Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì cải thiện nhanh?

Tiểu đường là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu chưa được điều trị dứt điểm. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn các loại thực phẩm người bị tiểu đường nên ăn và không nên ăn để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh.

Bị tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
Bị tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Người bị tiểu đường nên ăn gì?

Chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiềm hãm sự phát triển của bệnh tiểu đường và hỗ trợ điều trị bệnh rất. Vì vậy, người bệnh nên có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có khả năng thanh lọc cơ thể, tái tạo mạch máu, nâng cao hệ miễn dịch, chống oxy hóa và kháng viêm tốt.

Rau xanh

Trong rau xanh có chứa rất nhiều chất xơ, chất khoáng, vitamin rất tốt cho cơ thể. Hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytychemical có trong rau xanh có tác dụng thúc đẩy hệ thông miễn dịch của cơ thể giúp tăng cường sức khỏe.

Người bị tiểu đường nên tăng cường sử dụng các loại rau xanh có chứa hàm lượng chất carbohydrat và calo thấp sẽ có tác dụng tốt đến quá trình điều trị bệnh như củ cải, cải xoăn, rau bi na,… Ngoài ra, thành phần oxy hóa có trong rau còn giúp bệnh nhân bảo vệ mắt khỏi những biến chứng của bệnh tiểu đường như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.

Cá là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho những người bị tiểu đường. Bên trong cá có chứa các loại axit béo Omega-3 và DHA rất tốt cho hệ thống tim mạch, có tác dụng bảo vệ tế bào trong mạch máu, giảm viêm nhiễm và cải thiện chức năng tim mạch.

Việc ăn cá thường xuyên rất có lợi cho người bị tiểu đường và phòng tránh được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Người bệnh nên cung cấp 5 – 7 bữa cá/tuần giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt, đặc biệt là các loại cá như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu,… Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên chế biến cá dưới dạng hấp, súp hoặc là nấu, nên hạn chế sử dụng nhiều cá chiên.

Tăng cường bổ sung cá vào chế độ ăn uống có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường
Tăng cường bổ sung cá vào chế độ ăn uống có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân bị tiểu đường

Trứng

Bổ sung trứng vào chế độ ăn uống rất tốt cho quá trình điều trị bệnh của người bị tiểu đường. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lòng đỏ trứng rất giàu Omega-3 và các loại dưỡng chất khác có tác dụng giảm viêm, cải thiện độ nhạy cảm của insulin, tăng lượng cholesterol tốt.

Ngoài ra, trứng còn cung cấp cho cơ thể lutein, zeaxanthin – là những các chất chống oxy hóa tốt cho mắt. Ăn trứng giúp bạn cảm thấy no lâu và làm bớt cảm giác thèm ăn, tuy nhiên bạn không nên ăn quá 5 quả trứng mỗi tuần và cách chế biến tốt nhất là luộc.

Các loại quả mọng

Người bị tiểu đường nên thường xuyên sử dụng các loại trái cây chứa ít đường như cam, bưởi, ổi, thanh long, dâu tây,… Trong các loại quả này có chứa hàm lượng dinh dưỡng và chất oxy hóa rất cao, có tác dụng giảm lượng insulin và cholesterol trong máu, cải thiện lượng đường huyết trong cơ thể.

Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn trái cây ngay sau khi ăn cơm sẽ làm gia tăng đường huyết, hãy ăn vào các bữa phụ với số lượng vừa nắm trong lòng bàn tay cho mỗi lần ăn.

Các loại quả hạch

Trong quả hạch có chứa hàm lượng chất xơ lớn, ít tinh bột nếu sử dụng thường xuyên có tác dụng hạ thấp mức đường huyết trong cơ thể. Các loại quả hạch người bị tiểu đường nên bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày là hạt dẻ, quả óc chó, hạt mắc ca, hạt dẻ cười,…

Tốt nhất, những người bị tiểu đường nên ăn 30 gram óc chó mỗi ngày sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng bệnh rất tốt, giúp điều chỉnh mức độ insulin và giảm cân.Quả hạch cũng là một trong những loại thức ăn rất tốt đối với những bệnh nhân bị tiểu đường

Quả hạch là một trong những loại thức ăn rất tốt đối với những bệnh nhân bị tiểu đường

Sữa chua không đường hoặc ít đường

Sữa chua có chứa lượng lớn lợi khuẩn probiotic rất tốt cho tiêu hóa và đây là thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Sử dụng sữa chua không đường giúp cải thiện tình trạng bệnh của những người bị tiểu đường tuýp 2 rất tốt. Một số nghiên cứu đã cho thấy, trong sữa chua có chứa hàm lượng đạm rất cao giúp người bệnh hạn chế cơn thèm ăn có tác dụng giảm cân.

Giấm táo

Giấm táo rất tốt cho cơ thể người đặc biệt là những bệnh nhân bị tiểu đường, sử dụng giấm táo có khả năng cải thiện lượng insullin làm đường huyết tăng chậm hơn. Bên cạnh đó, chúng còn có tác dụng làm giảm 20% lượng tinh bột đường đi vào cơ thể có trong các bữa ăn hàng ngày, làm chậm quá trình thức ăn rời khỏi dạ dày khiến người bệnh có cảm giác no lâu hơn. Người bệnh có thể sử dụng 5ml giấm táo hòa tan và nước để uống hàng ngày giúp mang lại hiệu quả rất tốt.

Hạt chia

Hạt chia là loại thực phẩm có chứa rất nhiều chất xơ, ít tinh bột đường giúp hạn chế thấp nhất lượng tăng đường huyết cho cơ thể. Ngoài ra, sử dụng hạt chia còn có thể giúp bạn hạn chế cơn đói, duy trì cân nặng và rất tốt cho sức khỏe.

Người bị tiểu đường không nên ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm cần bổ sung vào chế độ ăn uống, người bị tiểu đường cũng nên kiêng cử các loại thức ăn được chế biến sẵn, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất kích thích sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh, gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Thực phẩm ngọt

Người bị tiểu đường tuyệt đối kiêng cử các loại thực phẩm ngọt, gây gia tăng lượng đường trong máu
Người bị tiểu đường tuyệt đối kiêng cử các loại thực phẩm ngọt, gây gia tăng lượng đường trong máu

Người bị tiểu đường tuyệt đối kiêng cử các loại thực phẩm có vị ngọt nhân tạo. Nếu sử dụng chúng sẽ khiến cho lượng đường trong máu của cơ thể người bệnh vượt qua giới hạn cho phép gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh. Bánh kẹo, nước ngọt có gas, thực phẩm có vị ngọt nhân tạo hoặc có vịt ngọt đậm như mía đường, hoa quả quá ngọt,… người bị tiểu đường cần hạn chế ở mức độ tối đa.

Tinh bột

Tinh bột là nhóm thực phẩm mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng trong chế độ ăn hàng ngày. Chuyên gia khuyến cáo, những người bị tiểu đường không nên ăn nhiều cơm trong mỗi bữa ăn, cần phải kiêng khem khá nghiêm khắc nếu không sẽ khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh cơm, các loại thực phẩm như bún phở người bệnh cũng nên hạn chế. Các loại đồ ăn như phở ăn liền, cháo ăn liền là người bệnh tuyệt đối không được sử dụng vì chúng không có lợi đối với sức khỏe.

Người bệnh có thể thay thế bằng cách sử dụng gạo lức hoặc là tinh bột có lợi khác có tác dụng làm giảm lượng đường Glucose trong máu và cung cấp nhiều loại khoáng chất, chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm chứa chất béo bão hòa 

Đồ ăn chứa nhiều chất béo rất dễ khiến cơ thể tăng cân và mất kiểm soát lượng đường trong máu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên kiêng các loại đồ thức chứa chất béo bão hòa và cholesterol có trong thịt mỡ, nội tạng động vật, nước cố dừa, kem,… Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, thực phẩm đóng hộp sẵn như xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt hoặc là đồ ăn nhanh như lạp xưởng, mì tôm,…

Thức ăn nhanh là nhóm thực phẩm người bị tiểu đường không nên sử dụng
Thức ăn nhanh là nhóm thực phẩm người bị tiểu đường không nên sử dụng

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Trong sữa và các chế phẩm của sữa có chứa rất nhiều chất béo sẽ làm giảm chức năng của isulin, gây ảnh hưởng không tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Tốt nhất, người bệnh nếu muốn bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể thì nên dùng các loại sữa không đường, sữa tách béo.

Trái cây khô

Trái cây khô mặc dù có chứa rất nhiều chất xơ và thành phần dinh dưỡng khác, tuy nhiên chúng lại chứa lượng đường tự nhiên rất cao khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy, trái cây khô cũng là nhóm thực phẩm mà những người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng.

Rượu, bia và chất kích thích

Rượu, bia, chất kích thích là nhóm thực phẩm có hại lớn đến sức khỏe mà bệnh nhân bị tiểu đường tuyệt đối nên tránh xa. Nếu sử dụng chúng chung với các loại thức ăn có đường khác sẽ khiến lượng đường trong máu gia tăng nhanh một cách không kiểm soát được, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Những điều cần lưu ý trong ăn uống cho bệnh nhân bị tiểu đường

Chế độ ăn uống kiêng cử nghiêm khắc và hợp lý sẽ giúp người bị tiểu đường kiểm soát được tình trạng bệnh, hạn chế nguy cơ bệnh phát triển nặng. Ngoài ra, người bệnh cũng phải nắm rõ các nguyên tắc dưới đây để tránh đường huyết tăng, làm chậm các biến chứng của bệnh như:

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tốt
  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày, không nên ăn nhiều một lúc sẽ khiến đường huyết bị tăng đột ngột.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, tuyệt đối không được bỏ bữa để quá đói hoặc ăn quá no.
  • Không nên thay đổi quá nhanh chế độ ăn uống và khối lượng thực phẩm sử dụng hàng ngày, nên thay đổi từ từ để cơ thể có thời gian thích ứng.
  • Nên vận động nhẹ sau khi ăn, hạn chế nằm hoặc ngồi một chỗ sau khi ăn.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn dành cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân bị tiểu đường. Hy vọng, chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, hỗ trợ điều trị và làm chậm quá trình phát triển của bệnh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:24 - 09/05/2022 - Cập nhật lúc: 11:24 - 10/05/2022
Chia sẻ:
Cách phòng bệnh tiểu đường qua ăn uống, sinh hoạt
Tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng hàm lượng đường trong máu. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp…
tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường Tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường và cách dùng

Lá dứa là một loại thảo dược tự nhiên được cho là có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết.…

Đường huyết là gì? Vai trò và chức năng của đường huyết

Đường huyết là một trong những thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Bình thường, nồng độ đường trong cơ…

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì cải thiện nhanh?

Tiểu đường là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người…

Chỉ số đường huyết là con số phản ánh tốc độ tăng của nồng độ đường trong máu Đường huyết cao có phải bị tiểu đường? Và cách giảm an toàn

Tiểu đường là tình trạng gia tăng lượng đường trong máu hormone Insulin trong cơ thể thiếu hụt khiến lượng…

bệnh tiểu đường giai đoạn đầu Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu nếu kiểm soát tốt thì sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm phát…

Bình luận (1)

  1. nguyen van hung
    nguyen van hung says: Trả lời

    toi bi benh tieu duong loai 2 xin hoi toi uong nuoc bi ngo uong xong duong len rat cao toi 276 vay toi co uong duoc khong cam on nhieu . toi hien o my

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua