Nhổ Răng Không Trồng Lại Có Sao Không? Lời Giải Đáp Chính Xác Nhất

Răng là bộ phận quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Răng sẽ không có khả năng tự phục hồi nếu bị hư hỏng, gãy rụng hay nhổ bỏ, nhất là răng vĩnh viễn. Vậy khi nhổ răng không trồng lại có sao không? Những ảnh hưởng của việc mất răng là gì? Phương pháp nào phục hình răng chủ yếu hiện nay? Hãy theo dõi nội dung sau nếu bạn đang tìm kiếm câu trả lời chính xác.

Nhổ răng không trồng lại có sao không? Một số hậu quả thường gặp

Vì nhiều nguyên nhân khiến bạn phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn như răng sâu nặng có mủ, chấn thương, hoặc do một bệnh lý nào đó. Nhiều người sau khi nhổ răng cho răng việc này sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì thế thường trì hoãn việc trồng mới.

Nhổ răng không trồng lại gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ
Nhổ răng không trồng lại gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ

Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, mất răng càng lâu, hậu quả để lại sẽ ngày càng nghiêm trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ mà còn tạo khoảng trống trên cung hàm dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Cụ thể như:

Gây mất thẩm mỹ

Mất răng không trồng răng có sao không? Ảnh hưởng đầu tiên phải kể đến của mất răng chính là yếu tố thẩm mỹ. Đây cũng là ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất khi bị mất răng. Theo đó sau khi nhổ răng, trên cung hàm sẽ có một khoảng trống lớn. Đối với trường hợp mất răng nanh hay răng cửa, nó sẽ khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Ảnh hưởng khả năng ăn nhai

Như đã nói ngay từ đầu, răng làm nhiệm vụ nhai nghiền nát thức ăn, giúp việc tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Vì thế nếu mất một hoặc nhiều chiếc răng sẽ khiến cho lực nhai của hàm bị giảm sút, thức ăn không được nghiền nát khi đi vào dạ dày sẽ gây ra các bệnh lý đường ruột nghiêm trọng.

Bên cạnh đó khi cắn hoặc ăn nhai mạnh, khu vực nướu bị mất răng sẽ tổn thương, người bệnh thấy khó chịu, đau rát.

Nhổ răng không trồng lại có sao không? Nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng

Nhổ răng không trồng lại có sao không? Vị trí bị mất răng sẽ chỉ còn nướu, nếu bạn đánh răng quá mạnh sẽ khiến khu vực này bị chảy máu, trầy xước. Hơn nữa khoảng trống do mất răng là nơi thức ăn thừa dễ bám vào, lâu ngày hình thành nơi trú ngụ của vi khuẩn. Chúng có thể phát triển và sinh ra nhiều bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi, hôi miệng hoặc làm sâu các răng kế cận, đau răng nổi hạch.

Mất răng tiềm ẩn nguy cơ gây nên bệnh lý răng miệng
Mất răng tiềm ẩn nguy cơ gây nên bệnh lý răng miệng

Nhổ răng không trồng lại có sao không? Mất răng gây phát âm sai

Nhiều trường hợp sau khi mất răng sẽ gặp phải tình trạng phát âm sai những từ như x, s, l, n. Với những người mất răng cửa, vấn đề này càng dễ nhận thấy. Lúc này phần lưỡi, môi và răng mất đi sự tương tác khiến việc phát âm bị ảnh hưởng lớn.

Nguy cơ thoái hóa xương hàm do mất răng

Mất răng hàm tạo ra khoảng trống trên nướu, lực nhai tác động lên xương hàm sẽ không còn nữa. Từ đó làm cho quá trình sinh trưởng tế bào xương hàm bị giảm đi, lâu dần dẫn tới tiêu hõm và thoái hóa.

Thời gian mất răng càng dài thì mật độ, chất lượng xương hàm thoái hóa càng nhanh. Điều này sẽ dẫn đến một vài biến chứng như:

  • Răng bị di lệch không đúng vị trí: Tại khu vực bị mất răng, các răng khác sẽ dịch chuyển hạ thấp xuống dưới hoặc trồi lên cao hơn. Khớp cắn lúc này bị xáo trộn, ảnh hưởng tới quá trình nhai nghiền thức ăn và khớp thái dương hàm.
  • Lão hóa sớm: Nhổ răng không trồng lại có sao không? Đáp án là gây lão hóa sớm. Bởi phần xương ổ răng bị sụt xuống khiến mô mềm cơ mặt, mô nướu không được nâng đỡ như trước đây, khi đầy đủ răng. Từ đó khiến cho 2 má của bạn hóp vào, tụt nướu, da mặt trở nên chảy xệ, lão hóa sớm. Người bị mất răng sẽ trông già hơn so với tuổi, ảnh hưởng thẩm mỹ nghiêm trọng.
  • Ảnh hưởng quá trình phục hình răng: Xương hàm bị tiêu giảm, răng xô lệch khiến cho quá trình phục hình nha khoa về sau gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là với phương pháp cấy ghép Implant, bởi xương hàm tiêu biến bắt buộc bạn phải ghép xương trước khi cấy Implant. Như vậy vừa tốn chi phí vừa đau đớn.
Nhổ răng không trồng lại có thể khiến khuôn mặt bị lão hóa sớm
Nhổ răng không trồng lại có thể khiến khuôn mặt bị lão hóa sớm

Tác động tới dây thần kinh

Răng hàm dưới là nơi tiếp xúc nhiều với các ống dây thần kinh nên khi bị mất răng sẽ khiến xương hàm thoái hóa nhanh, sụt thấp xuống gần các dây thần kinh. Từ đó tạo ra nhiều khó khăn trong việc cấy ghép phục hình răng sau này.

Không trồng răng có sao không? Ảnh hưởng tới xoang hàm

Răng hàm trên khi bị mất đi, xoang hàm sẽ bắt đầu mở rộng xuống vị trí mất răng hoặc khu vực liền kề. Lúc này xương hàm sẽ bị phá hủy từ trong ra ngoài. Vì thế nếu muốn trồng lại răng người bệnh bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật nâng xoang.

Thời gian thích hợp để trồng răng sau khi nhổ

Các chuyên gia nha kho cho biết, thời gian thích hợp để trồng răng sau khi nhổ tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như thời gian lành vết thương, tình trạng răng miệng cũng như phương pháp phục hình bạn chọn.

Tuy nhiên thông thường sau khi nhổ răng khoảng 3-6 tháng vết thương mới lành lại. Đối với người cao tuổi hoặc có cơ địa yếu, thời gian vết thương lành lại sẽ lâu hơn bình thường. Với phương pháp trồng răng bằng phương pháp làm cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp, người bệnh mất 3 tháng mới có thể trồng răng mới. Phương pháp cấy ghép Implant, người bệnh có thể trồng mới ngay sau khi khổ nếu xương hàm và sức khỏe của bạn ở mức ổn định.

Nhổ răng không trồng lại có sao không? Các phương pháp thực hiện phục hình hiệu quả

Nhổ răng không trồng lại có sao không đã được giải đáp chi tiết ở nội dung phía trên. Thực tế cho thấy việc mất răng gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Vì thế để tránh những hậu quả đáng tiếc, bạn nên trồng răng càng sớm càng tốt. Dưới đây là 3 phương pháp phục hình nha khoa phổ biến nhất hiện nay.

Sử dụng hàm giả tháo lắp phục hình răng đơn giản

Hàm giả tháo lắp có cấu tạo đơn giản, gồm một khung hàm, một nền hàm và răng sứ phục hình. Với những trường hợp người bệnh mất một răng, nhiều răng hoặc nguyên hàm đều có thể sử dụng hàm giả tháo lắp. Lúc này phần răng giả sẽ được cố định thông quá các móc cài làm bằng chất liệu titan an toàn với nướu.

Xem thêm

Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng đã mất đơn giản

Điểm nổi bật ở phương pháp này đó chính là chi phí rẻ, phù hợp với đối tượng người cao tuổi. Thế nhưng hàm giả tháo lắp vẫn tồn tại một số nhược điểm như dễ rơi ra ngoài khi ăn nhai hoặc nói chuyện, tuổi thọ thấp chỉ từ 3-5 năm. Hơn nữa sử dụng hàm giả tháo lắp cũng không thể ngăn cản tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu xảy ra.

Trồng răng tối ưu bằng cấy ghép Implant

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình nha khoa tối ưu nhất hiện nay. Quy trình trồng răng sứ bằng Implant là bác sĩ sẽ sử dụng trụ Implant với chất liệu bằng titanium để cắm trực tiếp vào phần nướu khu vực mất răng. Sau khi trụ Implant tích hợp với xương hàm, bác sĩ sẽ tiếp tục sử dụng khớp nối Abutment để gắn mão sứ lên trên. Như vậy người bệnh đã có một chiếc răng mới giống y răng thật.

Phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như đảm bảo khả năng ăn nhai lên đến 90%, tính thẩm mỹ cao. Với phương pháp này người bệnh sẽ không cần kiêng cữ quá nhiều mà có thể ăn bất cứ loại thực phẩm mình yêu thích. Hơn nữa trụ Implant được cấy thẳng vào xương hàm nên ngăn chặn được tình trạng tụt nướu, tiêu xương.

Ngoài ra, cấy ghép Implant có tuổi thọ cao, trên 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu người bệnh biết cách chăm sóc tốt, quá trình vệ sinh cũng rất đơn giản, nhẹ nhàng.

Phương pháp phục hình nha khoa bằng cầu răng sứ

Nhổ răng không trồng lại có sao không? Răng bị mất nếu không được trồng mới tiềm ẩn nhiều nguy hại như viêm nướu, viêm nha chu, tiêu xương,… Vì thế trồng răng mới là điều bắt buộc để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu.

Ngoài sử dụng hàm giả tháo lắp hay cấy ghép Implant, người mất răng có thể trồng răng bằng phương pháp làm cầu răng sứ. Đối với phương pháp này người bệnh cần mài 2 răng khỏe mạnh bên cạnh răng đã mất để làm trụ nâng đỡ cầu sứ. Răng được mài theo tỷ lệ nhất định để vừa khớp mão sứ bọc lên. Cuối cùng nha sĩ sẽ dùng vật liệu xi măng nha khoa chuyên dụng để cố định cầu sứ với răng.

Cầu sứ gắn cố định lên răng vì thế việc vệ sinh cũng đơn giản như răng thật
Cầu sứ gắn cố định lên răng vì thế việc vệ sinh cũng đơn giản như răng thật

Ưu điểm của phương pháp này là cầu sứ gắn cố định lên răng vì thế việc vệ sinh cũng đơn giản như răng thật, tính thẩm mỹ cao, chức năng ăn nhai khôi phục được khoảng 60%. Một số nhược điểm của làm cầu răng sứ như: Không thể ngăn tình trạng tiêu xương hàm xảy ra; việc mài răng thật kế cận sẽ khiến răng yếu đi không thể khôi phục như ban đầu.

Nói tóm lại mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định. Để biết chính xác đáp án cho câu hỏi không trồng răng có sao không và phương pháp phục hình tốt nhất, làm răng giả có đau không bạn nên đến gặp nha sĩ và nghe tư vấn chi tiết.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi nhổ răng không trồng lại có sao không. Những ảnh hưởng của việc mất răng là điều không thể tránh khỏi, vì thế bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt để tìm phương pháp khắc phục hiệu quả. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bạn đã có cho mình câu trả lời phù hợp.

Bài viết hữu ích

Ngày đăng 09:00 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 17:40 - 07/06/2023
Chia sẻ:
trẻ bị mảng trắng trong miệng Trẻ bị mảng trắng trong miệng – Nguy hiểm nên gặp bác sĩ ngay

Trẻ bị mảng trắng trong miệng là vấn đề phụ huynh cần chú ý, bởi đây có thể là dấu…

Sâu răng có lây không Sâu Răng Có Lây Không? Nếu Có Thì Lây Qua Đường Nào?

Sâu răng có lây không? là vấn đề được nhiều người quan tâm. Sâu răng là một trong những bệnh…

Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy cà tím có tác dụng chữa nhiệt miệng Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Dễ Dàng Nhờ Mẹo Dân Gian

Sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng nghe có vẻ lạ nhưng lại là phương pháp dân gian được nhiều…

Sưng nướu răng cửa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra Sưng Nướu (Lợi) Răng Cửa Do Đâu? Giải Pháp Khắc Phục

Sưng nướu răng cửa là tình trạng không hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể liên quan…

Lá tía tô chữa sâu răng Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Tía Tô Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Cách chữa sâu răng bằng lá tía tô được áp dụng rộng rãi trong phạm vi dân gian vì có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua