Vi khuẩn hp có chữa khỏi được không, bằng cách nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Vi khuẩn Hp xuất hiện trong dạ dày khiến người bệnh đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, chán ăn, đầy bụng, cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa,… Vậy vi khuẩn hp có chữa khỏi không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này.

vi khuẩn hp có chữa khỏi không
Vi khuẩn Hp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không?

Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Sở dĩ loại vi khuẩn này có thể tồn tại một thời gian dài trong môi trường dạ dày là do chúng tiết ra enzyme Urease (enzyme này giúp trung hòa lượng axit trong cơ thể).

Thực tế, những tổn thương bên trong của dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra có từ rất lâu nhưng tiến triển tương đối chậm. Đó là lý do vì sao mà bệnh nhân mắc phải căn bệnh này trong thời gian dài mà không phát hiện được bệnh. Thậm chí, nhiều người phải mất 30 năm mới phát hiện ra các triệu chứng bệnh.

Vi khuẩn Hp có thể chữa trị khỏi nếu người bệnh áp dụng đúng phương pháp cũng như thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để người bệnh sử dụng ít nhất 2 tuần. Đồng thời, duy trì thời gian điều trị trong khoảng 4 – 8 tuần.

Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp rất dễ kháng thuốc nên bệnh nhân cần chú ý tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra. Ngoài ra, người bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học. Mặt khác, bệnh nhân không nên quá căng thẳng, lo lắng, thức khuya,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị bệnh.

Thuốc dân tộc chữa vi khuẩn HP

Vi khuẩn Hp chữa khỏi bằng cách nào?

Bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp rất dễ bị ung thư dạ dày nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Mục tiêu điều trị vi khuẩn Hp là giảm yếu tố viêm loét, tăng cường bảo vệ dạ dày. Tùy thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống của từng người mà mức độ nhiễm vi khuẩn Hp khác nhau. Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan, xem thường căn bệnh này.

Việc điều trị vi khuẩn Hp cho người bệnh bằng cách nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Điều trị dự phòng ung thư dạ dày được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày, polyp dạ dày,… Trường hợp này, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) trong thời gian kéo dài.

vi khuẩn hp có chữa khỏi không
Một số loại thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp

Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày và kèm theo tình trạng thiếu máu nhưng có nguyện vọng muốn diệt trừ vi khuẩn HP dạ dày sẽ có phác đồ điều trị bệnh riêng. Người bệnh sẽ được kết hợp điều trị với 4 loại thuốc trong 2 tuần. Bên cạnh đó, các loại thuốc ức chế tiết axit dạ dày cũng được chỉ định sử dụng trong suốt quá trình điều trị.

Bệnh nhân nên biết là sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ra rất nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy, rối loạn vị giác, lưỡi đen, phân đen,… Bên cạnh đó, vi khuẩn Hp rất dễ lây lan sang người khác thông qua đường miệng, đường phân, sử dụng các vật dụng chung,… Do đó, trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp, bệnh nhan cần phải chú ý những vấn đề này để tránh ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Sau khi sử dụng thuốc, người bệnh sẽ tiến hành test hơi thở để kiểm tra vi khuẩn Hp còn hay không. Khi áp dụng bài kiểm tra này, bệnh nhân sẽ không được sử dụng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào khác trong vòng 4 tuần. Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý dừng tất cả các loại thuốc ức chế axit dạ dày 2 tuần trước khi test hơi thở.

Bài kiểm tra này sẽ giúp kiểm soát lượng vi khuẩn Hp chưa được loại trừ hết sau phác đồ điều trị bệnh đầu tiên. Các vi khuẩn kháng thuốc và chưa được tiêu diệt hết sẽ tiếp tục được điều trị trong đợt tiếp theo. Người bệnh cần biết, trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp, dạ dày sẽ bị tổn thương do quá trình dùng thuốc kháng sinh. Do đó, bệnh nhân cần thực hiện đúng phác đồ của bác sĩ để bệnh nhanh chóng khỏi.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị vi khuẩn Hp là nhóm kháng acid (CaCO3, NaHCO3), thuốc ức chế bơm Proton (Esomeprazole, Omeprazol, Lansoprazol, Rabenprazol), thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Prostaglandine, Sucralfate, Bismuth), kháng sinh diệt vi khuẩn HP (Clarithromycine, Amoxicilline, Metronidazol, Tinidazol), nhóm kháng tiết H2 (Ranitidine, Cimetidin, Nizatidine, Famotidine).

Lối sống lành mạnh giúp kiểm soát vi khuẩn Hp tái phát

Vi khuẩn Hp có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Với những người bệnh mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp, song song với việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau để kiểm soát, tránh vi khuẩn tái phát trở lại.

vi khuẩn hp có chữa khỏi không
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp kiểm soát vi khuẩn Hp
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học với nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn sôi, nấu chín, không được ăn đồ tái
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, vệ sinh nơi ở sạch sẽ
  • Những vật dụng được sử dụng để ăn uống cần được rửa sạch và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn cay, nóng, chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể sử dụng nước ép trái cây để thay thế nước lọc
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để ổn định sức khỏe
  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan, tránh căng thẳng, stress, áp lực công việc
  • Nên có thời gian nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh giải đáp thắc mắc: Vi khuẩn Hp có chữa được không? Vốn dĩ bệnh lý này có thể chữa khỏi nên bệnh nhân cần chủ động tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị bệnh khiến vi khuẩn Hp không khỏi mà phát triển nhiều hơn.

Điều trị ngay để tránh biến chứng do HP gây ra – Kết nối ngay để  nhận tư vấn

Liên hệ chuyên gia

Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 10:23 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:45 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Xét nghiệm vi khuẩn hp dương tính có nguy hiểm không?

Kết quả xét ngiệm dương tính vi khuẩn Hp cho biết bạn đã bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ…

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và thông tin cần biết

Hầu hết bệnh nhân thường không có triệu chứng triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp cụ thể, tuy nhiên nhận…

Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?

Xét nghiệm vi khuẩn Hp được chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc thường xuyên…

Bác sĩ Tuyết Lan đã giúp rất nhiều người khỏi bệnh [REVIEW] Sơ can Bình vị tán triệt vi khuẩn HP, điều trị viêm đau dạ dày hiệu quả

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra viêm đau dạ dày và các vấn đề về dạ dày,…

Mẹ bị nhiễm HP dễ lây cho con, làm sao phòng ngừa?

Hầu hết các mẹ bị nhiễm vi khuẩn HP đều rất lo lắng căn bệnh sẽ lây sang con và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua