Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp sau sinh và cách chữa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa luôn là nỗi ám ảnh đối với các chị em phụ nữ, đặc biệt là các sản phụ sau khi trải qua quá trình sinh nở. Vậy nguyên nhân gây ra viêm nhiễm phụ khoa sau sinh là do đâu, những căn bệnh phụ khoa nào thường gặp sau khi sinh? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Bệnh phụ khoa sau sinh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của sản phụ
Bệnh phụ khoa sau sinh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tâm lý của sản phụ

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Bệnh phụ khoa là cách gọi chung các bệnh viêm nhiễm liên quan đến cơ quan sinh dục nữ. Phụ nữ ở mọi độ tuổi đều có khả năng mắc các bệnh phụ khoa, trong đó các chị em sau sinh có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Theo nghiên cứu, những chị em sinh mổ có nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cao gấp 4 lần so với phụ nữ sinh thường.

  • Vết thường vùng kín sau sinh: Trong quá trình sinh con, để thai nhi có thể ra ngoài dễ hơn sẽ tiến hành rạch một đường ở tầng sinh môn, vết rạch này phải cần một thời gian mới có thể lành hẳn. Nếu mẹ không chăm sóc cẩn thận rất dễ dẫn đến viêm nhiễm gây ra các bệnh phụ khoa.
  • Sự sụt giảm estrogen: Sau khi sinh, estrogen trong cơ thể sản phụ bị suy giảm gây khô hạn ở vùng kín, độ pH trong âm đạo bị thay đổi, dễ bị nấm, vi khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Quan hệ tình dục sớm: Sau khi sinh nếu quan hệ quá sớm sẽ khiến vết thương chưa lành hẳn bị viêm nhiễm, gây ra các bệnh phụ khoa có thể lây nhiễm qua đường tình dục. Theo lời khuyên của bác sĩ, mẹ nên quan hệ tình dục 2 tháng sau khi sinh.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách: Vùng kín là khu vực nhạy cảm, cần được vệ sinh cẩn thận. Thói quen thụt rửa vào âm đạo quá sâu, lạm dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc là mặc quần áo quá chật,… khiến vùng kín bị bí bách, gây viêm nhiễm và hình thành nên các bệnh phụ khoa.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Sau khi sinh, sức đề kháng của mẹ yếu dần, thêm việc các sản dịch bị đẩy ra tử dung liên tục. Nếu không vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm.

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh con, sức khỏe của sản phụ chưa được phục hồi dễ đẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng kín gây ra một số bệnh phụ khoa sau sinh. Dưới đây là một số bệnh phụ khoa thường gặp ở các sản phụ sau sinh.

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là căn bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu là do việc vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, khiến các tác nhân có hại như nấm, trùng roi xâm nhập và gây viêm nhiễm. Khi bị viêm âm đạo, các triệu chứng thường gặp là: ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều, có mùi hôi tanh khó chịu, đau rát khi quan hệ,… Khi đi khám sẽ thấy niêm mạc ở âm đạo bị sưng tấy.

Trường hợp bị viêm âm đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra viêm nhiễm, lây lan sang những vùng khác như tử cung, buồng trứng,… Nguy hiểm hơn có thể gây vô sinh, hiếm muộn, ung thử cổ tử cung hoặc ung thư buồng trứng.

Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ sau sinh
Viêm âm đạo là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Sau khi sinh, cổ tử cung của sản phụ có thể bị rách khiến các mô bên trong bị hủy hoại gây ra hiện tượng lộ tuyến. Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì các triệu chứng thường gặp là vùng kín ra nhiều khí hư màu vàng, hôi, ngứa rát âm đạo, có thể nhìn thấy phần lộ tuyến có màu đỏ khi quan sát tử cung.

Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và gây khó khăn cho việc mang thai sau này.

Viêm tử cung

Viêm tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nguyên nhân chủ yếu là do sót rau hoặc là dụng cụ đỡ đẻ không đảm bảo vô trùng tốt. Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm tử cung là ăn uống kém, mất ngủ, sốt cao, đau bụng dưới, ra khí hư nhiều có khi lẫn máu,…

Tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến phạm vi viêm nhiễm lan rộng, gây khó khăn cho việc mang thai sau này. Nguy hiểm hơn là gây sảy thai, sinh non ở những lần mang thai tiếp theo, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Viêm vòi trứng, ống dẫn trứng

Viêm vòi trứng là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh phụ khoa sau sinh. Những tổn thương và viêm nhiễm ở âm đạo nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ phát triển mạnh viêm nhiễm lây lan sang buồng trứng, gây viêm buồng trứng, tắc vòi trứng. Các triệu chứng thường gặp của bệnh là viêm phần phụ, đau tức bụng dưới, đau bụng kinh, khí hư ra nhiều,…

Cách điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Trường hợp mắc các bệnh phụ khoa sau sinh gây ảnh hưởng đến tâm lý, kháng thể và sức khỏe của sản phụ. Khiến chị em mất tự tin, hay lo âu dẫn đến bệnh trầm trọng hơn. 

Khi mắc các bệnh phụ khoa sau sinh, các chị em nên đến các cơ sở y tế, tiến hành thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều trị bằng Tây y

Sau khi sinh các sản phụ không nên sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, chúng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp đặt viên phụ khoa có tác dụng tại chỗ, không khuếch tán trong máu nhiều nên sẽ không ảnh hưởng đến việc cho con bú của các chị em.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị, chị em không được tự ý sử dụng thuốc, nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả cao, không khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Sử dụng thuốc đặt tại chỗ giúp điều trị các bệnh phụ khó, không ảnh hưởng đến quá trình cho con bú
Sử dụng thuốc đặt tại chỗ giúp điều trị các bệnh phụ khoa, không ảnh hưởng đến quá trình cho con bú

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh đó, các chị em cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian giúp điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh rất hiệu quả, an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình cho con bú. Dưới đây là một số phương pháp điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo.

Điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh bằng lá trầu không

Điều trị viêm phụ khoa sau sinh bằng lá trầu không là bài thuốc thường được các mẹ sau sinh sử dụng do hiệu quả mà nó mang lại rất tốt.

Trong lá trầu không có chứa tinh dầu và một số hoạt tính giúp ức chế sự lây lan của vi khuẩn, nấm ở vùng kín. Lá trầu không giàu poly-phenol có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy giúp hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa rất tốt.

Cách thực hiện:

Cách 1:

  • Lấy lá trầu không rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước
  • Lấy nước lá trầu không hòa với nước ấm, thêm một chút muối để tăng hiệu quả kháng khuẩn
  • Dùng nước này để rửa âm đạo, sử dụng khăn mềm lau khô vùng kín
  • Nên thực hiện rửa nhẹ nhàng, hạn chế ngâm quá lâu

Cách 2: 

  • Lấy lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi với lửa nhỏ trong 15 phút
  • Cho thêm ít muối vào hòa tan, đổ ra chậu nhỏ
  • Ngồi ở vị trí cao để nước bốc hơi lên vùng kín khoảng 10 phút, lau khô bằng khăn sạch
  • Cách này giúp vùng kín sạch mồ hôi, ngăn ngừa nấm, vi khuẩn và ngứa ngáy ở vùng kín

Điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh bằng lá lốt

Lá lốt có công dung điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh rất hiệu quả
Lá lốt có công dụng điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh rất hiệu quả

Lá lốt là một trong những bài thuốc dùng để chữa các bệnh phụ khoa sau sinh rất hiệu quả. Các tinh chất bên trong lá lốt giúp ngăn ngừa triệu chứng ngứa ngáy vùng kín và khí hư ra nhiều mùi hôi.

Chuẩn bị:

  • 50 gram lá lốt
  • 40 gram nghệ
  • 20 gram phèn chua

Cách thực hiện:

  • Lá lốt đem rửa sạch, cho vào nồi
  • Đổ nước vào nồi cho ngập lá lốt khoảng 2 đốt ngón tay
  • Đun sôi liu riu 10 – 15 phút rồi lọc lấy nước
  • Để nguội dung dịch rồi sử dụng để rửa âm đạo

Điều trị bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh bằng lá trà xanh

Lá trà xanh được biết đến với công dụng làm đẹp, có tính sát khuẩn giúp vệ sinh vùng kín, vết thương rất hiệu quả. Tinh chất EGCG trong lá trà giúp chống lại nấm men gây ngứa âm đạo và giảm mùi hôi hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà, giã nát, cho vào nồi đun sôi với nước 5 – 10 phút
  • Cho thêm một ít muối để tăng tính sát khuẩn
  • Dùng dung dịch này để rửa vùng kín, sử dụng khăn sạch để lau khô
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày

Lưu ý: Không nên thụt rửa sâu vào âm đạo, chỉ nên rửa bên ngoài vùng kín.

Cách phòng chống các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh

Để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh sau khi sinh, các chị em nên lưu ý những điều sau đây:

Khám phụ khoa sau sinh để đánh giá sức khỏe sản phụ và phát hiện bệnh lý sớm
Khám phụ khoa sau sinh để đánh giá sức khỏe sản phụ và phát hiện bệnh lý sớm
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vùng kín luôn khô thoáng, mặc quần cotton có độ thấm hút cao, không nên mặc đồ quá chật, gây bó sát.
  • Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh, tránh thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo gây tổn thương và nhiễm trùng.
  • Thường xuyên thay băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt.
  • Hạn chế quan hệ vợ chồng ít nhất 2 tháng sau sinh để vết thương có thời gian hồi phục
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại rau củ chứ vitamin B3, B6, B12 để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Mỗi ngày nên ăn 1 hũ sữa chua để tăng lợi khuẩn, căn bằng độ pH bên trong âm đạo.
  • Khám phụ khoa sau sinh để bác sĩ đánh giá tình hình sức khỏe của sản phụ, giúp phát hiện sớm các bệnh lý để có biện pháp điều trị kịp thời

Bệnh phụ khoa sau sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống hàng ngày của sản phụ và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các chị em không nên chủ quan, nếu có những dấu hiệu bất thường nên đi khám bác sĩ để tiến hành điều trị bệnh kịp thời nếu có.

==> Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:49 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:07 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Chữa Viêm Phụ Khoa Bằng Tỏi – Có Nên Áp Dụng Phương Pháp Này?

Hiện tại, việc chữa viêm phụ khoa bằng tỏi được rất nhiều bệnh tin tưởng và áp dụng. Tỏi được…

Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không, đốt khi nào? Viêm lộ tuyến cổ tử cung có nên đốt không, đốt khi nào?

Phương pháp đốt điện chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung là kỹ thuật được áp dụng khi điều trị…

Ung thư cổ tử cung có chữa được không? Bằng cách nào?

Mỗi năm, có hàng triệu ca mắc bệnh ung thư cổ tử cung mới trên toàn cầu và cũng có…

chữa nấm candida bằng lá trầu Chữa nấm candida bằng lá trầu không có khỏi không?

Chữa nấm candida bằng lá trầu không là giải pháp đơn giản và dễ áp dụng. Ngoài ức chế hoạt…

Khám – Chữa tắc vòi trứng ở đâu uy tín, chất lượng?

Tắc vòi trứng là căn bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của chị em phụ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua