Các cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt CẤP TỐC

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Dị ứng sưng phù mặt có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Viêm da dị ứng ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng ở mặt – Hình ảnh nhận biết và cách điều trị hoàn toàn tự nhiên

Viêm da dị ứng kiêng gì? Nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm da dị ứng ở nách có nguy hiểm không? Chữa bằng cách nào?

Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Các loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả, an toàn

Viêm Da Dị Ứng Có Tự Khỏi Được Không? Mất Bao Lâu?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Viêm da dị ứng là căn bệnh da liễu phổ biến, đặc trưng với các triệu chứng ngứa ngáy, khô ráp, đau rát, bong tróc da khó chịu. Việc chữa trị viêm da dị ứng thường mất nhiều thời gian, thậm chí chữa mãi không khỏi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Điều này khiến nhiều người bệnh thắc mắc không biết chữa viêm da dị ứng có tự khỏi được không và mất bao lâu? Cùng tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

Viêm da dị ứng có tự khỏi được không?
Viêm da dị ứng có tự khỏi được không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người bệnh

Viêm da dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm da dị ứng là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng xuất hiện phản ứng viêm nhiễm trên da do cơ thể tiếp xúc với các tác nhân dị ứng. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị viêm da dị ứng, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành, người cao tuổi. Viêm da dị ứng có rất nhiều dạng khác nhau như:

Những biểu hiện của viêm da dị ứng đặc trưng bởi sự xuất hiện của nhiều nốt mẩn đỏ ngứa ngáy, nổi mụn nước li ti, mụn mủ sần sùi. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, đau rát tại vùng da bị dị ứng, có thể bị sốt nhẹ. Sau đó, da khô bong tróc, thậm chí rỉ dịch trên da khiến các tổn thương viêm nhiễm ngày càng lan rộng. 

Các triệu chứng viêm da dị ứng không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng lại phát sinh nhiều ảnh hưởng, phiền toái cho đời sống sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Không những vậy, các nốt mủ, mụn nước vỡ ra do người bệnh cào gãi, chà xát mạnh khiến viêm nhiễm ngày càng nặng, tăng nguy cơ viêm da dị ứng bội nhiễm. Trường hợp bệnh chuyển biến nặng thành mãn tính sẽ rất khó khăn trong việc chữa trị và gây ra các biến chứng như:

Viêm da dị ứng có tự khỏi được không?
Viêm da dị ứng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây phiền toái cho đời sống sinh hoạt, tâm lý của người bệnh
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng máu do virus, vi khuẩn, nấm ăn sâu vào máu, đi theo đường máu lan ra khắp cơ thể. Hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. 
  • Sự tồn tại và phát triển lâu dài của các ổ vi khuẩn, virus trên da sẽ làm phá hủy hàng rào tự nhiên bảo vệ da. Đồng thời, hình thành các vết thương, lở loét, chảy mủ, khô rát, nứt nẻ và chảy máu. 
  • Bản chất của viêm da dị ứng không để lại sẹo, tuy nhiên do trong quá trình điều trị, làn da không được chăm sóc đúng cách, sinh hoạt, ăn uống không điều độ và kéo theo những tổn thương trên da, sau khi khỏi sẽ để lại những tổn thương trên bề mặt, điển hình là sẹo thâm, sẹo rỗ vĩnh viễn khó phục hồi. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của làn da cũng như tâm lý của người bệnh. 
  • Sự xuất hiện của các triệu chứng viêm da dị ứng tại một số bộ phận nhạy cảm, điển hình như xung quanh mắt có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến các dây thần kinh hoặc thị lực của người bệnh, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về giác mạc. 

Bệnh viêm da dị ứng có tự khỏi được không? 

Bệnh viêm da dị ứng có tự khỏi không là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người, thậm chí gây tranh cãi trên các diễn đàn. Theo các chuyên gia hàng đầu về da liễu, viêm da dị ứng là bệnh nhóm tự miễn, có liên quan mật thiết đến hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, cơ địa làn da và gen di truyền nên gần như không thể tự khỏi nếu mắc phải, thậm chí rất khó để chữa trị dứt điểm. 

Các triệu chứng viêm da dị ứng có tính chất dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần, thời gian tái phát không có định giữa các đợt, lần sau càng nặng hơn lần trước và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vừa kể trên. Vì bệnh không thể tự khỏi nên người bệnh cần chủ động thăm khám chẩn đoán và điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ. 

Các biện pháp điều trị hiện nay chủ yếu chỉ có khả năng khắc phục triệu chứng, cải thiện các triệu chứng và ngăn chặn tối đa các biến chứng cũng như nguy cơ bệnh tái phát trở lại. Mặc dù rất khó để chữa khỏi bệnh dứt điểm nhưng việc tuân thủ điều trị theo phác đồ phù hợp cũng đem lại những kết quả rõ rệt, mức độ bệnh và các triệu chứng ngày càng thuyên giảm sau mỗi đợt bùng phát. 

Chữa viêm da dị ứng mất bao lâu?

Thời gian điều trị viêm da dị ứng mất bao lâu cũng là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người. Vì tính chất dai dẳng và dễ tái phát của bệnh nên thời gian chữa trị thường không cố định. Có những trường hợp chỉ 1 – 2 tháng đã chữa hết nhưng cũng có những trường hợp phải mất hơn cả năm để làm thuyên giảm triệu chứng. 

Viêm da dị ứng có tự khỏi được không?
Thời gian chữa viêm da dị ứng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời điểm điều trị, cách chữa cũng như cách chăm sóc hàng ngày

Trên thực tế, thời gian để các biện pháp chữa trị tối ưu nhất ở từng trường hợp bệnh cụ thể là không giống nhau, thời gian này nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Mốc thời điểm phát hiện và điều trị bệnh: Những trường hợp bệnh được phát hiện và điều trị càng sớm thì tỷ lệ chữa bệnh nhanh khỏi càng cao. Ngược lại, càng chủ quan lơ là không chữa bệnh chắc chắn bệnh sẽ càng diễn tiến nặng, chuyển sang giai đoạn mãn tính và khiến bạn mất nhiều thời gian chữa trị, tốn kém tiền bạc và công sức hơn. 
  • Mức độ tổn thương trên da: Thời gian chữa trị viêm da dị ứng lâu hay chậm phụ thuộc phần lớn vào mức độ tổn thương của làn da. Nếu viêm da dị ứng nhẹ, các triệu chứng trên làn da đơn giản sẽ điều trị rất nhanh. Ngược lại, vết thương diễn tiến ngày càng nặng, xuất hiện các vết loét, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập càng khiến bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với viêm da dị ứng bội nhiễm, tổn thương lan rộng trên bề mặt da và khiến bệnh nhân mất rất nhiều thời gian chữa trị. 
  • Phương pháp chữa trị: Nhiều người dù phát hiện bệnh sớm nhưng điều trị không đúng cách cũng sẽ kéo dài thời gian chữa trị. Theo các chuyên gia, việc điều trị bằng các biện pháp hiện đại, điển hình như dùng thuốc Tây đem lại kết quả nhanh chóng và khả quan hơn so với những bài thuốc cổ truyền hay dân gian. Tuy nhiên, hệ lụy đi kèm chính là dễ gây tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe, khiến người bệnh tốn thêm thời gian để khắc phục chúng. 
  • Chế độ chăm sóc, kiêng khem: Ngoài việc dùng thuốc để điều trị các triệu chứng viêm da dị ứng thì chế độ chăm sóc, kiêng khem đúng đắn chính là những yếu tố quan trọng quyết định thời gian chữa khỏi bệnh cũng như hạn chế tái phát hiệu quả. 
  • Các yếu tố khác: Ngoài những yếu tố vừa kể trên thì yếu tố cơ địa dị ứng cũng như khả năng đáp ứng thuốc của từng người cũng ảnh hưởng rất lớn đến thời gian chữa trị bệnh nhanh hay chậm. 

Một số biện pháp chữa trị viêm da dị ứng bạn nên biết

Điều trị viêm da dị ứng đúng phương pháp là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc chữa trị viêm da dị ứng có nhanh khỏi hay không. Dưới đây là một số biện pháp trị bệnh hiệu quả được nhiều người áp dụng:

1. Trị viêm da dị ứng bằng thuốc Tây

Điều trị viêm da dị ứng bằng thuốc Tây luôn là biện pháp được ưu tiên vì đem lại hiệu quả nhanh chóng, tức thì. Nếu chọn đúng thuốc và phù hợp với thể bệnh, cơ địa thể trạng của bệnh nhân thì những tổn thương trên da do dị ứng có thể hồi phục đến hơn 80%. Dưới đây là một số loại thuốc trị viêm da dị ứng thường dùng:

Viêm da dị ứng có tự khỏi được không?
Tuân thủ chỉ định dùng thuốc Tây dạng bôi, dạng uống theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng viêm da dị ứng
  • Nhóm thuốc uống điều trị từ bên trong: Các loại thuốc uống như thuốc kháng sinh, chống dị ứng, kháng histamine, thuốc chống viêm NSAID… có tác dụng cải thiện và kiểm soát các triệu chứng do viêm da dị ứng gây ra như ngứa ngáy, đau rát, phù nề, nổi mẩn đỏ, ức chế viêm nhiễm… 
  • Nhóm thuốc bôi ngoài da: Các loại dược phẩm bôi ngoài da có nhiệm vụ hỗ trợ tăng cường hiệu quả của thuốc uống điều trị từ bên trong. Những sản phẩm này có tác dụng làm dưỡng ẩm sâu, làm mềm da, lấy đi các lớp da chết, hỗ trợ cải thiện triệu chứng, thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào, phục hồi lớp màng tự nhiên bảo vệ da và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Các chuyên gia khuyến khích bệnh nhân nên cân nhắc chọn lựa những loại thuốc bôi, kem dưỡng có chứa corticoid, omega-6, vitamin C, kẽm, lichochalcone A… 

Bên cạnh dùng thuốc, y học hiện đại còn ghi nhận một phương pháp điều trị viêm da dị ứng hiện đại khác chính là quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng). Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp vùng da bị dị ứng tổn thương trên diện rộng, không còn đáp ứng tích cực với những biện pháp điều trị tại chỗ. Quang trị liệu sử dụng công nghệ sử dụng nguồn ánh sáng tia cực tím UVA, UVB để ức chế sản sinh quá mức các tế bào kích ứng da, hỗ trợ săn se vết thương, giảm ngứa, đau rát… hiệu quả. 

2. Chữa viêm da dị ứng tại nhà 

Với những trường hợp bị viêm da dị ứng mức độ nhẹ nhưng lại không có nhu cầu sử dụng thuốc Tây vì e ngại tác dụng phụ có thể cân nhắc một số mẹo chữa tại nhà. Các cách chữa viêm da dị ứng tại nhà thường hướng đến sự an toàn nhưng vẫn đảm bảo đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng như mong đợi. Tuy nhiên, cần lưu ý phương pháp này chỉ thích hợp với những người bị viêm da dị ứng nhẹ, vừa khởi phát bệnh chưa bao lâu. 

Viêm da dị ứng có tự khỏi được không?
Chườm đá là mẹo đơn giản giúp giảm nhanh chóng cơn ngứa ngáy, đau rát trên làn da

Dưới đây là một số mẹo hay bạn có thể tham khảo và áp dụng:

  • Chườm đá hoặc tắm nước mát: Nhiệt lạnh sẽ giúp làm co mạch tại khu vực bị ngứa ngáy do viêm da dị ứng, ức chế lưu lượng máu đến đây và ngăn chặn cơn ngứa ngáy khó chịu. 
  • Quấn gạc ướt: Đây là cách chữa viêm da dị ứng tại nhà khá hiệu quả và đơn giản. Bạn chỉ cần dùng một miếng gạc ướt có thấm chất corticoid và quấn quanh vùng da tổn thương. Khi hoàn thành chỉ cần tháo ra và rửa lại với nước ấm là được. 
  • Lá trà xanh: Trong lá trà xanh giàu chất chống oxy hóa, chất kháng viêm chống khuẩn tự nhiên giúp loại bỏ bụi bẩn, các dị nguyên bám trên bề mặt da và ngăn chặn nhiễm khuẩn lây lan. Mẹo này sẽ đặc biệt hiệu quả nếu người bệnh kiên trì áp dụng mỗi ngày trong khoảng thời gian dài. 
  • Lá trầu không: Lá trầu không được biết đến với khả năng chữa viêm da dị ứng hiệu quả nhờ chứa hàm lượng cao các hoạt chất sát trùng, kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn có thể dùng lá trầu không nấu lấy nước ngâm rửa, tắm hoặc xay nhuyễn với muối rồi đắp trực tiếp lên da. 
  • Tắm bột yến mạch: Yến mạch rất giàu vitamin, khoáng chất cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác tốt cho sức khỏe làn da, không những vậy còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng hiệu quả. Chuẩn bị một bồn nước ấm pha bột yến mạch để tắm và massage nhẹ nhàng mỗi ngày. Không chỉ giúp làm sạch da, giúp da khỏe mạnh mà còn cải thiện rõ rệt các triệu chứng viêm da dị ứng. 

3. Chữa viêm da dị ứng theo Đông y

Chữa trị viêm da dị ứng theo Đông y là phương pháp đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc sau một thời gian sử dụng. Thậm chí có những người dứt điểm bệnh hoàn toàn vì thuốc Đông y vốn có khả năng tác động tận gốc nguồn căn gây bệnh. Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là sự an toàn, lành tính với cơ thể, dù sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này vẫn tồn tại nhược điểm chính là người bệnh phải mất rất nhiều thời gian mới có hiệu quả. 

Viêm da dị ứng có tự khỏi được không?
Chữa viêm da dị ứng theo Đông y là phương pháp hiệu quả và an toàn lành tính với sức khỏe của người dùng

Tùy theo từng thể bệnh viêm da dị ứng mà thầy thuốc, chuyên gia sẽ kê toa bài thuốc Đông y chữa bệnh phù hợp:

  • Bài thuốc thể phong nhiệt: Chuẩn bị các vị thuốc gồm khổ sâm, phòng phong, ngưu bàng tử và mộc thông mỗi loại 12g, 16g sinh địa, 20g thạch cao, 8g tri mẫu và 6g thuyền thoái. Tác các dược liệu thành bột mịn, mỗi lần sử dụng dùng khoảng 8 – 12g pha vào ly nước ấm. Khuấy đều rồi uống hết, dùng 2 lần/ ngày vào buổi sáng và tối. 
  • Bài thuốc thể thấp nhiệt: Chuẩn bị các vị thuốc gồm phục linh, bạch tiễn bì, hoàng cầm, khổ sâm và hoàng bá mỗi thứ 12g, sinh địa, kim ngân hoa và hoạt thạch mỗi loại 20g. 16g đạm trúc diệp. Sắc mỗi ngày 1 thang uống hết trong ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. 
  • Bài thuốc thể mãn tính: Chuẩn bị các vị thuốc gồm sinh địa, thục địa và kinh giới mỗi loại 16g, bạch thược, thương truật, đương quy, địa phu tử và phòng phong mỗi loại 12g, khổ sâm và bạch tiễn bì mỗi loại 8g cùng 6g thuyền thoái. Sắc lấy nước thuốc uống mỗi ngày 1 thang cho đến bệnh khỏi hẳn. 
  • Bài thuốc dùng ngoài da: Bên cạnh các bài thuốc uống, người bệnh cũng cần kết hợp thêm một số bài thuốc ngâm, rửa và bôi ngoài da để cải thiện triệu chứng. 
    • Bài thuốc rửa: Chuẩn bị lá kinh giới và lá vối tươi mỗi thứ 100g. Rửa sạch rồi đun sôi, đổ nước ra chậu, đợi cho nước nguội bớt rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị dị ứng. 
    • Bài thuốc ngâm: Chuẩn bị 10g kinh giới, 20g xà sàng tử, vỏ núc nác và ngải cứu mỗi loại 50g cùng 5g phèn xanh. Đun sôi các dược liệu trên cùng 3 lít nước. Đổ nước ra chậu đợi cho nguội bớt, tiến hành ngâm 10 phút. Thực hiện liên tục 2 – 3 ngày/ lần trong vòng 1 tuần sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt. 
    • Bài thuốc bôi: Chuẩn bị 40g vỏ cây núc nác và 20 nghệ già cùng một ít dầu vừng. Tán các nguyên liệu thành bột, hòa với dầu vừng, trộn lên rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. 

Biện pháp phòng ngừa viêm da dị ứng không tái phát

Viêm da dị ứng rất dễ bùng phát và chuyển biến thành mãn tính. Do đó bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần kết hợp cách chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả bằng các biện pháp sau đây:

Viêm da dị ứng có tự khỏi được không?
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm lành tính, giàu vitamin khoáng chất tốt cho làn da, phục hồi nhanh và hạn chế nguy cơ tái phát
  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng gây kích ứng cho làn da như ngưng dùng mỹ phẩm, các yếu tố dị nguyên từ môi trường bên ngoài như khói bụi, phấn hoa, sợi len dạ, lông động vật, nọc độc côn trùng, nhựa cây thực vật, các loại thực phẩm gây dị ứng, xà phòng, chất tẩy rửa … đang sử dụng hàng ngày. 
  • Vệ sinh, tắm gội sạch sẽ hàng ngày, sau khi tắm phải bôi thuốc hoặc kem dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để giảm nguy cơ cọ sát mạnh vào vết thương. 
  • Tuyệt đối không được gãi mạnh dù có ngứa ngáy dữ dội, vì cơn ngứa chỉ đem lại cảm giác thoải mái tạm thời chứ không thể điều trị khỏi bệnh. Không những vậy, việc cào gãi mạnh còn làm da trầy xước nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm. 
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, kiêng cữ các loại thực phẩm gây kích ứng, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Uống nhiều nước mỗi ngày và điều chỉnh thói quen sinh hoạt để cải thiện triệu chứng, phục hồi sức khỏe làn da nhanh chóng hơn. 
  • Tuyệt đối không nên sử dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ nhằm bảo vệ làn da khỏi các triệu chứng dị ứng. 
  • Ngủ nghỉ đầy đủ, ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, giữ tinh thần lạc quan, tránh stress, vui vẻ và rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, chống lại các tác nhân gây bệnh. 
  • Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, loại bỏ các yếu tố dị ứng như khói bụi, cát đất, lông thú cưng, khói thuốc lá… để cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng và ngăn ngừa tái phát dài lâu. 

Viêm da dị ứng là căn bệnh không thể tự khỏi và bắt buộc phải được chăm sóc, điều trị tích cực bằng các phương pháp chuyên sâu do bác sĩ chỉ định. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh  lý viêm da dị ứng, nên chủ động trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, bác sĩ để được giải đáp cặn kẽ. 

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên tư vấn tại Sống khỏe mỗi ngày

Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên có gần 20 năm kinh nghiệm trong khám chữa các bệnh viêm da. Với nền…

Viêm da dị ứng ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng ở trẻ em có xu hướng phát triển trước khi trẻ được 5 tuổi và sẽ…

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp khiến trẻ ngứa ngáy và khó…

cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt

Các cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt CẤP TỐC

Dị ứng mỹ phẩm trên mặt là vấn đề nhiều chị em phụ nữ gặp phải và không khỏi lo…

Đừng chủ quan khi đột nhiên bị sưng phù mặt

Dị ứng sưng phù mặt có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Sau một đêm ngủ dậy, đột nhiên mặt bị sưng phù. Sau 1-2 ngày vẫn không khỏi. Đừng lơ là,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *