Thuốc Metformin trị bệnh tiểu đường: Cách sử dụng & giá bán

Thuốc Metformin là thuốc trị tiểu đường thuộc nhóm biguanid, thường được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng làm hạ đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết ở những bệnh nhân bị tăng đường huyết. 

Thuốc Metformin

Metformin là thuốc gì?

Metformin là thuốc uống có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng hạ đường huyết ở những bệnh nhân không bị tăng đường huyết. Bên cạnh đó, Metformin còn giúp làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương mỗi khi đói và sau bữa ăn ở những bệnh nhân bị tăng đường huyết tuýp II. Đồng thời, thuốc còn làm tăng khả năng sử dụng đường ở tế bào và giảm hấp thu đường ở ruột, ức chế tổng hợp glucose ở gan.

Thuốc được sử dụng điều trị bệnh tăng đường huyết tuýp II trong trường hợp người bệnh không giảm được đường huyết bằng chế độ ăn kiêng đơn thuần. Tuy nhiên, trong quá trình dùng Metformin, bệnh nhân vẫn cần kết hợp chế độ ăn kiêng và tập luyện thể thao mỗi ngày để kiểm soát chỉ số đường huyết tăng cao.

Cách sử dụng/ liều dùng của thuốc Metformin

Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén nên rất dễ uống. Để tránh tác dụng phụ gây kích ứng dạ dày, bệnh nhân nên uống thuốc trong bữa ăn. Nghĩa là sau khi nhai kỹ thức ăn và sắp nuốt, người bệnh nên cho viên thuốc vào miệng và nuốt cùng thức ăn. Tuyệt đối không nhai nát thuốc khi uống, tránh làm giảm tác dụng của thuốc và gây kích ứng dạ dày – thực quản.

Còn về phần liều dùng thì tùy từng trường hợp bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng và thời gian dùng khác nhau ở mỗi người. Do đó, bệnh nhân chỉ cần tuân thủ đúng theo chỉ định của nhân viên chăm sóc y tế.

Chống chỉ định dùng thuốc Metformin?

Những đối tượng sau đây không nên dùng thuốc để tránh những ảnh hưởng không mong muốn có thể xảy ra đối với sức khỏe:

  • Người bị tăng đường huyết thể ceton acid 
  • Bệnh nhân bị tăng đường huyết tiền hôn mê
  • Người bị rối loạn chức năng thận, có độ thanh thải creatinin dưới 60 ml/ phút
  • Bệnh nhân bị suy thận, suy gan
  • Người mắc bệnh tim mạch 
  • Bệnh nhân bị bệnh hô hấp nặng 
  • Người bị nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn nặng hoặc hoại thư
  • Người nghiện rượu
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú
  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc
  • Bệnh nhân bị suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, trụy tim mạch hoặc chấn thương
  • Người sử dụng các loại nước uống có chứa ethanol và rượu thuốc

Tác dụng phụ của thuốc Metformin

Metformin có thể gây nên những tác dụng phụ thường gặp như:

  • Giảm hấp thu vitamin B12
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Đầy bụng
  • Ợ chua
  • Hạ đường huyết khi ăn trong bữa ăn có rượu
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Nổi mề đay và phát ban
Tác dụng phụ của thuốc Metformin
Sử dụng thuốc Metformin có thể gây tác dụng phụ nhạy cảm với ánh sáng

Một số tác dụng phụ ít gặp như:

  • Rối loạn sản sinh máu
  • Suy tủy
  • Thiếu máu tan huyết
  • Thiếu máu bất sản
  • Nhiễm acid lactic
  • Mất bạch cầu hạt
  • Giảm tiểu cầu

Thuốc Metformin tương tác với các loại thuốc nào?

Người bệnh nên tránh sử dụng thuốc Metformin chung với các loại thuốc sau đây để tránh tương tác, làm giảm tác dụng và tăng độc tính của Metformin. 

  • Nifedipin
  • Isoniazid
  • Corticosteroid
  • Phenitoin
  • Acid nicotinic
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc lợi tiểu
  • Phế phẩm tuyến giáp
  • Oestrogen
  • Morphin
  • Digoxin
  • Quinin
  • Vancomycin
  • Quinidin
  • Triamteren
  • Trimethropim
  • Ranitidin
  • Amilorid
  • Digoxin
  • Procainamid
  • Cimetidin
  • Sulfonylurea
  • Insulin

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Metformin

Khi sử dụng thuốc Metformin, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Đối với người cao tuổi, không nên sử dụng thuốc với liều dùng tối đa. Với liều dùng bắt đầu và duy trì cũng nên điều chỉnh từ thấp đến cao. Tốt nhất trước khi bắt đầu điều trị bằng Metformin, người bệnh cần kiểm tra creatinin huyết thanh. Đồng thời nên tái kiểm tra sau mỗi 90 ngày trong thời gian chữa trị. Ở người cao tuổi có suy giảm chức năng thận, không nên dùng thuốc này để điều trị bệnh
  • Thuốc Metformin dùng trong thời gian dài có thể gây giảm khả năng hấp thu vitamin B12. Do đó, bệnh nhân cân bổ sung loại vitamin này bằng cách tiêm
  • Không nên sử dụng thuốc khi đang tham gia giao thông hoặc điều khiển máy móc hạng nặng,… bởi thuốc có thể gây tác dụng buồn ngủ
  • Nên ngừng sử dụng thuốc Metformin 2 – 3 ngày trước khi chụp X – quang có sử dụng chất cản quang. Thuốc chỉ được dùng trở lại sau khi có kết quả xác định chính xác chức nặng hoạt động của thận là bình thường
  • Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân nên ngưng dùng thuốc

Giá bán thuốc Metformin là bao nhiêu?

Thuốc Metformin được bán với giá 30.000 VNĐ/ 1 hộp 3 vỉ x 10 viên. Tùy thuộc vào địa chỉ bán và quy cách đóng gói mà mức bán của sản phẩm có thể chênh lệch nhau nhưng không quá cao so với bảng giá nhà sản xuất quy định. Người bệnh có thể mua thuốc tại bệnh viện nơi thăm khám hoặc các cửa hàng thuốc Tây trên toàn quốc.

Thuốc Metformin giúp điều trị bệnh tiểu đường và tăng đường huyết tuýp 2. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Đồng thời, người bệnh cũng nên quan tâm đến các phản ứng phụ có thể xảy ra để biết cách phòng ngừa và điều trị hợp lý.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:47 - 03/07/2023 - Cập nhật lúc: 09:58 - 04/07/2023
Chia sẻ:
Các biến chứng của bệnh tiểu đường khiến bạn không dám nhìn

Tiến triển âm thầm nhưng bệnh tiểu đường lại tàn phá cơ thể và gây nhiều biến chứng nguy hiểm…

tiểu đường tuýp 2 là gì Bệnh tiểu đường tuýp 2 – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Thống kê cho thấy rằng, trong 100 người mắc bệnh tiểu đường thì đã có tới khoảng 90 người bị…

Thực phẩm chức năng là nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc Thực phẩm chức năng cho người tiểu đường loại nào tốt?

Có rất nhiều loại thực phẩm chức năng cho người tiểu đường. Do đó, không ít người băn khoăn là…

Gạo dành cho người tiểu đường loại nào tốt, mua ở đâu?

Gạo là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn ở các gia đình thuộc nước Á Đông. Khi…

tiền tiểu đường Tiền tiểu đường – Dấu hiệu và thông tin cần biết

Tiền tiểu đường được coi là một dấu hiệu cảnh báo về nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua