Kinh nguyệt không đều là gì, phải làm sao, uống thuốc gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Kinh nguyệt không đều có thể ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa nếu không điều trị đúng lúc có thể dẫn đến vô sinh.

kinh nguyệt không đều là gì
Kinh nguyệt không đều là một tình trạng tương đối phổ biến

Kinh nguyệt không đều là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt thường bắt đầu trong độ tuổi từ 10 – 15 tuổi và kết thúc trong độ tuổi 45 – 55 tuổi. Độ dài bình thường của một chu kỳ thường là 28 ngày. Tuy nhiên, ở một số người có thể là 24 hoặc 35 ngày, tùy thuộc vào từng cá nhân. Hầu hết một phụ nữ khỏe mạnh có 11 đến 13 chu kỳ kinh nguyệt mỗi năm. Mỗi chu kỳ thường kéo dài 5 ngày nhưng số ngày cũng có thể thay đổi từ 2 – 7 ngày tùy theo từng cá nhân.

Khi có kinh nguyệt lần đầu, cơ thể cần khoảng 2 năm để có một chu kỳ đều đặn. Và sau tuổi dậy thì hầu hết phụ nữ đều có một chu kỳ đều đặn và tương tự nhau ở mỗi chu kỳ. Do đó, cá nhân có thời gian chu kỳ, lượng máu chênh lệch nhau đáng kể được gọi là kinh nguyệt không đều.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là tình trạng một người nhận thấy độ dài của chu kỳ khác nhau giữ các lần. Ngoài ra, một số phụ nữ có thể gặp tình trạng rong kinh. Điều này có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày và chảy nhiều máu. Chảy máu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, gây thiếu máu hoặc báo hiệu cho một lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Trong hầu hết các trường hợp thì kinh nguyệt không đều là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố hoặc bị ảnh hưởng bởi lối sống và bệnh lý. Đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và có biện pháp điều trị hợp lý nhất.

Tại sao kinh nguyệt không đều?

Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể liên quan đến việc sản xuất Hormone trong cơ thể. Hai Hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt là Estrogen và Progesterone. Khi rối loạn sản sinh hai Hormone này có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, một số nguyên nhân kinh nguyệt không đều khác có thể bao gồm:

1. Thuốc

Một số loại thuốc điều trị bệnh, thuốc chống đông máu hoặc thuốc nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Đôi khi tử cung có thể phản ứng xuất huyết khi tiếp xúc với thuốc hoặc dụng cụ tránh thai. Khi một người phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai lần đầu có thể bị rối loạn kinh nguyệt trong suốt một vài tháng.

2. Bệnh lý

Một số tình trạng y tế và bệnh lý trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các bệnh phụ khoa phổ biến bao gồm:

  • Bệnh viêm vùng chậu: Có thể gây chảy máu nặng và đau ở vùng chậu hoặc bụng dưới. Đôi khi tình trạng nhiễm trùng hoặc lác nội mạc tử cung cũng có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
  • Rối loạn di truyền máu: Đây là một dạng rối loạn di truyền ảnh hưởng đến khả năng đông máu và dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều.
  • Lạc nội mạc tử cung: khiến các mô phát triển bên ngoài tử cung và dẫn đến kinh nguyệt không đều.
  • Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp sản xuất các Hormone ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó, rối loạn tuyến giáp  có thể gây ra chu kỳ không đều.
  • Khối u buồng trứng hoặc ung thư: Việc xuất hiện khối u trong hệ thống sinh sản có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều trong một thời gian dài. Thông thường các khối u, Polyp đều lành tính và không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh cảm thấy đau ở bụng dưới kèm ngứa, rát, sưng âm hộ thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra.
chữa kinh nguyệt không đều
Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều

3. Các nguyên nhân khác

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều khác có thể bao gồm”

  • Thiếu sản xuất Hormone Progesterone.
  • Thai ngoài tử cung: Mang thai bình thường sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu trong thai kỳ có thể là dấu hiệu thụ tinh ngoài tử cung hoặc là dấu hiệu sảy thai.

Dấu hiệu kinh nguyệt không đều

Triệu chứng cơ bản nhất của kinh nguyệt không đều là chu kỳ kéo dài hơn 35 ngày hoặc thay đổi về số ngày trong một chu kỳ. Nếu xuất hiện cục máu đông đường kính hơn 2.5 cm hoặc thay đổi lượng máu trong chu kỳ, cũng được xem là bất thường và cần được kiểm tra.

Ngoài ra, kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến một số triệu chứng như sau:

  • Khí hư bất thường
  • Mệt mỏi
  • Da nhợt nhạt
  • Chóng mặt
  • Rối loạn cảm xúc
  • Rối loạn ăn uống như chán ăn hoặc mắc hội chứng cuồng ăn

Kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không?

Trong thời gian đầu, kinh nguyệt không đều có thể không dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến một số vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản hoặc sức khỏe tổng thể.

kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì không
Kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến béo phì hoặc nổi nhiều mụn

Một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể hình thành Hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là tình trạng xuất hiện một túi nhỏ chứa đầy chất lỏng phát triển trong buồng trứng. Người bệnh Hội chứng buồng trứng đa nang thường có các triệu chứng như:

  • Béo phì
  • Mọc mụn trứng cá ở mặt, mụn nhọt lưng, ngực
  • Tóc và lông phát triển quá mức

Ngoài ra, một chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể làm một người phụ nữ trở nên kém nữ tính và tăng phần nam tính. Theo thời gian, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Kinh nguyệt không đều có sao không?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Đau đầu
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau bụng kinh, đau vùng chậu trong chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt không đều phải làm sao

Việc điều trị kinh nguyệt không đều phụ thuộc vào sức khỏe tổng thể, thói quen sống và lịch sử sản của từng cá nhân. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm để kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

1. Cách chữa kinh nguyệt không đều tại nhà

Duy trì một lối sống lành mạnh có thể khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều. Các cách chữa kinh nguyệt không đều phổ biến bao gồm:

  • Luyện tập Yoga: Các bài tập Yoga đã được chứng minh là có thể cải thiện các vấn đề kinh nguyệt một các hiệu quả. Ngoài ra, Yoga cũng có thể làm giảm đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng và chất lượng cuộc sống trong chu kỳ.
  • Giảm cân hoặc duy trì cân nặng khỏe mạnh: Phụ nữ thừa cân thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều, chảy nhiều máu và dễ bị đau bụng kinh hơn phụ nữ khỏe mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên: Điều này có thể làm tăng sức khỏe tổng thể, duy trì cân nặng khỏe mạnh và khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều.
  • Sử dụng một số loại thảo mộc: Gừng và quế được cho là có thể khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó gừng và quế cũng được chứng minh là có thể làm giảm buồn nôn và cải thiện các cơn đau trong chu kỳ.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất: Tăng hàm lượng vitamin D, B hàng ngày có thể điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh có thể bổ sung các loại enzym cần thiết, làm mềm niêm mạc tử cung và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của nhân viên y tế có chuyên môn hoặc bác sĩ chuyên khoa để sử dụng các loại thực phẩm chức năng, chế phẩm sinh học để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

2. Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì?

Trong các trường hợp nghiêm trọng kinh nguyệt không đều có thể cần điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

kinh nguyệt không đều uống thuốc gì
Một số loại thuốc có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt
  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDS), chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Naproxen có thể làm giảm chảy máu nhẹ và thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Thuốc bổ sung sắt có thể được kê cho các trường hợp thiếu máu.
  • Tiêm Hormone thay thế để điều trị mất cân bằng nội tiết tố.
  • Thuốc tránh thai đường uống có thể điều chỉnh chu kỳ của bạn và rút ngắn thời gian trong một chu kỳ.
  • Thuốc hạ Insulin cho bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể đảm bảo thời gian rụng trứng và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến một số rối loạn trong cơ thể và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, tìm hiểu thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu có thể hỗ trợ chữa kinh nguyệt không đều. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi có liên quan nào. 

Ngày đăng 09:24 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:26 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Có rất nhiều người thắc mắc, liệu khi mang thai có xuất hiện kinh nguyệt không? Có thai có kinh nguyệt không?

Khi có thai, phụ nữ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt. Do đó, nếu không có kinh nguyệt trong một…

Cường kinh là gì? Nguyên nhân và cách điều trị cường kinh

Cường kinh là một dạng của rối loạn kinh nguyệt thường gặp, đây là tình trạng máu kinh ra nhiều…

Kinh nguyệt màu đen vón cục là bị gì, nguy hiểm không?

Trạng thái của kinh nguyệt là cơ sở phản chiếu tình trạng sức khỏe của nữ giới. Vì vậy khi…

Bế kinh có thể dẫn đến vô sinh Bế kinh là gì và các thông tin cần biết về tình trạng bế kinh

Rất nhiều chị em mắc phải tình trạng bế kinh nhưng không biết vì thiếu kiến thức. Hiểu rõ bệnh…

Đau bụng kinh buồn nôn làm sao khắc phục?

Đau bụng kinh và buồn nôn xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới. Hiện tượng này có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua