Viêm bàng quang là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Viêm bàng quang là một trong những bệnh lý về hệ tiết niệu phổ biến hiện nay. Bệnh không chỉ biểu hiện với những triệu chứng khó chịu mà còn là tiền đề phát triển một số biến chứng nguy hiểm. Bệnh cần được điều trị kịp thời để phòng ngừa viêm bàng quang cấp cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. 

Viêm bàng quang là gì?

Bàng quang là nơi chứa đựng nước tiểu sau khi được thận lọc và bài tiết ra. Nước tiểu sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể thông quá đường niệu đạo. Bên cạnh đó, bàng quang còn đóng có nhiệm vụ dự trữ nước tiểu cho cơ thể. 

Viêm bàng quang
Viêm bàng quang là một trong những bệnh lý về đường tiết niệu phổ biến với tỷ lệ mắc cao

Viêm bàng quang là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở khu vực bàng quang hay còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong đó, nguyên nhân chính gây bệnh là một số loại vi khuẩn tấn công vào bàng quang, điển hình là vi khuẩn escherichia coli, nấm Candida, Chlamydia… gây ra. 

Theo các chuyên gia, bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, trong đó phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn nam giới. Việc điều trị viêm bàng quang phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây ra bệnh. Đa số các trường hợp bị viêm bàng quang khi phát hiện đều ở giai đoạn cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nhiễm trùng thận, suy thận cực kỳ nguy hiểm. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang

Theo các chuyên gia, viêm bàng quang nói riêng hay các bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu nói chung đều là do sự tấn công gây hại của các loại vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài qua đường niệu đạo. Cấu tạo hệ tiết niệu thông thường sẽ có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn, không chỉ vậy ngay cả nước tiểu cũng có đặc tính chống khuẩn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. 

Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch không đủ mạnh để chống lại sự tấn công mạnh mẽ kèm theo những tổn thương trong niệu đạo chính là con đường xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn E. Coli, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng…

Ngoài nhiễm khuẩn thì còn một số nguyên nhân gây viêm bàng quang khác không phải do vi khuẩn như:

  • Phản ứng thuốc: Nhiều người bệnh xuất hiện triệu chứng viêm bàng quang được xem như một dạng phản ứng với các loại thuốc trong điều trị hóa trị. Một số loại thuốc có nguy cơ gây viêm bàng quang cao như thuốc có chứa cyclophosphamide hoặc ifosfamide. 
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Tính chất công việc hoặc môi trường sống bắt buộc tiếp xúc nhiều hóa chất là một trong những nguyên nhân gây ra viêm bàng quang. Ngoài ra, việc để cơ quan niệu đạo tiếp xúc với những loại xà phòng, dung dịch hóa chất quá đậm đặc tạo nhiều bọt cũng có thể khởi phát bệnh. 
  • Vệ sinh vùng kín sai cách: Thực hiện sai cách vệ sinh vùng kín, lau rửa ngược chiều từ sau ra trước khiến vi khuẩn ở hậu môn dễ dàng đi vào trong niệu đạo. 
  • Đặt ống tiểu hoặc vòng tránh thai: Thực hiện đặt ống tiểu hay vòng tránh thai quá thường xuyên khiến niệu đạo dễ bị viêm nhiễm dọc theo đường tiết niệu gây ra viêm bàng quang. 
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Những người có đời sống tình dục phóng túng, không sử dụng biện pháp an toàn và không chung thủy một vợ một chồng là những yếu tố nguy cơ lây nhiễm gây ra viêm bàng quang cùng hàng loạt các bệnh lý lây qua đường tình dục khác. 
  • Thường xuyên nhịn tiểu: Nhịn tiểu là thói quen xấu gây hại cho sức khỏe. Nước tiểu không được đào thải ra khỏi cơ thể khi có nhu cầu sẽ ứ đọng trong thận gây thận ứ nước, tích tụ lâu ngày trong bàng quang gây ra viêm nhiễm. 
  • Suy giảm estrogen: Phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh khiến cho lượng estrogen trong cơ thể giảm nhanh, lớp niêm mạc niệu đạo dần mỏng hơn và dễ gây ra những tổn thương, viêm nhiễm. Sau khi mãn kinh, lượng chất nhầy ở vùng âm đạo cũng giảm nên nguy cơ bị viêm bàng quang càng cao hơn. 
Viêm bàng quang
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm bàng quang là do bàng quang bị nhiễm khuẩn

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, bệnh viêm bàng quang còn được xem là một trong những triệu chứng của một số bệnh lý như viêm bàng quang kẽ, sỏi thận, tiểu đường, tăng huyết áp, viêm tiền liệt tuyến cùng các bệnh can hệ đến tủy sống thùy phải. 

Triệu chứng nhận biết điển hình của bệnh viêm bàng quang

Khi nhắc đến bệnh viêm bàng quang chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến những khó chịu do các triệu chứng bất thường khi tiểu tiện. Và bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần gặp phải những triệu chứng này. Theo đó, tùy thuộc vào bệnh đang phát triển đến giai đoạn nào mà các triệu chứng sẽ khác nhau. Bệnh được chia làm 2 thể là thể cấp tính và thể mạn tính. 

Viêm bàng quang cấp tính

Viêm bàng quang cấp tính là tình trạng viêm bàng quang xảy ra bất thường đột ngột. Nguyên nhân chính là do vi khuẩn gây ra hay còn là bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Thường thì phụ nữ là đối tượng dễ bị viêm bàng quang cấp tính hơn nam giới do cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ cụ thể là niệu đạo nằm rất gần với ống dẫn tiểu nên những mầm bệnh trong hậu môn dễ dàng di chuyển vào trong bàng quang. 

Một số triệu chứng điển hình của viêm bàng quang cấp tính như:

  • Nước tiểu thay đổi bất thường: Có màu đục, mùi hôi tanh, nổi bọt và thỉnh thoảng có lẫn máu nếu là bệnh viêm bàng quang xuất huyết. 
  • Rối loạn tiểu tiện: Người bệnh gặp khó khăn trong quá trình tiểu tiện, có cảm giác buồn tiểu liên tục, lượng nước tiểu ít, tiểu rát, đau nhức. 
  • Sốt: Đi kèm theo đó là cảm giác ớn lạnh, rùng mình và sốt nhẹ. 
  • Ngoài ra, trẻ em thì thường xuyên tè dầm vào ban ngày, người lớn thì đau nặng vùng bụng dưới, đau lưng, chuột rút, và luôn có cảm giác bàng quang chứa đầy nước tiểu…
Viêm bàng quang
Bất thường về nước tiểu cũng như quá trình tiểu tiện là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang mạn tính

Người bệnh bị viêm bàng quang cấp tính không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển tiếp sang giai đoạn mạn tính trong thời gian ngắn. Bệnh biểu hiện với một số triệu chứng như:

  • Thành bàng quang dày lên và xơ hóa bàng quang. 
  • Bàng quang mất đi độ đàn hồi vốn có, làm giảm khả năng co bóp để đào thải nước tiểu ra ngoài. 
  • Đau nhức vùng bụng dưới, xương chậu, xương mu căng tức khó chịu. 
  • Đau nhức lưng mức độ nặng do số lượng bạch cầu tăng cao khi suy giảm chức năng bàng quang bị suy giảm.
  • Đau đớn khi quan hệ. 
  • Nước tiểu có lẫn máu, màu đục, sốt
  • Tiểu rắt, tiểu són, nước tiểu ngắt quãng không thành dòng, đau rát khi tiểu. 
  • Nước tiểu đầy trong bàng quang khiến người bệnh khó chịu, xuất hiện từng đợt ớn lạnh, đau buốt. 

Viêm bàng quang xuất huyết

Ngoài 2 dạng bệnh chủ yếu trên thì bệnh viêm bàng quang xuất huyết cũng có rất nhiều người mắc phải. Nguyên nhân gây bệnh là do thuốc cyclosporin, cyclophosphamide, nhiễm độc tố, phóng xạ… làm tổn thương mạch máu và các tế bào biểu mô trong bàng quang. 

Một vài triệu chứng của bệnh viêm bàng quang xuất huyết như:

  • Nước tiểu có lẫn máu, vài trường hợp có xuất hiện khối máu đông. 
  • Mất kiểm soát tiểu tiện, khó tiểu, tiểu rát buốt. 
  • Tiểu nhiều vào ban đêm 
  • Thiếu máu và đau bụng gây nhiều mệt mỏi
  • Nhiễm trùng cơ quan bàng quang

Ngoài ra, dựa vào các triệu chứng kể trên mà bác sĩ có thể phân biệt được bệnh viêm bàng quang với các bệnh lý khác như: viêm niệu đạo, viêm âm đạo, viêm đài bể thận… Những triệu chứng viêm bàng quang ở nữ giới cũng có những điểm khác biệt so với nam giới. 

Cách chẩn đoán bệnh viêm bàng quang hiện nay

Nếu xuất hiện những triệu chứng như vừa kể trên thì người bệnh phải sớm thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán chính xác loại bệnh, nguyên nhân gây bệnh và tư vấn điều trị phù hợp. Việc chẩn đoán xác định bệnh chủ yếu dựa vào các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng. 

Viêm bàng quang
Siêu âm, chụp X – quang là những biện pháp chẩn đoán viêm bàng quang phổ biến

Lâm sàng

  • Có biểu hiện tiểu rát, tiểu rắt, tiểu ra máu hay mủ cuối bãi hay không. 
  • Có hay không triệu chứng đau nhẹ vùng trên của khớp mu trong trạng thái bàng quang căng trướng. 
  • Thường sốt nhẹ dưới 38 độ C hoặc không sốt.

Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm nước tiểu: Đây là xét nghiệm cần thiết trong chẩn đoán bệnh, kết quả này sẽ là cơ sở để bác sĩ đánh giá xem người bệnh có bị nhiễm trùng bàng quang hay không. Cụ thể, lượng bạch cầu niệu dương tính ≥ 104 bạch cầu/ml và có sự xuất hiện của bạch cầu đa nhân thoái hóa; Lượng vi khuẩn niệu ≥ 105/ml nước tiểu và không có protein niệu
  • Siêu âm, chụp X – quang: Hình ảnh thu được từ siêu âm và chụp X – quang sẽ giúp bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh viêm bàng quang có phải xuất phát từ những tổn thương bên trong hay không. 
  • Nội soi bàng quang: Phương pháp này chỉ áp dụng cho những người chưa từng có tiền sử bệnh viêm bàng quang. Bác sĩ sẽ sử dụng một thiết bị ống dài và mỏng có gắn đèn và camera để nội soi bên trong bàng quang. Đồng thời, lấy mẫu tế bào trong đó để tiến hành phân tách và xét nghiệm. 

Lưu ý: Chẩn đoán viêm bàng quang sẽ không áp dụng phương pháp xét nghiệm máu vì lượng bạch cầu trong máu không thay đổi dù mắc bệnh. 

Bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Cũng tương tự các bệnh lý viêm nhiễm khác, viêm bàng quang không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

1. Nhiễm trùng thận, suy thận

Nhiễm trùng thận hay còn được gọi là viêm bể thận. Nếu không được can thiệp xử lý điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận cực kỳ nguy hiểm. Cả trẻ nhỏi và người lớn đều có thể gặp phải biến chứng này do bỏ qua những triệu chứng của viêm bàng quang hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác. 

2. Nước tiểu có lẫn máu

Bệnh viêm bàng quang mức độ nặng có thể khiến cho người bệnh đi tiểu ra máu. Đây vừa là dấu hiệu có sự xuất hiện của vi khuẩn vừa là dấu hiệu cảnh báo mức độ nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây xuất huyết kéo dài, dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng. 

3. Bàng quang tăng hoạt

Viêm bàng quang
Viêm bàng quang không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tình trạng viêm nhiễm bàng quang kéo dài hoặc thường xuyên tái phát sẽ tác động trực tiếp lên bàng quang, dây thần kinh bàng quang khiến bàng quang bị kích thích. Biểu hiện điển hình là người bệnh đi tiểu thường xuyên do bàng quang không còn khả năng chứa nhiều nước tiểu. 

4. Tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn

Nam giới bị viêm bàng quang dễ biến chứng đến cơ quan sinh dục do đường bài tiết nước tiểu cũng chính là đường xuất tinh. Các vị trí dễ bị nhiễm trùng lây lan như ống dẫn tinh, tinh hoàn, mào tinh… Không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm giảm khả năng sinh sản của nam giới, thậm chí là vô sinh hiếm muộn. 

Ngoài ra, bệnh viêm bàng quang cấp cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm trùng huyết nguy hiểm. 

Các phương pháp điều trị bệnh viêm bàng quang

Phương pháp điều trị bệnh viêm bàng quang phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh ở thời điểm hiện tại. Nguyên tắc điều trị bệnh viêm bàng quang như sau:

  • Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra viêm bàng quang để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 
  • Ưu tiên điều trị triệu chứng trước để giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh thông qua thuốc kháng sinh diệt khuẩn. 
  • Uống càng nhiều nước càng tốt để hỗ trợ đào thải vi khuẩn ra ngoài. 

Điều trị nội khoa

Sau khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán cho thấy viêm bàng quang đang ở giai đoạn cấp tính, triệu chứng chưa phức tạp, không có biến chứng thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt các ổ khuẩn đang trú ngụ trong bàng quang. 

Đồng thời, một số loại thuốc giảm đau, thuốc tiêu viêm cũng được kê đơn kết hợp để hỗ trợ làm lành vết thương, ổn định hệ tiết niệu cũng như duy trì chức năng bài tiết nước tiểu của bàng quang, phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. Tùy vào thể bệnh viêm bàng quang cũng như đối tượng mắc bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc và liều thuốc khác nhau. 

Viêm bàng quang
Dùng kháng sinh là biện pháp được ưu tiên trong điều trị bệnh viêm bàng quang

Một số loại thuốc được kê đơn phổ biến nhất trong điều trị viêm bàng quang như amocillin, ciprofloxacin, nitrofurantoin, sulfamethoxazole và trimethoprim…

Đối với thuốc kháng sinh bắt buộc phải sử dụng trên 7 ngày để tiêu diệt hoàn toàn các ổ khuẩn. Trong đó, điển hình là bệnh viêm bàng quang tái phát sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh 15 – 20 ngày. Đối với phụ nữ đã mãn kinh có thể được chỉ định dùng bổ sung các loại thuốc estrogen dạng kem.

Lưu ý: Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa được chẩn đoán bệnh, đặc biệt là không mua thuốc tùy tiện ở ngoài vì sai thuốc, sai liều sẽ càng đẩy nhanh quá trình suy thận, xuất hiện sỏi thận, nhiễm trùng thận… Vì vậy, tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ là cách tốt nhất để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Điều trị ngoại khoa

Can thiệp phẫu thuật là phương pháp được chỉ định điều trị trong những trường hợp viêm bàng quang mức độ nặng, giai đoạn mạn tính với triệu chứng tắc nghẽn cổ bàng quang hoặc có sỏi trong bàng quang. 

Biện pháp phổ biến và dễ dàng nhất là phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu để loại bỏ sỏi trong bàng quan hay niệu quản một cách an toàn. Đồng thời, những can thiệp ngoại khoa lên bàng quang cũng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả, không để lại sẹo và nhanh phục hồi hơn. 

Ngoài ra, tại một số bệnh viện, cơ sở y tế thực hiện điều trị viêm bàng quang bằng liệu pháp CRS. Đây là liệu pháp kết hợp giữa sóng âm và thuốc thẩm thấu để tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm… trên diện rộng. Đồng thời, kích thích tái tạo niêm mạc mới, phục hồi chức năng của bàng quang, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể. 

Viêm bàng quang
Can thiệp phẫu thuật là biện pháp điều trị cho những trường hợp viêm bàng quang mức độ nặng mạn tính

Một số điều cần lưu ý trong điều trị và chăm sóc phòng ngừa viêm bàng quang

Có thể thấy, bệnh viêm bàng quang gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc, chủ động thay đổi những thói quen xấu sẽ giúp hỗ trợ kiểm soát phần nào tình trạng bệnh. 

  • Để cải thiện các triệu chứng khó chịu của viêm bàng quang xảy ra đột ngột, bạn có thể chườm nóng hoặc ngâm mình vào bồn tắm nước ấm từ 10 – 15 phút, từ 1 – 2 lần/ tuần. Phương pháp này vừa tốt cho sức khỏe, giảm đau nhức vừa giúp thư giãn, tinh thần thoải mái hơn. Lưu ý nếu bị nhiễm trùng đường tiểu thì hãy tắm đứng thay vì tắm bồn. 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là từ 1.5 lít trong vòng 24 giờ. Chất lỏng sẽ hỗ trợ kích thích bàng quang của người bệnh theo hướng tích cực. Lưu ý chỉ sử dụng nước lọc, nước sôi để nguội, nước mát được nấu từ các loại lá mát hoặc nước ép trái cây. Tuyệt đối không sử dụng cà phê, rượu bia. 
  • Giữ vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng, sử dụng nguồn nước sạch và dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa dịu nhẹ. Chỉ vệ sinh cơ quan sinh dục bên ngoài và không thụt rửa quá sâu để bảo vệ các lợi khuẩn thường trú. 
  • Hạn chế việc quan hệ khi bị viêm bàng quang để tăng hiệu quả điều trị cũng như tránh gây lây nhiễm cho đối phương. Nếu quan hệ cần chú ý vệ sinh kỹ càng trước và sau. Khuyến khích đi tiểu ngay sau khi quan hệ để tống xuất vi khuẩn ra khỏi niệu đạo, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm. 
  • Thay nội y hằng ngày, ưu tiên đồ lót có chất liệu thấm hút tốt và vừa vặn để tránh không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 
  • Tuyệt đối không nhịn tiểu và không ngồi một chỗ quá lâu.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối và tuân thủ thực hiện một lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe nói chung và phòng tránh bệnh viêm bàng quang nói riêng. 
Viêm bàng quang
Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp làm loãng nước tiểu và kích thích bàng quang hoạt động tốt hơn

Tóm lại, viêm bàng quang là bệnh lý rất đáng lo ngại, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến chức năng bài tiết, chức năng sinh sản, thậm chí là gây tử vong. Vì vậy, hãy chủ động thăm khám, tiếp nhận điều trị và phòng ngừa thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để có một sức khỏe và chức năng bàng quang tốt. 

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm

Ngày đăng 00:35 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:33 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bàng quang là gì, nằm ở đâu? Cấu tạo và chức năng

Bàng quang là cơ quan có chức năng chứa nước tiểu nằm sau khớp mu và ngay dưới phúc mạc…

thuốc trị viêm bàng quang Các loại thuốc trị viêm bàng quang và thông tin cần biết

Viêm bàng quang là căn bệnh rất phổ biến, dễ xảy ra ở mọi đối tượng với nhiều triệu chứng,…

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối: Dấu hiệu, điều cần biết

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối hay ung thư bàng quang giai đoạn 4 là mức độ nặng nhất…

U bàng quang lành tính là gì? Thông tin cần biết

U bàng quang lành tính phát triển do sự tăng sinh bất thường của các tế bào trong bàng quang…

Các bài thuốc nam, dân gian điều trị ung thư bàng quang

Trị ung thư bàng quang bằng các bài thuốc nam lưu truyền trong dân gian có độ an toàn cao…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Từng sử dụng rất nhiều biện pháp loại bỏ sỏi nhưng không thành công, ông chú U50 đã loại bỏ hoàn toàn viên sỏi 20mm chỉ sau 1 liệu trình- KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. Xem Ngay!
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua