Các cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt CẤP TỐC

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm da dị ứng thời tiết là gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?

Dị ứng sưng phù mặt có nguy hiểm không? Phải làm sao?

Viêm da dị ứng ở mặt – Hình ảnh nhận biết và cách điều trị hoàn toàn tự nhiên

Viêm da dị ứng kiêng gì? Nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Viêm da dị ứng ở trẻ em – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da dị ứng ở nách có nguy hiểm không? Chữa bằng cách nào?

Bác sĩ Lệ Quyên tư vấn chữa bệnh vảy nến, viêm da cơ địa trên Sống khỏe mỗi ngày VTV2

Các loại thuốc bôi viêm da dị ứng hiệu quả, an toàn

10 Cách Chữa Viêm Da Dị Ứng Tại Nhà Hiệu Quả Bất Ngờ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Có rất nhiều cách chữa viêm da dị ứng tại nhà vừa đem lại hiệu quả cao vừa đơn giản, dễ thực hiện như bôi kem giảm ngứa ngoài da, dùng thuốc không kê đơn,chườm lạnh, uống nhiều nước, bôi mật ong hoặc các loại thảo dược tự nhiên. Các phương pháp này chỉ phù hợp với những người bệnh viêm da dị ứng mức độ nhẹ, các triệu chứng vừa phát và không quá nghiêm trọng. 

TOP 10 cách trị viêm da dị ứng tại nhà nhanh khỏi, an toàn

Viêm da dị ứng là bệnh lý ngoài da phổ biến, xảy ra do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một số tác nhân dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất, nọc độc côn trùng, thời tiết, dị ứng thuốc… Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh lại rất dai dẳng, nếu không chữa trị dứt điểm và phòng ngừa sẽ tái đi tái lại rất nhiều lần gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, đặc biệt khiến người bệnh tự ti về ngoại hình. 

Cách chữa viêm da dị ứng tại nhà
Các cách chữa viêm da dị ứng tại nhà phù hợp với người có triệu chứng bệnh nhẹ, khá đơn giản và hiệu quả cao

Bất kỳ vùng da nào trên cơ thể cũng đều có nguy cơ xuất hiện các triệu chứng viêm da dị ứng, phổ biến nhất là ở mặt, quanh mắt, lưng, bụng, tay, chân… Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc ở người lớn có sức đề kháng kém, vệ sinh cơ thể không sạch sẽ…

Y học ghi nhận rất nhiều phương pháp trị viêm da dị ứng, trong đó phổ biến nhất là dùng thuốc Tây, thuốc bôi viêm da dị ứng hoặc thuốc Đông y. Tuy nhiên, với những người chỉ bị viêm da dị ứng nhẹ, các triệu chứng ngoài da chỉ xuất hiện thoáng qua, không quá nặng thì không nhất thiết phải áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu. Thay vào đó chỉ cần người bệnh tích cực chăm sóc da, áp dụng các cách đơn giản để giảm ngứa ngáy, khó chịu dưới đây, bệnh cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm theo thời gian. 

Dưới đây là một số cách trị viêm da dị ứng tại nhà đơn giản người bệnh nên áp dụng ngay:

1. Chườm lạnh hoặc tắm nước mát

Liệu pháp nhiệt lạnh tại vùng da bị viêm da dị ứng giúp các mạch máu tại khu vực này bị co lại, giảm lưu lượng máu đến khu vực này, từ đó giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, xoa dịu vùng da bị tổn thương. Cách này đặc biệt phù hợp với những trường hợp bị viêm da tiếp xúc bởi các tác nhân như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất, mỹ phẩm… 

Khi các cơn ngứa ngáy dị ứng bùng phát, bạn chỉ cần thực hiện theo cách sau:

  • Chườm lạnh: Với những vùng da dị ứng, nổi nốt đỏ và ngứa ngáy phạm vi nhỏ bạn có thể chườm lạnh trực tiếp bằng túi chườm đá hoặc khăn lạnh. Nhiệt lạnh sẽ khiến các mao mạch tại đây co lại, giảm sưng đỏ và ngứa ngáy nhanh chóng. 
  • Tắm nước lạnh: Nếu nổi đỏ, ngứa ngáy trên diện rộng nên tắm nước lạnh thay vì chườm lạnh từng chỗ mất nhiều thời gian. Nước lạnh không chỉ xoa dịu làn da, giảm ngứa ngáy, cảm giác nóng rát mà còn loại bỏ các dị nguyên, làm sạch dầu thừa, bụi bẩn bám trên bề mặt da. 

2. Dưỡng ẩm da

Trường hợp viêm da dị ứng do da quá khô chỉ cần thực hiện dưỡng ẩm da bằng các loại dược phẩm có chứa steroid hoặc chất ức chế calcineurin. Các sản phẩm này sẽ giúp bổ sung chất làm ẩm, duy trì chức năng bảo vệ tự nhiên của hàng rào da, giảm thiểu mức độ nhiễm trùng và ngăn chặn các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài. 

Cách chữa viêm da dị ứng tại nhà
Bôi kem dưỡng ẩm chứa B5 hoặc kẽm có tác dụng dưỡng ẩm sâu, giảm viêm và cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng

Mặc dù là sản phẩm bôi ngoài da nhưng vẫn chứa thành phần dược chất hóa học nên tốt nhất người bệnh cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được tư vấn sử dụng sản phẩm phù hợp. Tùy theo từng vị trí viêm da dị ứng mà loại sản phẩm sử dụng sẽ khác nhau như:

  • Kem dưỡng ẩm chứa B5 hoặc kẽm: Được dùng toàn thân, nhưng thường dùng nhất là do da mặt. Loại kem này có khả năng làm mềm da nhờ cơ chế dưỡng ẩm sâu, xoa dịu làn da bị tổn thương, hạn chế viêm nhiễm, giảm thiểu các triệu chứng và kích thích khả năng phục hồi làn da, tăng cường chức năng của hàng rào bảo vệ da.
  • Dầu tắm chuyên biệt: Ưu tiên chọn các loại dầu tắm có chứa nồng độ axit linoleic cao hoặc dầu tắm chiết xuất hạnh nhân để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Sữa dưỡng thể: Với những người bị khô da toàn thân có thể dùng sữa dưỡng thể body có khả năng dưỡng ẩm sâu, xoa dịu và làm mềm da. Nên chọn những loại có chứa thành phần axit linoleic kèm theo hợp chất lipid để giúp tái lập độ ẩm phù hợp cho làn da. 
  • Dầu gội đầu: Nếu vùng da đầu bị viêm da dị ứng có thể chọn những sản phẩm dưỡng ẩm dưới dạng dầu gội đầu có chứa thành phần axit linoleic và piroctone olamine. Chú ý nên chọn sản phẩm dành riêng cho da khô, da nhạy cảm hoặc dễ dị ứng. 

3. Uống nhiều nước

Với những người đang bị viêm da dị ứng hoặc có cơ địa dễ dị ứng thì việc bổ sung nhiều nước là điều vô cùng cần thiết. Nước sẽ giúp ổn định thân nhiệt, hỗ trợ cơ thể đào thải các độc tố gây phản ứng dị ứng ra khỏi cơ thể. Không những vậy, nước còn giúp da khỏe mạnh, căng mịn, làm chậm quá trình lão hóa và chống lại các tác nhân gây dị ứng, hạn chế tối đa các triệu chứng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu. 

Đặc biệt, nước còn giúp thúc đẩy quá trình mang dưỡng chất đi nuôi dưỡng và tăng cường khả năng tái tạo tế bào, nhờ đó giúp phục hồi nhanh chóng các vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, người bị viêm da dị ứng do thức ăn uống nhiều nước còn giúp bạn giảm cơn nghiện cà phê, nước ngọt có gas, rượu bia hay các loại thuốc có khả năng gây nghiện… phát sinh hiện tượng dị ứng da

Cách uống nước giảm viêm da dị ứng tốt nhất là uống nước thường xuyên nhưng mỗi lần một ít. Tuyệt đối không uống cùng lúc một lượng nước lớn để tránh làm phá vỡ sự cân bằng của nước cùng các chất điện giải trong cơ thể. Trung bình mỗi ngày bạn cần cung cấp 40ml nước cho mỗi kg cơ thể, tương đương 1.5 – 2 lít nước/ ngày. Khuyến khích nên uống nước ấm để tăng cường sự hoạt động cho gan. Các chuyên gia cho biết mỗi buổi sáng uống 1 ly nước ấm sẽ giúp thúc đẩy quá trình vận chuyển máu, thanh lọc, giải độc cơ thể và giúp da khỏe mạnh, sáng mịn.

4. Dùng gạc ướt trị viêm da dị ứng

So với cách uống thuốc trực tiếp, người bệnh viêm da dị ứng mức độ nhẹ có thể chọn cách chữa đơn giản hơn chính là sử dụng gạc ướt. Cách thực hiện không quá khó, chỉ cần dùng một miếng gạc ướt có tẩm chất corticoid, sau đó quấn quanh vùng da bị dị ứng. Nên quấn vào ban đêm, đến sáng tháo ra vệ sinh lại bằng nước sạch, kiên trì thực hiện vài lần sẽ đem lại hiệu quả giảm ngứa, làm mềm da rõ rệt. Cách này còn giúp ngăn việc bạn gãi vết thương trong vô thức. 

Cách chữa viêm da dị ứng tại nhà
Quấn gạc ướt với thuốc corticoid là cách chữa viêm da dị ứng tại nhà khá hiệu quả

5. Chữa viêm da dị ứng bằng nha đam

Dùng nha đam chữa viêm da dị ứng là mẹo dân gian hiệu quả và lành tính đối, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn. Nha đam chứa nhiều vitamin khoáng chất có tác dụng làm ẩm, dịu da, cải thiện tình trạng khô da, nứt nẻ, sưng tấy và ngứa ngáy do dị ứng. Đặc biệt, trong nha đam còn chứa hàm lượng cao hoạt chất chống oxy hóa giúp phục hồi các tổn thương trên da, giảm viêm nhiễm và ngăn ngừa bội nhiễm. 

Cách thực hiện

  • Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ và rửa sạch mủ vàng.
  • Lấy muỗng nạo phần gel nha đam bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương hoặc xay nhuyễn đắp lên, quấn băng gạc lại để cố định. 
  • Thực hiện cách này thường xuyên 3 – 4 lần/ tuần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. 

6. Tắm bột yến mạch

Bột yến mạch là một trong những nguyên liệu tự nhiên tốt cho làn da được nhiều người săn đón, nhất là với chị em phụ nữ. Theo nghiên cứu, trong bột yến mạch rất giàu acid amin, các vitamin, khoáng chất như canxi, magie, sắt, kali… giúp cải thiện các triệu chứng sưng đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. 

Cách thực hiện

  • Dùng bột yến mạch pha vào bồn tắm hoặc chậu nước tắm, khuấy đều cho bột nở ra rồi dùng để tắm rửa. 
  • Khi tắm kết hợp massage nhẹ nhàng, đặc biệt kỹ ở vùng da bị dị ứng. 
  • Sau đó tắm lại bằng nước sạch một lần nữa, thấm khô người và mặc quần áo. 
  • Kiên trì thực hiện cách này không chỉ cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng mà còn giúp làn da mềm mịn, khỏe mạnh hơn. 

7. Bôi mật ong

Mật ong là nguyên liệu có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả và lành tính nên rất phù hợp để dùng chữa trị viêm da dị ứng. 

Cách chữa viêm da dị ứng tại nhà
Mật ong có đặc tính giảm viêm, sát trùng, chống khuẩn, cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng hiệu quả

Cách thực hiện

  • Dùng 3 thìa cafe mật ong nguyên chất, đem đi làm nóng ở nhiệt độ 40 độ C. 
  • Sau đó, pha mật ong với một ít nước sao cho hỗn hợp sền sệt, không quá đặc cũng không quá lỏng. 
  • Bôi hỗn hợp này lên vùng da bị dị ứng, massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong mật ong thẩm thấu vào da.
  • Sau khoảng 10 phút massage rửa lại với nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện cách này liên tục 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

8. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc chữa viêm da dị ứng là mẹo đơn giản hiệu quả ít ai ngờ đến. Trong Đông y, hoa cúc là vị thuốc có tính mát, vị ngọt thanh, hơi đắng nhẹ có công dụng thanh nhiệt, giải độc, an thần, mát gan và tốt cho tuần hoàn máu. Trong đó với khả năng đào thải độc tố nhờ các thành phần tự nhiên, trà hoa cúc giúp cơ thể đào thải các chất gây dị ứng, ngứa ngáy cho làn da. Nhờ đó, giúp cải thiện các triệu chứng dị ứng, xoa dịu làn da, kiểm soát các tổn thương và thúc đẩy tăng cường quá trình bài tiết để da luôn sạch sẽ, dễ chịu, giảm nguy cơ mắc bệnh. 

Cách thực hiện

  • Uống trà hoa cúc: Dùng 15g hoa cúc khô hãm với 100ml nước sôi khoảng 5 phút. Chia nước trà thu được làm 2 phần, uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng thì ngưng lại. Sau đó 1 tuần tiếp tục sử dụng lại để chữa bệnh dứt điểm. 
  • Dùng ngoài da: Phần bã hoa cúc sau khi hãm thành trà không nên vứt vội, hãy tận dụng để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm da dị ứng. Cách này giúp giảm ngứa ngáy và chống khuẩn khá tốt. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp các triệu chứng viêm da dị ứng thuyên giảm hoàn toàn.

9. Dùng hành hoa giảm dị ứng da

Hành hoa không chỉ là gia vị quen thuộc hàng ngày mà nó còn được y học dân gian ghi nhận là nguyên liệu chữa viêm da dị ứng cực kỳ tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong hành hóa có chứa nhiều hoạt chất như flavonoids, zeaxanthin… có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn và giảm viêm, nhờ đó kiểm soát tình trạng viêm và cải thiện triệu chứng rõ rệt sau vài lần sử dụng. 

Cách thực hiện

  • Dùng 5 nhánh hành hoa, cắt gốc rồi rửa sạch, cắt thành từng khúc.
  • Cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước, cho thêm vài hạt muối biển. 
  • Khi nước sôi già thì tắt bếp, đổ nước ra chậu, đợi cho nguội bớt rồi dùng để rửa vùng da bị tổn thương. 
  • Thực hiện ngày 1 – 2 lần, liên tục thường xuyên cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. 

10. Dùng thuốc không kê đơn

Bên cạnh áp dụng các biện pháp vừa kể trên, người bệnh viêm da dị ứng cũng có thể dùng một số loại thuốc kháng histamine H1 thuộc nhóm không kê đơn để cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả. Thuốc kháng histamine có tác dụng giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng. Trong đó thuốc không kê đơn là loại thuốc có thể sử dụng mà không cần toa kê đơn của bác sĩ.

Cách chữa viêm da dị ứng tại nhà
Dùng các loại thuốc kháng histamine không kê đơn giúp giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng

Thuốc kháng histamine H1 chữa viêm da dị ứng không kê đơn được chia làm 2 loại gồm thuốc thế hệ 1 và thế hệ 2: Điển hình như một số loại thuốc sau:

Thuốc kháng histamine không kê đơn thế hệ 1

  • Chlorpheniramine (Chlor-Trimeton)
  • Diphenhydramine (thuốc dị ứng Nytol, Benadryl, Sominex)
  • Doxylamine (Vicks NyQuil, Alka-Seltzer Plus thuốc cảm uống ban đêm)
  • Brompheniramine (Thuốc dị ứng Elixir và thuốc cảm Dimetapp)
  • Dimenhydrinate (Dramamine)

Thuốc kháng histamine không kê đơn thế hệ 2

  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Loratadine (Alavert, Claritin)
  • Fexofenadine (Allegra)

Lưu ý: Mặc dù là thuốc không kê đơn chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời nhưng người bệnh cần sử dụng theo đúng liều lượng khuyến cáo. Tuyệt đối không tự ý tăng liều hay lạm dụng quá mức trong thời gian dài để tránh những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Những điều cần lưu ý khi chữa viêm da dị ứng tại nhà

Chữa trị viêm da dị ứng tại nhà là những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng. Để đạt được những hiệu quả tích cực từ các biện pháp vừa kể trên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cách chữa viêm da dị ứng tại nhà
Vệ sinh cơ thể kỹ lưỡng bằng cách tắm gội thường xuyên để giảm viêm nhiễm, cải thiện hiệu quả các triệu chứng viêm da dị ứng
  • Những cách chữa viêm da dị ứng tại nhà hầu như chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng đơn giản, vừa khởi phát chưa lâu. Với những trường hợp bệnh viêm da dị ứng nặng, mãn tính gần như sẽ không hiệu quả, bắt buộc phải can thiệp điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Với các cách chữa bằng mẹo dân gian, sử dụng thảo dược hay các nguyên liệu tự nhiên cần hết sức chú ý quan sát phản ứng của làn da. Nếu tổn thương ngoài da là vết thương hở tránh sử dụng để ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm. 
  • Giữ gìn vệ sinh làn da kỹ lưỡng, đặc biệt là vùng da bị viêm nhiễm do dị ứng để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát. 
  • Mặc quần áo rộng rãi, không bó sát, tránh các hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi hay dùng các loại thực phẩm có chứa thành phần dị ứng. 
  • Nếu tự áp dụng các cách điều trị tại nhà khoảng 3 ngày nhưng không khỏi hãy đến bệnh viện da liễu để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 

Trên đây là gợi ý 10 cách chữa viêm da dị ứng tại nhà hiệu quả được đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Hy vọng những cách trị bệnh này sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong việc cải thiện các triệu chứng viêm da dị ứng, đẩy lùi bệnh tật và có làn da khỏe mạnh, phòng ngừa tái phát lâu dài. Mọi thông tin chỉ mang tính tham khảo, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các cách trị viêm da dị ứng, người bệnh vui lòng trao đổi trực tiếp với chuyên gia để được tư vấn kỹ hơn. 

Có thể bạn quan tâm

Viêm Da Dị Ứng Tiếp Xúc Có Lây Không? Cách Trị Dứt Điểm

Viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không là nỗi lo lắng của hầu hết các bệnh nhân, do…

Viêm da dị ứng ở tay, chân

Viêm Da Dị Ứng Ở Tay, Chân: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Viêm da dị ứng ở tay, chân là một dạng tổn thương tại vùng da tay, da chân do dị…

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

Viêm da dị ứng ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý thường gặp khiến trẻ ngứa ngáy và khó…

Bệnh viêm da dị ứng – Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Viêm da dị ứng chiếm 40% số trường hợp điều trị bệnh về da, là một bệnh lý tổn thương…

cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt

Các cách chữa dị ứng mỹ phẩm trên mặt CẤP TỐC

Dị ứng mỹ phẩm trên mặt là vấn đề nhiều chị em phụ nữ gặp phải và không khỏi lo…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *