Ăn nhiều đường có bị tiểu đường không?

Ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bài viết này giúp bạn đọc quan tâm sẽ hiểu rõ hơn cơ chế hình thành bệnh tiểu đường khi ăn nhiều đường ngọt.

"<yoastmark

Tổng quan về bệnh tiểu đường

Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao hơn so với mức bình thường. Sau khi thận lọc máu, đường sẽ được thải trừ một phần ra ngoài theo đường tiểu tiện. Chính vì lượng đường trong nước tiểu cao, giới chuyên môn đã định danh căn bệnh này là “tiểu đường”, “đái tháo đường”.

Cơ chế hình thành chứng đái tháo đường là do lượng đường Glucose đi vào cơ thể không được chuyển hóa thành dạng Glycogen để dự trữ ở gan, các mô mỡ và các tế bào. Do đó, đường đã đi trực tiếp vào máu và tăng cao.

Ở trong cơ thể người, Insulin là hormone mang nhiệm vụ chuyển hóa đường Glucose thành Glycogen và chuyển hóa ngược lại. Hormone này được tuyến tụy sản xuất và tiết ra. Tuy nhiên, nếu lượng Insulin tiết ra không đủ hoặc không tiết ra, lượng đường sẽ tăng cao trong máu và gây bệnh tiểu đường.

Một vài triệu chứng của bệnh tiểu đường là:

  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi;
  • Sụt cân không nguyên do;
  • Khát nước;
  • Khô miệng;
  • Buồn nôn;
  • Thị lực giảm;
  • Quan sát thấy kiến bò tập trung nhiều ở vùng tiểu tiện.

Lượng đường trong máu cao sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng của cơ thể. Chính vì điều này, bệnh tiểu đường sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: giảm thị lực, tăng nhãn áp, đau ngón chân, tê bì da, viêm loét da, ảnh hưởng đến các dây thần kinh, tổn thương thận, suy thận, tổn thương tim,…

Tiểu đường là tình trạng lượng đường Glucose trong máu luôn tăng cao.
Tiểu đường là tình trạng lượng đường Glucose trong máu luôn tăng cao.

Ăn nhiều đường có mắc bệnh tiểu đường không?

Giữa việc ăn nhiều đường và căn bệnh đái tháo đường có một mối quan hệ gián tiếp. Theo một số tài liệu thống kê, hầu hết những người từng có thói quen ăn nhiều đường ngọt, lạm dụng đường trong quá khứ đều đang mắc bệnh tiểu đường.

Khi bạn ăn nhiều đường ngọt, lười vận động, cơ thể sẽ bị thừa cân, béo phì. Chính tình trạng béo phì sẽ khiến cho các tế bào kháng Insulin phát triển mạnh. Nếu lượng Insulin tiết ra không tăng nhiều hơn so với các tế bào chống lại nó. Từ đó, hoạt động chuyển hóa đường thành Glycogen sẽ trở nên khó khăn, dẫn đến hình thành bệnh tiểu đường.

Đối với người bị suy yếu tuyến tụy, lượng hormone Insulin tiết ra luôn ít hơn so với người bình thường. Chính vì thế, tiêu thụ đường quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể bị quá tải, Insulin tiết ra không đủ để chuyển hóa thành Glycogen. Do đó, đường sẽ đi vào máu và gây ra bệnh tiểu đường.

Tóm lại, người ăn nhiều đường thường có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường rất cao.

Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều đường cũng sẽ mắc bệnh tiểu đường. Rất nhiều người có thói quen ăn ngọt, ăn nhiều đường, nhưng lại ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, vận động nhiều, tập thể dục,… Nên vẫn không bị mắc bệnh tiểu đường.

"<yoastmark

Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường còn có thể hình thành từ rất nhiều nguyên nhân khác như:

  • Tuyến tụy bị tổn thương, chức năng sản xuất Insulin bị suy giảm;
  • Di truyền;
  • Cơ thể bị mắc chứng rối loạn hấp thụ Glucose;
  • Cao huyết áp.

Bệnh tiểu đường có điều trị được không?

Bệnh tiểu đường là căn bệnh chưa có thuốc điều trị và chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn. Việc điều trị tiểu đường hiện nay chỉ dừng lại ở mức điều trị kiểm soát lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn tình trạng biến chứng của bệnh.

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phổ biến nhất:

1. Điều trị bằng Insulin

Insulin là chất cần thiết đối với hoạt động chuyển hóa đường Glucose về dạng Glycogen để lưu trữ trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu Insulin, đường sẽ không được chuyển hóa và sẽ đi trực tiếp vào máu. Chính vì điểm mấu chốt này, người bệnh tiểu đường có thể điều trị bệnh bằng cách sử dụng Insulin nhân tạo.

Khi dùng hormone Insulin, người bệnh sẽ cải thiện được tình trạng đường huyết tăng cao và ổn định được lượng đường trong máu. Insulin điều trị bệnh tiểu đường được bào chế ở dạng thuốc uống hoặc dung dịch tiêm. Tuy nhiên, khi dùng Insulin điều trị tiểu đường, bạn cần tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý dùng hoặc lạm dụng thuốc.

Trong trường hợp người bệnh tiểu đường đã có những dấu hiệu của biến chứng, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc để điều trị. Đó có thể là thuốc tim mạch, thuốc chữa bệnh thận, thuốc giảm đau nhức, thuốc kháng sinh,… tùy vào từng trường hợp.

Người bệnh tiểu đường có thể điều trị kiểm soát đường huyết bằng cách dùng Insulin ở đường uống hoặc đường tiêm.
Người bệnh tiểu đường có thể điều trị kiểm soát đường huyết bằng cách dùng Insulin ở đường uống hoặc đường tiêm.

2. Điều trị bằng thuốc Nam

Thuốc Nam là các bài thuốc do ông bà ta tìm tòi và được ghi lại trong kinh sách Đông y. Ngày nay, các bài thuốc Nam được các bác sĩ y học cổ truyền nghiên cứu và dùng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.

Điều trị tiểu đường bằng y học cổ truyền là phương pháp an toàn. Các nguyên liệu bào chế thuốc hầu hết đều là các vị thuốc, dược liệu từ thiên nhiên. Tuy nhiên, thuốc Nam có một hạn chế là tác dụng của thuốc sẽ đến chậm hơn so với thuốc Tây. Vì lẽ đó, các chuyên gia thường chỉ định người bệnh dùng thuốc Nam bên cạnh thuốc Tây để hỗ trợ điều trị. Việc kết hợp dùng thuốc Nam và thuốc Tây giúp bệnh mau chóng thuyên giảm hơn.

Một số vị thuốc có tác dụng điều trị chứng tiểu đường là: lá cây mật gấu, quế chi, lá xoài, mướp đắng (khổ qua), mạch môn, dây thìa canh,…

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ y học cổ truyền để được khám và chỉ dẫn cách dùng thuốc Nam. Lưu ý, không nên áp dụng dùng các bài thuốc mẹo truyền miệng trong dân gian. Bởi vì chúng chưa được kiểm chứng khoa học.

Trong quá trình dùng thuốc Nam, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng lạ, cần tạm ngưng dùng và đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.

3. Điều trị tại nhà

Chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà cũng là cách giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Người bệnh tiểu đường có thể thực hiện những điều sau:

  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Tăng cường vận động, tập thể dục, rèn luyện sức khỏe hàng ngày;
  • Hạn chế ăn ngọt;
  • Tránh dùng rượu bia, thuốc lá, các loại thức uống có gas;
  • Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vitamin C, các loại cá biển,…;
  • Ăn đủ lượng tinh bột hàng ngày;
  • Có thể dùng sữa dành cho người tiểu đường để giúp cơ thể khỏe mạnh;
  • Đối với người thừa cân, béo phì, cần giảm cân;
  • Tránh ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo;
  • Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý;
  • Giữ tinh thần lạc quan, tránh lo âu.
Người bệnh tiểu đường có thể điều trị tại nhà bằng cách tập thể dục hàng ngày, kiểm soát cân nặng, hạn chế ăn thức ăn đường ngọt,...
Người bệnh tiểu đường có thể điều trị tại nhà bằng cách tập thể dục hàng ngày, kiểm soát cân nặng, hạn chế ăn thức ăn đường ngọt,…

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường. Chúng ta cần đề cao việc phòng ngừa bệnh trước khi phải chữa bệnh.

Một số biện pháp giúp ngăn ngừa mắc bệnh tiểu đường là:

  • Ăn đường ngọt với hàm lượng vừa đủ hàng ngày;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần;
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để béo phì, thừa cân;
  • Hạn chế dùng các loại thức ăn nhiều chất béo, các loại chất kích thích, nước ngọt,…;
  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục mỗi ngày;
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm;
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ;
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.

Tóm lại, chế độ ăn uống quá nhiều đường ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn ăn nhiều đường, lười vận động, cơ thể sẽ bị béo bì. Khi ấy, các tế bào kháng Insulin sẽ hoạt động mạnh, khiến cho việc chuyển hóa đường thành Glycogen trở nên khó khăn. Đường sẽ đi trực tiếp vào máu và gây ra chứng tiểu đường. Để phòng tránh bệnh tiểu đường, chúng ta cần ăn đường ngọt với hàm lượng vừa đủ, tập luyện thể dục hàng ngày và tránh để cơ thể thừa cân, béo phì.

ThuocDanToc.org không đưa ra lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Ngày đăng 09:48 - 01/10/2023 - Cập nhật lúc: 11:37 - 02/10/2023
Chia sẻ:
Thực phẩm chức năng là nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc Thực phẩm chức năng cho người tiểu đường loại nào tốt?

Có rất nhiều loại thực phẩm chức năng cho người tiểu đường. Do đó, không ít người băn khoăn là…

Ứng dụng công nghệ tế bào gốc chữa bệnh tiểu đường đã được thực nghiệm từ năm 2005 Chữa tiểu đường bằng tế bào gốc ai nên áp dụng?

Phát triển công nghệ chữa tiểu đường bằng tế bào gốc được xem là bước đột phá của Ngành y.…

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của mẹ và bé.…

tiểu đường tuýp 2 là gì Bệnh tiểu đường tuýp 2 – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Thống kê cho thấy rằng, trong 100 người mắc bệnh tiểu đường thì đã có tới khoảng 90 người bị…

Thuốc tiểu đường của Nhật Bản – Đây là 4 loại tốt nhất

Tiểu đường là căn bệnh xảy ra khá phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua