Các cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt CẤP TỐC

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Dị ứng sưng phù mặt có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Viêm da dị ứng ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng ở mặt – Hình ảnh nhận biết và cách điều trị hoàn toàn tự nhiên

Viêm da dị ứng kiêng gì? Nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Viêm da dị ứng ở nách có nguy hiểm không? Chữa bằng cách nào?

Các loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả, an toàn

Viêm Da Dị Ứng Ở Tay, Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da dị ứng ở tay, chân là một dạng tổn thương tại vùng da tay, da chân do dị ứng với các chất kích ứng. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng ngứa ngáy, khô da, sưng đỏ… rất khó chịu. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt và tâm lý của người bệnh, nhất là khi bệnh chuyển biến nặng có biến chứng.

XEM THÊM: Bài thuốc Nam chữa viêm da dị ứng một đi không trở lại

Viêm da dị ứng ở tay, chân
Viêm da dị ứng ở tay, chân là thể bệnh phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây tiêu cực cho đời sống sinh hoạt, tâm lý người bệnh

Viêm da dị ứng ở tay, chân là gì?

Viêm da dị ứng ở tay, chân là một trong những thể bệnh thường gặp của viêm da dị ứng nói chung, bên cạnh các vị trí khác như viêm da dị ứng ở mặt, viêm da dị ứng ở lưng… Bệnh đặc trưng bởi những vùng da ửng đỏ bất thường, nổi mẩn, viêm nhiễm, khô ráp, bong tróc kèm theo ngứa ngáy, đau rát… Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, tính thẩm mỹ làn da của người bệnh. 

Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm da dị ứng ở tay chân, nhưng đối tượng phổ biến nhất là trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu kém, chưa hoàn thiện. Theo một thống kê, tỷ lệ trẻ bị viêm da dị ứng là 10 – 20%, trong khi ở người lớn chỉ khoảng 2 – 5%. Ngoài ra, những người dễ mắc viêm da dị ứng ở tay, chân nữa đó là những người có cơ địa nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, người phụ nữ nội trợ thường xuyên làm việc nhà… 

Bệnh viêm da dị ứng ở tay chân nói chung và viêm da dị ứng nói riêng không có khả năng lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng lan rộng từ vùng da này sang vùng da khác trên cơ thể hoặc gây ra nhiều biến chứng khó chữa và nguy hiểm. 

Phân loại các dạng viêm da dị ứng và hình ảnh nhận biết 

Theo các chuyên gia, viêm da dị ứng ở tay chân được phân chia làm nhiều thể khác nhau tùy theo cấp độ bệnh, đặc điểm và triệu chứng bệnh. Cụ thể:

Xét về cấp độ bệnh lý

Chia làm 2 loại chính gồm viêm da dị ứng cấp tính và viêm da dị ứng mạn tính:

  • Viêm da dị ứng cấp tính: Đây là giai đoạn các triệu chứng của bệnh chỉ vừa khởi phát, xuất hiện tại một số vùng da tay, da chân. Ban đầu, da hơi ửng đỏ, rát, phù nề và có mụn nước, sau đó chúng vỡ ra và đóng vảy, ngứa ngáy khó chịu. Thời gian phát bệnh thường kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng. 
  • Viêm da dị ứng mạn tính: Cũng là các triệu chứng tương tự nhưng có mức độ nghiêm trọng hơn và tái phát nhiều lần khiến da tay, da chân tổn thương nặng nề. Bệnh chuyển sang giai đoạn này thường rất khó điều trị dứt điểm và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Xét về triệu chứng, đặc điểm tổn thương

Viêm da dị ứng ở tay, chân được chia làm nhiều thể bệnh khác nhau gồm:

Viêm da dị ứng ở tay, chân
Viêm da dị ứng ở chân xảy ra khá phổ biến, xảy ra do tiếp xúc với các yếu tố kích ứng từ môi trường bên ngoài
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc: Đây là thể bệnh xảy ra do da bị tổn thương, viêm nhiễm, nổi mẩn đỏ do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với một số dị nguyên từ môi trường bên ngoài như mỹ phẩm, hóa chất, nọc độc côn trùng, nhựa cây, kim loại… Thông thường, các triệu chứng viêm da dị ứng ở tay, chân do tiếp xúc với chất kích ứng có thể tự thuyên giảm dần và khỏi hẳn sau 1 – 4 tuần phát bệnh. 
  • Viêm da dị ứng cơ địa: Xảy ra chủ yếu do có liên quan đến yếu tố cơ địa, nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân. Nhưng thường là do cơ thể nhạy cảm chịu ảnh hưởng của một số tác nhân dị ứng có trong môi trường như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn… Vì cơ địa là yếu tố rất khó thay đổi nên bệnh rất dễ tái phát và khó có thể điều trị dứt điểm. 
  • Viêm da dị ứng thời tiết: Đây là tình trạng da tay, da chân không được bảo vệ kỹ lưỡng, dẫn đến tổn thương do sự thay đổi của thời tiết. Thường là vào thời điểm giao mùa hoặc vào mùa đông lạnh lẽo, hanh khô quá mức. 
  • Viêm da dị ứng bội nhiễm: Các tổn thương dị ứng trên da tay, da chân không được điều trị kịp thời sẽ biến chứng bội nhiễm gây tổn thương nghiêm trọng trên da và có thể để lại sẹo xấu sau khi điều trị. 

Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở tay, chân

Bàn tay, bàn chân là những bộ phận phải hoạt động thường xuyên, dễ bị tổn thương do chịu ảnh hưởng bởi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài. Viêm da dị ứng ở tay, chân xuất hiện khi cơ thể cơ thể sản sinh số lượng lớn kháng thể IgE nhằm chống lại các dị nguyên xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, vì lượng kháng thể này dư thừa quá mức làm phát sinh một số phản ứng trung gian, từ đó gây viêm da, dị ứng da, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu… 

Viêm da dị ứng ở tay, chân
Tay, chân thường xuyên hoạt động và tiếp xúc với nhiều tác nhân kích ứng nên dễ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, tổn thương

Dưới đây là một số yếu tố thường gặp có khả năng gây ra viêm da dị ứng ở tay, ở chân: 

  • Bị ma sát thường xuyên: Tay, chân thường xuyên hoạt động, chịu ma sát quá mức có thể gây ra những tổn thương trên da. Từ đó kích thích một số phản ứng quá mẫn làm phát sinh viêm nhiễm và các triệu chứng dị ứng. 
  • Tiếp xúc với các loại hóa chất: Một số loại hóa chất như xà phòng, chất tẩy rửa, vệ sinh, axit hoặc dung môi công nghiệp… đều có khả năng ăn mòn lớp sừng trên da tay hoặc da chân. Chúng phá vỡ lớp màng lipid và suy giảm sức đề kháng, giảm chức năng hàng rào bảo vệ da và gây ra viêm nhiễm, tổn thương. 
  • Dị ứng mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm chứa thành phần hóa chất độc hại, độ pH không an toàn, không hợp với cơ địa làn da sẽ làm phá vỡ hàng rào tự nhiên bảo vệ da. Sau một thời gian sử dụng, da dần trở nên khô ráp, nứt nẻ, bong tróc và dễ bị kích ứng, tổn thương gây viêm da. 
  • Dị ứng thức ăn: Những người có cơ địa dị ứng với một số loại thức ăn như dưa chua, thịt gà, hải sản, trứng, sữa… nếu vô tình ăn phải sẽ ngay lập tức gây ra phản ứng dị ứng với các triệu chứng ngoài da khó chịu. 
  • Dị ứng thời tiết: Nhiệt độ và độ ẩm trong không khí quá cao hoặc vào thời điểm giao mùa, mùa đông lạnh khiến cơ thể tự phản ứng lại và phát sinh hiện tượng dị ứng. 
  • Tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng: Như lông chó mèo, bụi kim loại, phấn hoa, mạt bụi, sợi len… cũng là nguyên nhân gây ra viêm da dị ứng ở tay, chân. 
  • Do yếu tố di truyền, cơ địa: Theo một số khảo sát, viêm da dị ứng thường có liên quan đến yếu tố cơ địa và di truyền theo huyết thống. Nếu trong gia đình có người từng bị viêm da dị ứng thì những người còn lại cũng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Hoặc nếu có cơ địa nhạy cảm, khả năng miễn dịch yếu sẽ rất dễ bị viêm da dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên. 
  • Căng thẳng kéo dài: Những người chịu áp lực, căng thẳng kéo dài khiến hệ miễn dịch bị rối loạn, vô tình khiến nồng độ IgE tăng cao và phát sinh các triệu chứng viêm da dị ứng ở tay, chân. 
  • Các nguyên nhân khác: Da khô quá mức, nhiễm trùng da tay, da chân hay thiếu hụt dinh dưỡng… cũng là những nguyên nhân thường gặp gây viêm da dị ứng ở tay, chân.

Dấu hiệu nhận biết viêm da dị ứng ở tay, chân

Những biểu hiện của viêm da dị ứng ở tay, chân khá rõ ràng và có thể quan sát bằng mắt thường. Điển hình như:

Viêm da dị ứng ở tay, chân
Dấu hiệu viêm da dị ứng ở tay, chân thường gặp nhất là da nổi ửng đỏ, ngứa ngáy, phù nề…
  • Da nổi các đốm mẩn đỏ, hơi sưng tấy và phù nề. 
  • Xuất hiện các nốt sần li ti, có chứa mụn nước hoặc dịch mủ bên trong. 
  • Các nốt này lớn dần lên và sau một thời gian, mụn nước bị vỡ ra, sau đó tự khô lại, vùng da tại vị trí này dày lên, nứt nẻ và bong tróc vảy. 
  • Đi kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu đeo bám người bệnh cho đến khi da bong vảy và kéo da non. 
  • Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nghiêm trọng còn có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt, suy nhược, chán ăn… 

Bệnh viêm da dị ứng ở tay, chân có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Theo các chuyên gia, viêm da dị ứng ở tay, chân không phải là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, chất lượng cuộc sống, hiệu suất công việc và cả vẻ thẩm mỹ bên ngoài của người bệnh. Hầu như tất cả những sinh hoạt hàng ngày đều bị chi phối vì tay và chân là những bộ phận quan trọng, thường xuyên hoạt động. 

Đặc biệt, nếu bệnh không được điều can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bội nhiễm, nhiễm trùng da, nhiễm trùng móng và các đầu ngón tay;
  • Hen suyễn;
  • Các bệnh về mắt;
  • Các bệnh về hô hấp;
  • Gây ngộ độc cơ thể, tổn thương hệ thần kinh, thậm chí những trường hợp bệnh nặng, liên quan đến hệ miễn dịch có thể bị sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng; 

Bệnh viêm da dị ứng ở tay, chân có chữa được hay không còn tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ và thể bệnh mắc phải là gì. Thông thường, nếu bị viêm da dị ứng ở tay, chân cấp tính do tiếp xúc với các dị nguyên có thể tự thuyên giảm và khỏi sau 1 – 4 tuần chăm sóc và điều trị tích cực. Ngược lại, nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính hay bệnh liên quan đến yếu tố cơ địa, di truyền sẽ rất kiểm soát bệnh, việc chữa trị chủ yếu nhằm mục đích cải thiện triệu chứng.

Bạn đang gặp những triệu chứng nào?

CHIA SẺ NGAY NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

Phương pháp chữa trị viêm da dị ứng ở tay, chân

Để điều trị viêm da dị ứng ở tay, chân đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chủ động thăm khám chuyên khoa ngay từ sớm, tiến hành thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng bệnh. Sau đó, tiến hành chẩn đoán phân biệt dựa vào kinh nghiệm hoặc các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ, cách này giúp phân biệt rõ giữa viêm da dị ứng ở tay, chân với một số bệnh lý da liễu dễ nhầm lẫn khác như nổi mề đay, nấm da, nấm móng tay, chân, vảy nến

Sau khi xác định được nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở tay, chân là gì, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cách ly khỏi tác nhân gây bệnh để kiểm soát và cải thiện triệu chứng bệnh. Sau đó, tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách trị viêm da dị ứng ở tay, chân hiệu quả người bệnh có thể tham khảo áp dụng. 

1. Chữa viêm da dị ứng ở tay chân tại nhà 

Điều trị viêm da dị ứng ở tay, chân tại nhà chủ yếu áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ, chủ yếu nhằm mục đích chăm sóc, dưỡng da và cải thiện các triệu chứng. Dưới đây là những cách điều trị tại nhà hiệu quả như:

Thực hiện vệ sinh chăm sóc mỗi ngày

Viêm da dị ứng ở tay, chân
Chăm sóc vệ sinh làn da mỗi ngày bằng cách tắm gội thường xuyên để loại bỏ các tác nhân dị ứng trên da
  • Vệ sinh làn da mỗi ngày bằng cách tắm gội thường xuyên, đặc biệt sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn chuyên dụng tại vùng da tay, da chân bị dị ứng để vệ sinh vùng da bị tổn thương, xoa dịu làn da, giảm ngứa và cảm giác khó chịu. Đây là bước rất quan trọng không nên bỏ qua để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. 
  • Băng gạc ướt thấm thuốc corticoid tại vùng da tay, da chân bị tổn thương để xoa dịu làn da, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu và hỗ trợ phục hồi các tổn thương. 
  • Chườm lạnh lên tay, chân để xoa dịu làn da, giảm ngứa vùng da bị dị ứng. Ngoài nước lạnh, người bệnh cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý, natri bicarbonate… để tăng hiệu quả điều trị. 
  • Hạn chế sử dụng xà phòng hay các loại mỹ phẩm dưỡng da hay trang điểm trong thời gian điều trị để tránh làm tăng nặng các triệu chứng dị ứng. Nếu muốn sử dụng hãy thử sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên không chứa hóa chất lành tính với làn da. 
  • Nếu bắt buộc phải sử dụng các chất tẩy rửa, hóa chất bắt buộc phải sử dụng găng tay cao su và phải vệ sinh da tay, da chân sau khi tiếp xúc. 

Áp dụng mẹo dân gian sử dụng thảo dược

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều bài thuốc chữa viêm da dị ứng ở tay, chân hiệu quả và lành tính. Dưới đây là một số dược liệu tự nhiên và cách sử dụng chi tiết bạn nên tham khảo:

Viêm da dị ứng ở tay, chân
Chữa viêm da dị ứng ở tay, chân là mẹo dân gian hiệu quả được lưu truyền từ xa xưa
  • Tỏi: Tỏi là loại dược liệu có khả năng chữa viêm da dị ứng ở tay, chân hiệu quả. Vì theo nghiên cứu, tỏi có khả năng ngăn chặn các chất độc kim loại và tăng cường hệ miễn dịch, chống khuẩn, kháng viêm và giảm sưng đỏ hiệu quả. Cách sử dụng rất đơn giản, dùng 1 củ tỏi, tách thành từng tép, bóc vỏ rồi giã nhỏ, đắp lên vùng da tay hoặc da chân rồi dùng gạc y tế băng lại. Đợi 20 – 30 phút để các dược chất trong tỏi thẩm thấu vào da rồi gỡ ra rửa sạch lại bằng nước ấm. 
  • Cây sài đất: Sài đất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy và cảm giác nóng rát trên bề mặt da. Đây là một trong những mẹo dân gian trị viêm da dị ứng ở tay, chân khá hiệu quả. Bạn dùng một nắm lá sài đất, rửa sạch, đun sôi lên, đợi cho nước nguội bớt thì ngâm tay, chân khoảng 20 – 30 phút. Thực hiện cách này mỗi ngày, liên tục cho đến khi các triệu chứng dị ứng thuyên giảm hoàn toàn. 
  • Nhựa chuối xanh: Nhựa của chuối xanh có khả năng giảm nhanh cơn ngứa do bị viêm da dị ứng ở tay, chân. Dùng quả chuối xanh rửa sạch, để nguyên vỏ rồi cắt thành từng lát, vệ sinh vùng da bị viêm và thấm khô, chọn một lát chuối có nhiều nhựa để đắp lên vùng da bị viêm. Đợi khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. 
  • Rau sam: Những người bị viêm da dị ứng ở tay, chân do tiếp xúc với các chất dị ứng, dị nguyên có thể áp dụng mẹo điều trị bằng rau sam. Rau sam có khả năng sát trùng, giải độc và tiêu thũng khá tốt. Dùng một nắm nhỏ rau sam, rửa sạch giã nhuyễn và trộn với một ít băng phiến nhỏ. Rửa sạch vùng da tay, da chân bị tổn thương rồi đắp hỗn hợp này lên, đợi vài phút rồi vệ sinh lại bằng nước ấm. 

Lưu ý: Trên đây là những mẹo dân gian giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm da dị ứng ở tay, chân. Tuy nhiên, những mẹo này chỉ phù hợp với người mắc bệnh mức độ nhẹ, triệu chứng vừa khởi phát chưa lâu. 

2. Thuốc Tây trị viêm da dị ứng ở tay, chân

Những trường hợp da tay, chân bị dị ứng nghiêm trọng, thậm chí có biến chứng sẽ được kê toa với các loại thuốc phù hợp. Việc dùng thuốc chủ yếu tập trung kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn viêm nhiễm lây lan và các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng:

Thuốc dạng bôi

  • Kem dưỡng ẩm: Chủ yếu là kem chứa B5, kẽm, vitamin C, E, collagen có khả năng làm mềm da, dưỡng ẩm sâu và giảm cảm giác ngứa ngáy, xoa dịu làn da. Đây là những loại dược phẩm nên sử dụng hàng ngày, đặc biệt là những người có làn da khô ráp, bong tróc. 
  • Thuốc mỡ, kem bôi chứa steroid: Loại thuốc này thường được chỉ định cho những người bùng phát các triệu chứng viêm da dị ứng cấp tính. Thuốc có tác dụng làm mềm da, làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trên da. Tuy nhiên, khi bệnh đã thuyên giảm nên ngừng sử dụng. Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo như Gentrisone, Diprosone, Eumovate, Lacticare, Fusidicort… 
  • Thuốc ức chế miễn dịch toàn thân: Loại thuốc này chỉ được chỉ định cho các trường hợp bệnh nặng, diễn tiến nghiêm trọng. Cơ thể của thuốc tương tự như corticoid nhưng an toàn hơn, ít gây ra biến chứng mỏng da, teo da nhưng lại dễ gây ngứa. Một số loại điển hình như Tacrolimus, Pimecrolimus… 
Viêm da dị ứng ở tay, chân
Các loại thuốc bôi chứa corticoid, steroid giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ngoài da do viêm da dị ứng

Thuốc dạng uống

  • Thuốc kháng histamine: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế sự hình thành histamine – một hoạt chất gây ra những triệu chứng dị ứng trên làn da. Thuốc làm giảm nhanh cơn ngứa ngáy, cảm giác nóng rát nhưng lại gây tác dụng phụ như khiến người bệnh buồn ngủ. Điển hình như Phenergan, Benadryl, Loratadin, Chlorpheniramin… 
  • Thuốc steroid dạng uống: Thuốc steroid đường uống đem lại hiệu quả điều trị viêm da dị ứng rất hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được chỉ định điều trị ngắn hạn vì rất dễ gây tác dụng phụ nguy hiểm như tăng chỉ số đường huyết, đục thủy tinh thể, loãng xương… 
  • Thuốc kháng viêm: Những trường hợp viêm da dị ứng ở tay chân nặng hoặc tổn thương lan tỏa nhanh chóng sẽ được chỉ định dùng thêm thuốc kháng viêm với liều phù hợp để chỉ định dùng thêm thuốc chống viêm. 

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây để trị viêm da dị ứng ở tay, chân, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tăng liều hay lạm dụng thuốc trong thời gian dài để tránh gây các tác dụng phụ ngoài ý muốn như bội nhiễm da, loét da, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, giãn tĩnh mạch, suy tuyến thượng thận… 

3. Chữa bệnh bằng Đông y

Theo quan điểm của Đông y, viêm da dị ứng nói chung và viêm da dị ứng ở tay, chân nói riêng là do suy yếu chức năng miễn dịch của cơ thể. Từ đó gây ra mất cân bằng chức năng thải độc và khả năng điều hòa khí huyết của can thận. Khi các yếu tố “ngoại tà” xâm nhập vào trong cơ thể, tích tụ độc tố lâu ngày và nhanh chóng biểu hiện ra thành các triệu chứng ngoài da. 

Nguyên tắc điều trị bệnh lý này theo Đông y xử lý tận gốc nguồn căn gây bệnh, không chỉ cải thiện triệu chứng ngoài da mà còn giúp điều hòa khí huyết, giải phóng thấp nhiệt ứ trệ và bồi bổ sức khỏe. Các bài thuốc Đông y chữa viêm da dị ứng ở tay, chân được bào chế từ các vị thuốc, thảo dược tự nhiên nên rất an toàn, lành tính với sức khỏe. Dù sử dụng trong thời gian dài nhưng vẫn không gây tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt thích hợp với những trường hợp mãn tính. 

Một số bài thuốc chữa viêm da dị ứng ở tay, chân phổ biến như:

Viêm da dị ứng ở tay, chân
Chữa viêm da dị ứng ở tay, chân bằng Đông y là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và lành tính với cơ thể
  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các vị thuốc gồm: kim ngân hoa, bồ công anh, sài đất, rau má, thương truật, sinh địa, sài đất và thổ phục linh mỗi loại 12g, khổ sâm, đương quy và kinh giới mỗi loại 10g, ngưu bàng tử, thạch cao, phòng phong và tri mẫu mỗi loại 10g, 6g thuyền thoái và 4g cam thảo. Sắc thuốc cùng 1 lít nước cho đến khi cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 phần uống hết trong ngày. 
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị mạch đông, đảng sâm, đơn tướng quân, rau má và ngân hoa mỗi loại 12g, trúc diệp và hoàng liên mỗi loại 8g, 10g đan sâm. Sắc thuốc cùng 1 lít nước cho đến khi cạn xuống còn 300ml. Chia thuốc làm 3 phần uống trong ngày. 
  • Bài thuốc 3: Dùng các vị thuốc gồm độc hoạt, sài hồ, chỉ xác, bạch tiên bì, khương hoạt, phục linh, bồ công anh, thuyền thoái và kim ngân hoa. Sau khi rửa sạch các vị thuốc, cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ. Đến khi nước cạn xuống còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Rót nước ra chén chia làm 2 phần uống hết trong ngày.

3 bài thuốc trên đây đều là những phương thuốc điều trị viêm da dị ứng từ lâu đời nên hiện nay có thể không còn giữ được nguyên vẹn giá trị dược tính do sự thay đổi của thể bệnh và dược liệu theo thời gian. Trăn trở với nỗi đau của người bệnh, chung tay cùng ngành y tế trong đẩy lùi các bệnh viêm da, đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành đã dày công nghiên cứu, hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang điều trị bệnh viêm da dị ứng an toàn và hiệu quả.

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Đông y đẩy lùi bệnh viêm da dị ứng ở tay, chân

Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang được hoàn thiện dựa trên tinh hoa của hàng chục phương thuốc cổ phương, trong đó nổi bật nhất là bài thuốc Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc chữa viêm da bí truyền của người Tày – Tây Bắc. Thanh bì Dưỡng can thang được xem là bài thuốc chữa viêm da đệ nhất trong kho tàng Y học cổ truyền hiện nay.

[KÝ SỰ HOÀN THIỆN BÀI THUỐC THANH BÌ DƯỠNG CAN THANG]

Bài thuốc sở hữu công thức “3 trong 1” kết hợp thuốc UỐNG TRONG – NGÂM RỬA – BÔI NGOÀI, được phối chế từ hơn 30 dược liệu quý, mang lại cơ chế tác động kép: Điều trị bệnh từ căn nguyên bên trong – Kiểm soát triệu chứng khó chịu – Phục hồi tổn thương, ngăn ngừa bệnh tái phát. Cụ thể:

Thành phần và công thức thuốc Thanh bì Dưỡng can thang

Đặc biệt, người bệnh có thể yên tâm sử dụng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, không phải lo lắng về tác dụng phụ vì toàn bộ vị thuốc được sử dụng đều chế biến từ dược liệu sạch, chuẩn GACP – WHO do Trung tâm Thuốc dân tộc nuôi trồng hoặc thu mua từ người dân bản địa, nhập khẩu chính ngạch.

XEM THÊM: Con Đường Dược Liệu Thuốc Dân Tộc – Tự Hào Thuốc Nam Của Người Việt

Trung tâm sử dụng nguồn dược liệu chuẩn sạch tự nhiên
VTV2 đưa tin về vườn dược liệu sạch của Trung tâm

Qua ghi nhận thực tế kết quả điều trị viêm da dị ứng ở tay, chân bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang cho thấy trên 95% bệnh nhân loại bỏ hoàn toàn triệu chứng khó chịu sau 2 – 3 tháng và không tái phát bệnh trong thời gian dài. Số ít bệnh nhân còn lại thuyên giảm chậm do không điều trị đúng liệu trình hoặc do cơ địa hấp thu dược tính chậm.

Hiệu quả điều trị viêm da dị ứng của bài thuốc

Với kết quả đạt được, bài thuốc đã được đông đảo chuyên gia và người bệnh phản hồi tích cực.

XEM CHI TIẾT: Vì sao Thanh bì dưỡng can thang mang đến hiệu quả điều trị vượt trội cho bệnh viêm da dị ứng?

Người bệnh viêm da dị ứng phản hổi về bài thuốc
Phản hồi tích cực của người bệnh

GỌI NGAY HOTLINE 0983 059 582 BÁC SĨ TƯ VẤN CHI TIẾT

Lưu ý: Các bài thuốc Đông y chữa viêm da dị ứng ở tay, chân không chỉ giúp cải thiện triệu chứng bên ngoài mà còn giúp điều trị bệnh từ bên trong, bồi bổ sức khỏe, thải độc, mát gan. Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích này, người bệnh cần tuân theo liều dùng theo hướng dẫn của chuyên gia, tránh tự ý kê đơn dùng thuốc theo cảm tính để tránh gây hại cho sức khỏe. 

Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm da dị ứng ở tay, chân

Bị viêm da dị ứng ở tay, chân tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng, phiền toái đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của người bệnh. Để chăm sóc, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm da dị ứng ở tay chân, người bệnh cần chú ý một số lưu ý quan trọng sau đây:

Chế độ dinh dưỡng

Tương tự như nhiều thể bệnh viêm da khác, viêm da dị ứng ở tay, chân cần kiêng sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, kích ứng da như:

  • Các loại hải sản giàu đạm như tôm, cua, nghêu, sò, ghẹ, hàu, ốc…;
  • Thực phẩm cay nóng, thức ăn được nêm nếm nhiều gia vị; 
  • Thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích bò, jambon, snack…;
  • Sữa và chế phẩm liên quan đến sữa bò;
  • Các loại ngũ cốc tinh chế như bột đậu, bột khoai, bột lúa mì, bột sắn…; 
  • Thực phẩm lên men như cà muối, kim chi, cải muối, măng chua…;
Viêm da dị ứng ở tay, chân
Người bệnh viêm da dị ứng ở tay, chân kiêng thực phẩm dị ứng, tăng cường thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất

Bên cạnh các loại thực phẩm cần kiêng, người bệnh cũng nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe làn da để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả như:

  • Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi giàu kẽm, vitamin C để cung cấp vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe làn da. 
  • Các loại thực phẩm giàu omega-3 giúp tăng cường khả năng kháng viêm cho cơ thể. 
  • Nên bổ sung đạm bằng thịt lợn nạc thay thế cho thịt gà, thịt bò hay các loại thịt dễ gây dị ứng. 
  • Thường xuyên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung tinh bột mà không gây ra dị ứng. 

Chế độ chăm sóc phòng ngừa

Để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm da dị ứng ở tay, chân hiệu quả, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống khoa học, người bệnh cũng cần chú ý một số điều quan trọng sau đây: 

  • Không nên tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng da như các dị nguyên từ môi trường bên ngoài, cân nhắc thay đổi công việc hoặc che chắn bảo vệ cơ thể kỹ lưỡng khi tiếp xúc với các chất dị ứng bằng găng tay, ủng hay đồ bảo hộ. 
  • Để loại bỏ chất dị ứng hãy sử dụng xà phòng hay các chất tẩy rửa dịu nhẹ, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tuyệt đối không được dùng các sản phẩm chứa hương liệu hay chất tẩy rửa mạnh. 
  • Hằng ngày đều đặn dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm có chiết xuất từ tự nhiên như dầu dừa, dầu oliu hay các sản phẩm bổ sung kẽm, vitamin C… 
  • Uống nhiều nước, tối thiểu 1.5 – 2 lít nước để duy trì độ ẩm cho làn da. 
  • Cân đối thời gian giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh stress, căng thẳng kéo dài để hạn chế nguy cơ bùng phát viêm da dị ứng ở tay, chân. 
  • Chủ động thăm khám để được thăm khám, tư vấn và chỉ định sử dụng thuốc theo chỉ định của các chuyên gia, bác sĩ. 
  • Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh có dấu hiệu sốt cao, tiêu chảy, nôn mửa, khó thở, nổi mẩn ngứa nặng người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán và xử lý. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm da dị ứng ở tay, chân, không quá khó để cải thiện triệu chứng nhưng lại không dễ chữa trị dứt điểm. Đặc biệt với những người có cơ địa miễn dịch kém và thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên. Do đó ngay khi bệnh vừa mới xuất hiện, bạn nên chủ động thăm khám để được tư vấn, chữa trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Dị ứng nổi mụn khắp mặt và cách điều trị cho hiệu quả nhanh

Dị ứng nổi mụn khắp mặt gây ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ. Nếu không chăm sóc da…

Viêm da dị ứng kiêng gì? Nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm da dị ứng kiêng gì là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Bởi căn bệnh này có thể…

viêm da dị ứng ở mặt

Viêm da dị ứng ở mặt – Hình ảnh nhận biết và cách điều trị hoàn toàn tự nhiên

Viêm da dị ứng ở mặt rất thường gặp do da mặt là vùng da nhạy cảm. Bệnh không chỉ…

Viêm da dị ứng bội nhiễm

Viêm Da Dị Ứng Bội Nhiễm Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Viêm da dị ứng bội nhiễm là biến chứng của viêm da dị ứng do không được chăm sóc và…

viêm da dị ứng thời tiết

Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Viêm da dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da rất nhiều người gặp phải, nhất là khi thời…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *