ra các rối loạn về miễn dịch. Tuy nhiên nhóm tinh bột vẫn là những thực phẩm quan trọng nên bạn không cần phải kiêng cữ tuyệt đối. Bạn cần tiết chế chúng ở mức vừa đủ trong bữa ăn để giúp phòng ngừa và hỗ trợ chữa bệnh đạt hiệu quả cao.

Thực phẩm nhiều axit oxalic

Mặc dù axit oxalic được xem là dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng nhóm chất này lại rất khó kiểm soát đối với những người mắc bệnh về xương khớp. Nguyên nhân được cho là do axit oxalic sẽ làm tăng quá trình thoái hóa ở sụn khớp, từ đó dễ kích thích phản ứng viêm. Các thực phẩm nhiều axit oxalic mà người bệnh nên kiêng cữ gồm có:

  • Khế
  • Cam
  • Chanh
  • Bưởi
  • Quýt
  • Mận,…

Vấn đề viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, kiêng gì tốt đã được chia sẻ cụ thể trong bài viết. Hi vọng người bệnh có thể từ các cơ sở trên sẽ xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp để góp phần điều trị hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ để được giải đáp và hỗ trợ đúng hướng.

Bài viết liên quan: Các bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp phổ biến

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 08:40 - 14/02/2023 - Cập nhật lúc: 16:17 - 26/05/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Các bài thuốc nam chữa viêm khớp dạng thấp phổ biến

Không chỉ dùng thuốc tân dược, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn cho mình cách dùng các bài thuốc nam…

Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout chuẩn Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout chuẩn

Viêm khớp dạng thấp và gout đều là bệnh lý có xuất phát từ viêm khớp phổ biến. Cả hai…

Thuốc methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp – Điều cần biết

Methotrexate là một trong những loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp thường được bác sĩ chỉ định dùng…

lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp Cách dùng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp tại nhà

Dùng lá lốt chữa viêm khớp dạng thấp là mẹo dân gian được áp dụng phổ biến. Đây là giải…

Quốc dược Phục cốt khang: Liệu pháp hoàn chỉnh DỨT ĐIỂM viêm đa khớp chỉ sau 1 liệu trình

Hiện nay có rất nhiều người bệnh viêm đa khớp tìm tới phương pháp điều trị Y học cổ truyền…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua