Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu nếu kiểm soát tốt thì sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm phát sinh. Điều quan trọng là bạn cần sớm phát hiện bằng cách nắm rõ các dấu hiệu nhận biết.

bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Cần sớm phát hiện và kiểm soát khi bệnh tiểu đường còn ở giai đoạn đầu

Triệu chứng đặc trưng của tiểu đường giai đoạn đầu

Chỉ số đường huyết cao vượt mức cho phép thường sẽ kéo theo rất nhiều triệu chứng phát sinh. Khi bị tiểu đường giai đoạn đầu, bạn có thể gặp phải một số dấu hiệu đặc trưng như sau:

1. Khát nước liên lục

Khi bạn không uống đủ nước hay cơ thể tiết nhiều mồ hôi mà không bổ sung nước kịp thời thì sẽ dễ cảm thấy khát nước. Hoặc trong nhiều trường hợp, khát nước có thể do các vấn đề như tiêu chảy hay sốt. Tuy nhiên, lúc này bổ sung nước thì bạn sẽ không thấy khát nữa.

Còn khát nước do bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thì hiện tượng khát diễn ra liên tục, đôi khi ngay lúc vừa uống nước xong. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu cao khiến thận chịu nhiều áp lực. Điều này buộc thận phải hoạt động năng suất hơn để hạn chế sự dư thừa đường. Từ đó gây mất nước và cơ thể nhận được tín hiệu khát liên tục.

2. Đi tiểu thường xuyên

Đây cũng chính là hệ quả của việc thận hoạt động nhiều, sản xuất ra nhiều nước tiểu hơn bình thường. Bệnh tiểu đường khởi phát ở giai đoạn đầu có thể khiến bạn đi tiểu hơn 10 lần/ngày, nhất là tiểu đêm.

Việc hoạt động quá tải thường xuyên cũng sẽ khiến thận suy yếu dần. Điều này khiến lượng nước tiểu dư thừa trong khi người bệnh lại không thể kiểm soát được tình trạng mót tiểu.

3. Hay có cảm giác đói

Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, quá trình rối loạn chuyển hóa Glucose cũng đã trở nên nghiêm trọng hơn. Lúc này, người bệnh sẽ không đáp ứng đủ năng lượng để đi nuôi các tế bào cũng như mô cơ.

triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu của bệnh, bạn có thể thường xuyên cảm giác đói

Khi bạn hoạt động càng nhiều thì sẽ càng tốn nhiều năng lượng và nhu cầu bổ sung calo sẽ tăng. Trong khi đó, cơ thể lại không đáp ứng được. Chính vì thế mà bạn sẽ có cảm giác đói, ngay cả khi vừa ăn xong.

4. Giảm cân đột ngột

Đây là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Khi quá trình chuyển hóa Glucose thành năng lượng không đủ đáp ứng cho hoạt động thì cơ thể sẽ phải sử dụng đến năng lượng dự trữ từ các mô mỡ.

Trong khi đó, lượng calo bị lấy đi lại không thể bù đắp đủ khi ăn. Chính vì thế mà cho dù ăn nhiều thì người bệnh tiểu đường vẫn sẽ bị giảm cân đột ngột.

5. Mệt mỏi

Không mấy khó hiểu khi bệnh tiểu đường giai đoạn đầu lại đi kèm với tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống. Lượng đường trong máu mặc dù luôn ở mức cao nhưng lại thiếu hụt năng lượng cho các tế bào.

Điều này khiến cơ thể cạn kiệt năng lượng, tế bào bị đói khi hoạt động và kích hoạt tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, vấn đề tiểu nhiều lần về đêm cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ. Đây cũng là yếu tố khiến bạn mệt mỏi, sa sút tinh thần.

6. Giảm tầm nhìn

Lượng đường trong máu dư thừa có thể sẽ thẩm thấu đến các cơ quan khác, trong đó có mắt. Đường huyết tăng đột ngột sẽ được đưa lên tròng mắt, làm thay đổi khúc xạ.

Dù ở giai đoạn đầu của bệnh thì đôi khi bạn vẫn có thể nhận thấy mắt bị mờ, tầm nhìn giảm sút. Triệu chứng này có thể kéo dài cho đến khi chỉ số đường huyết được kiểm soát.

7. Sắc tố da thay đổi

Một số triệu chứng trên da cũng có thể sẽ xuất hiện khi bạn mắc bệnh tiểu đường giai đoạn đầu. Điển hình nhất là tình trạng thay đổi sắc tố da với sự xuất hiện của các vết thâm nám.

tiểu đường giai đoạn đầu
Vùng cổ và các vùng da có nếp gấp dễ xuất hiện các vết thâm nám

Tình trạng này thường xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp. Cổ, nách, đầu gối, khuỷu tay… là những vị trí da dễ thay đổi sắc tố nhất.

8. Vết thương chậm lành

Lượng đường trong máu dư thừa sẽ khiến cho động mạch bị xơ vữa. Điều này là nguyên nhân làm các mạch máu bị thu hẹp lại. Dẫn đến lưu lượng máu chậm làm cản trở quá trình luân chuyển oxy đến chữa lành vết thương.

Ngoài ra, đường huyết cao còn khiến cho chức năng của hồng cầu và bạch cầu giảm sút. Lúc này, dinh dưỡng sẽ không được vận chuyển đến các mô. Đồng thời, vai trò chống nhiễm trùng của bạch cầu cũng sẽ bị giảm. Thiếu dưỡng chất, oxy cùng với hệ miễn dịch giảm là những yếu tố khiến cho vết thương chậm lành.

Cách kiểm soát bệnh tiểu đường giai đoạn đầu

Bệnh tiểu đường dù ở bất cứ giai đoạn nào cũng cần phải được kiểm soát tốt để tránh những vấn đề nghiêm trọng phát sinh. Nếu bệnh còn ở giai đoạn đầu thì việc kiểm soát sẽ có phần đơn giản hơn.

Bạn cần hết sức chú ý đến một số vấn đề sau đây:

1. Theo dõi chỉ số đường huyết

Theo dõi sát sao chỉ số đường huyết chính là yếu tố quan trọng giúp bạn kiểm soát nó. Điều này sẽ giúp đánh giá tốt hơn mức độ bệnh và đưa ra cách can thiệp phù hợp nhất.

Chỉ số đường huyết có thể thay đổi theo từng ngày. Chính vì thế mà bạn cần theo dõi để đánh giá diễn tiến của bệnh. Hiện nay, có rất nhiều thiết bị hỗ trợ đo đường huyết tại nhà. Bạn có thể tham khảo bác sĩ để lựa chọn thiết bị phù hợp nhất với mình.

Trong quá trình theo dõi, nếu nhận thấy hàm lượng đường trong máu thay đổi bất thường. Đặc biệt là trong trường hợp tăng đột ngột cần tìm đến bác sĩ ngay để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ở người bệnh tiểu đường giai đoạn đầu, bạn nên thử đường huyết ở một số lần như sau:

  • Buổi sáng khi đói, trước ăn trưa, trước ăn chiều
  • Khoảng từ 1 – 2 giờ sau khi ăn 3 bữa chính
  • Trước lúc đi ngủ

2. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Ngay khi bệnh tiểu đường mới khởi phát, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát tốt đường huyết. Các chuyên gia cho rằng, việc ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng bậc nhất tới quá trình điều trị bệnh lý này.

điều trị tiểu đường giai đoạn đầu
Cần thực hiện chế độ ăn khoa học đáp ứng các nguyên tắc nhất định

Chế độ ăn uống cho người bệnh tiểu đường cần đáp ứng một số nguyên tắc dưới đây:

  • Đảm bảo cân bằng các thành phần dưỡng chất mà cơ thể cần
  • Đáp ứng đủ chất xơ từ rau xanh, protein từ thịt trắng và các nhóm thực phẩm lành mạnh
  • Nên ăn các trái cây giàu vitamin, tránh các loại trái có hàm lượng đường cao
  • Cân bằng lượng carbohydrates trong thức ăn, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột
  • Hạn chế sử dụng chất béo (lipip) không lành mạnh
  • Hạn chế sử dụng nhiều gia vị muối đường trong chế biến món ăn
  • Tránh sử dụng thức ăn đóng hộp, đồ chiên xào, bánh kẹo…
  • Có thể chia nhỏ 3 bữa chính thành 5 – 6 bữa nhỏ
  • Ăn uống đúng giờ giấc, không nên ăn quá no
  • Tránh ăn quá khuya hay bỏ bữa ăn sáng
  • Chú ý ăn chậm, nhai kỹ, tập trung khi ăn

3. Duy trì lối sống lành mạnh

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống thì bạn cần lập kế hoạch cho một lối sống lành mạnh. Đây chính là liều thuốc tinh thần giúp bạn lạc quan hơn trong quá trình điều trị

Đồng thời, việc duy trì một lối sống lành mạnh còn ngăn ngừa được những ức chế đến quá trình chuyển hóa của cơ thể. Bạn nên chú ý đến một số vấn đề dưới đây:

  • Tránh xa những mệt mỏi, áp lực, căng thẳng cả trong cuộc sống và công việc
  • Không nên làm việc quá sức, cân bằng tốt giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi
  • Kiểm soát tốt cân nặng, nếu đang bị thừa cân, bạn nên lên kế hoạch cho quá trình giảm cân
  • Chú ý uống nhiều nước lọc mỗi ngày để thận làm việc tốt hơn
  • Tăng cường vận động, rèn luyện thể thao để nâng cao thể trạng sức khỏe
  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng chất kích thích
tiểu đường giai đoạn khởi phát
Tập luyện thể dục sẽ hỗ trợ kiểm soát đường huyết được tốt hơn

4. Sử dụng thuốc hỗ trợ

Trong nhiều trường hợp, dù bệnh tiểu đường mới ở giai đoạn đầu nhưng bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc để kiểm soát. Lúc này, thuốc Metformin là được sử dụng phổ biến nhất. Loại thuốc này có thể giúp hỗ trợ làm giảm nồng độ Glucose trong máy cả khi đói và sau bữa ăn. Ngoài ra, Metformin còn giúp giảm hấp thu đường ở ruột, ức chế tổng hợp đường ở gan và giúp tăng khả năng sử dụng đường của tế bào.

Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc khác cũng có thể sẽ được kê toa, bao gồm:

  • Thuốc làm tăng hoạt tính của insulin
  • Thuốc kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin
  • Thuốc ức chế hấp thu đường sau khi ăn

Tất cả các loại thuốc dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường dù ở dạng nào cũng cần dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ liều lượng, tần suất cũng như thời gian sử dụng. Nếu gặp bất cứ vấn đề gì cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

Cần kịp thời phát hiện và kiểm soát khi bệnh tiểu đường còn ở giai đoạn đầu. Điều này sẽ giúp bạn chung sống hòa bình hơn với bệnh, tránh gặp biến chứng nguy hiểm. Phát hiện sớm và can thiệp đúng cách còn giúp kéo dài hiệu quả tuổi thọ của bạn.

Bạn nên tìm hiểu thêm: 7 loại thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường quanh nhà bạn

Ngày đăng 03:27 - 03/07/2022 - Cập nhật lúc: 11:17 - 04/07/2022
Chia sẻ:
Các thuốc chữa trị bệnh tiểu đường hiệu quả (loại mới nhất)

Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hoá insulin mãn tính, khiến cho lượng đường trong máu luôn cao…

Mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm nữa?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm nữa là vấn đề nhiều người bệnh và người thân quan tâm.…

10 cách hạ đường huyết cấp tốc – hiệu quả nhanh tại nhà

Đường huyết cao nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến tiểu đường mãn tính và gây nhiều…

20 hoa quả tốt cho người tiểu đường và lưu ý khi ăn

Bệnh nhân bị tiểu đường luôn luôn được cảnh báo hạn chế tiêu thụ carbs trong khẩu phần ăn hằng…

tiểu đường tuýp 2 là gì Bệnh tiểu đường tuýp 2 – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Thống kê cho thấy rằng, trong 100 người mắc bệnh tiểu đường thì đã có tới khoảng 90 người bị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua