Triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Hầu hết bệnh nhân thường không có triệu chứng triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp cụ thể, tuy nhiên nhận biết các dấu hiệu là cách tốt nhất để kiểm tra tình trạng nhiễm khuẩn và có biện pháp điều trị phù hợp. Tham khảo một số thông tin cơ bản và triệu chứng trong bài viết bên dưới.

triệu chứng bị hp dạ dày
Tìm hiểu một số triệu chứng bị Hp dạ dày để có cách khắc phục kịp thời

Một số thông tin cần biết về vi khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp lây nhiễm vào các tế bào của niêm mạc dạ dày, gây ra sự sản sinh độc tố và viêm nhiễm sau đó có thể dẫn đến một loạt các triệu chứng và một số bệnh lý khác trong cơ thể. Tham khảo một số thông cơ bản và dấu hiệu nhiễm Hp để có biện pháp khắc phục hợp lý.

1. Vi khuẩn Hp là gì?

Helicobacter pylori (hay còn gọi là H. pylori hoặc Hp) là một loại vi khuẩn gram âm thường được tìm thấy trong dạ dày. Một số chuyên gia tin rằng vi khuẩn có thể đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của dạ dày và đã tiến hóa thành hình dạng xoắn ốc để xâm nhập vào niêm mạc của dạ dày. Vi khuẩn này được phát hiện vào năm 1982 và các nhà khoa học tin rằng vi khuẩn Hp có thể gây viêm dạ dày mãn tính hoặc loét dạ dày. Ngoài ra, vi khuẩn Hp cũng có liên quan đến sự phát triển của ung thư dạ dày và loét tá tràng.

Vi khuẩn Hp ảnh hưởng đến khoảng 60% người trưởng thành trên thế giới. Tuy nhiên, khoảng 80% người nhiễm khuẩn Hp không có các triệu chứng nhận biết. Do đó hầu hết người bệnh đều không nhận ra tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp. 

2. Nguyên nhân

Hiện tại nguyên chính xác gây lây nhiễm vi khuẩn Hp vẫn chưa được xác nhận. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc nước bọt, hôn môi, chất nôn hoặc phân. Ngoài ra, vi khuẩn Hp cũng có thể lây qua thức ăn hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.

triệu chứng nhiễm hp dạ dày
Vi khuẩn Hp có thể lây truyền từ người này người khác bằng nhiều cách khác nhau

Một số đối tượng dễ nhiễm khuẩn Hp bao gồm:

  • Có điều kiện sống đông đúc
  • Nguồn nước không đảm bảo
  • Sống với người nhiễm vi khuẩn Hp
  • Sống ở một nước đang phát triển
  • Là người da đen gốc Tây Ban Nha hoặc người Mỹ gốc Mexico

3. Biến chứng nhiễm Hp dạ dày

Nhiễm khuẩn Hp dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày. Tuy nhiên, nhiễm trùng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Xuất huyết trong: Điều này thường xảy ra khi vết loét phá vỡ các mạch máu trong cơ thể.
  • Tắc nghẽn: Có thể xảy ra khi một khối u ngăn cản thức ăn rời khỏi dạ dày.
  • Thủng dạ dày: Đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Viêm phúc mạc: Là tình trạng nhiễm trùng phúc mạc hoặc niêm mạc bụng.
  • Ung thư dạ dày: Nhiễm trùng Hp làm tăng nguy cơ đối với một số loại ung thư dạ dày.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP dạ dày

Hầu hết mọi người bị nhiễm khuẩn Hp thường không có bất cứ triệu chứng nào cả. Tuy nhiên, đôi khi nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm loét và gây ra một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

1. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Mặc dù nhiều người nhiễm bệnh có thể không bao giờ gặp bất kỳ triệu chứng nhiễm hp dạ dày nào nhưng đôi khi nhiễm trùng Hp có thể gây ra viêm dạ dày cấp tính. Các triệu chứng liên quan khác bao gồm đau bụng trên, buồn nôn, nôn, đầy hơi, sụt cân và chán ăn.

2. Buồn nôn và nôn

Buồn nôn hoặc nôn là một cảm giác khó chịu và là dấu hiệu cho nhiều tình trạng sức khỏe khác. Buồn nôn và nôn có thể không gây đau nhưng tình trạng này có thể bị suy nhược nếu kéo dài.

Cả buồn nôn và nôn có thể là dấu hiệu nhận biết của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Chẳng hạn như nhiễm khuẩn Hp, bệnh viêm loét dạ dày, ngộ độc thực phẩm, nhiễm virus và nhiễm khuẩn.

triệu chứng hp dạ dày
Thường xuyên buồn nôn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe bao gồm nhiễm khuẩn Hp

3. Đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu có thể gây ra chứng ợ nóng, buồn nôn, ợ hơi, đau bụng trên và đầy bụng. Tình trạng này có thể là triệu chứng nhiễm Hp hoặc một số bệnh lý như viêm loét dạ dày hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Tuy nhiên đôi khi đầy bụng khó tiêu có thể là dấu hiệu ung thư. Do đó, bệnh nhân lớn hơn 55 tuổi gặp phải chứng khó tiêu nên đến bệnh viện kiểm tra để loại trừ các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

4. Đầy hơi

Đầy hơi là tình trạng căng cứng bụng, gây khó chịu và thường có liên quan đến các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc là triệu chứng bị Hp dạ dày. Đầy hơi là một triệu chứng cực kỳ phổ biến có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, bất kể tuổi tác, giới tính. Đôi khi đầy hơi có thể dẫn đến chứng khó thở, rối loạn hô hấp.

5. Ợ hơi

Ợ hơi là tình trạng giải phóng khí từ đường tiêu hóa thông qua miệng. Ợ hơi cực kỳ phổ biến và có thể là triệu chứng nhiễm Hp dạ dày. Tuy nhiên, đôi khi ợ hơi cũng có thể là một tác dụng phụ của một số loại thuốc.

6. Phân có màu đen

Tình trạng phân có màu đen hoặc màu hắc ín có thể liên quan đến tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa trên hoặc là dấu hiệu nhiễm Hp dạ dày. Ngoài ra, nhiễm Hp cũng có thể làm thay đổi tính chất và mùi của phân. Phân có thể bị nát hoặc rắn không đồng nhất và có mùi hăng gây khó chịu.

Đôi khi tình trạng phân màu đen cũng có thể là dấu hiệu của bệnh loét dạ dày, khối u ác tính trong đường tiêu hóa, bệnh rối loạn đông máu hoặc là tác dụng phụ của thuốc chống đông máu. Để biết chính xác nguyên nhân của tình trạng này, hãy đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

7. Loét dạ dày

Loét dạ dày tá tràng có thể là triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp. Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi có một vết vỡ, loét, tổn thương trong niêm mạc dạ dày (loét dạ dày) hoặc phần đầu tiên của ruột non (loét tá tràng). Tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau bụng trên hoặc cảm giác nóng rát.

Các triệu chứng liên quan khác có thể bao gồm ợ hơi, buồn nôn, nôn, chán ăn và sụt cân. Các trường hợp viêm loét dạ dày nghiêm trọng có thể dẫn đến chảy máu và thủng dạ dày.

triệu chứng nhiễm vi khuẩn hp
Nhiễm khuẩn Hp có thể dẫn đến các triệu chứng loét dạ dày tá tràng

8. Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết là tình trạng nôn ra máu từ đường tiêu hóa trên. Nó thường chỉ xảy ra nếu tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp gây loét. Xuất huyết dạ dày được điều trị cấp cứu y tế vì mất máu quá nhiều có thể dẫn đến sốc và tử vong.

9. Chảy máu ở hậu môn

Chảy máu ở hậu môn có thể liên quan đến xuất huyết tiêu hóa dưới hoặc là dấu hiệu nhiễm Hp dạ dày. Đôi khi Hp dạ dày có thể dẫn đến polyp đại trực tràng và gây ung thư.

Các nguyên nhân khác có thể bao gồm bệnh trĩ, viêm túi thừa, ung thư đại trực tràng và bệnh viêm ruột.

10. Mất cảm giác ngon miệng

Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm ham muốn ăn uống có thể là triệu chứng virus Hp. Nhiễm trùng H. pylori khiến một người có cảm giác no sớm dù chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ thức ăn. Do đó, dẫn đến chán ăn, không muốn ăn hoặc ăn không ngon miệng.

Đôi khi, mất cảm giác ngon miệng có thể là triệu chứng của một số vấn để khác liên quan đến tâm thần hoặc thể chất. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến sụt cân nặng và suy dinh dưỡng.

Nhận biết các triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp và tiến hành điều trị sớm là cách tốt nhất để tránh các biến chứng không mong muốn. Do đó, nếu cảm thấy lo lắng hoặc nhận thấy các dấu hiệu như trên, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 12:10 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:11 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Sơ can bình vị tán Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Chuyên Gia Nói Gì? Giá Bao Nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có đến cả trăm bài thuốc chữa bệnh dạ dày, trong đó lựa chọn Đông…

Xét nghiệm vi khuẩn hp dạ dày bằng cách nào, ở đâu tốt?

Xét nghiệm vi khuẩn Hp được chỉ định khi bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày hoặc thường xuyên…

Thuốc Đông có thể điều trị dứt điểm vi khuẩn HP Tâm sự của cô con gái đi tìm thuốc tiêu diệt vi khuẩn HP cho ba

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính gây ra ung thư dạ dày và rất khó tiêu diệt. Với mong…

Vi khuẩn hp có chữa khỏi được không, bằng cách nào?

Vi khuẩn Hp xuất hiện trong dạ dày khiến người bệnh đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, chán ăn, đầy…

HP âm tính là gì? Có cần trị viêm dạ dày hp âm tính?

HP âm tính là tình trạng không nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (xoắn khuẩn sống ký sinh trong dạ dày…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua