Chậm kinh 3 tháng – Có thai hay nguyên nhân do đâu?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Nếu ba tháng liên tiếp không có kinh nguyệt, bạn nên dùng que thử thai để kiểm tra xem mình có mang thai không. Chậm kinh 3 tháng, mất hẳn kinh nguyệt cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý phụ khoa, tác dụng phụ của thuốc, căng thẳng quá mức,…

"Có

Chậm kinh 3 tháng là có thai?

Đối với các bé gái, kinh nguyệt là dấu hiệu cho biết trẻ đã có khả năng mang thai và sinh nở. Kinh nguyệt chỉ có ở nữ giới và sẽ bắt đầu xuất hiện khi bước vào độ tuổi dậy thì (10 – 16 tuổi). Trong cơ thể của nữ giới, hệ thống sinh dục rất phức tạp, bao gồm các bộ phận như: buồng trứng, tử cung, cổ tử cung, âm đạo,…

Buồng trứng là nơi có nhiệm vụ sản xuất trứng và hàng tháng sẽ rụng một tế bào trứng vào tử cung. Đây chính là thời điểm thích hợp để tinh trùng gặp trứng, thụ thai, tạo ra giao tử.

Kinh nguyệt là chất lỏng có màu máu, đỏ sẫm. Kinh nguyệt xuất hiện khi trứng không gặp được tinh trùng, không được thụ thai. Trứng sẽ bị thoái hóa và bị vỡ ra thành dịch lỏng. Dịch kinh nguyệt sẽ từ từ thoát ra ngoài qua đường âm đạo. Quá trình loại bỏ kinh nguyệt diễn ra trong vòng vài ngày. Những ngày ấy, chúng ta thường gọi, là ngày ngày hành kinh.

Trong một tháng, phụ nữ chỉ rụng trứng một lần và thường chỉ rụng 1 tế bào trứng. Do đó, kinh nguyệt chỉ xuất hiện mỗi tháng một lần. Trong cuộc đời, kinh nguyệt chỉ kéo dài từ khi bé gái bước vào tuổi dậy thì cho đến khoảng gần 50 tuổi. Độ tuổi ngừng sản xuất và rụng trứng, ngừng hành kinh được gọi là tuổi mãn kinh. Khi bước vào độ tuổi mãn kinh, phụ nữ hoàn toàn không còn khả năng tiếp tục mang thai được.

Dịch kinh nguyệt xuất hiện là do trứng không được thụ tinh vỡ ra.
Dịch kinh nguyệt xuất hiện là do trứng không được thụ tinh vỡ ra.

Ngày rụng trứng và kinh nguyệt ở phụ nữ khỏe mạnh thường đến rất đúng ngày và luôn diễn ra đều đặn hàng tháng. Nếu bị chậm trễ kinh nguyệt, có thể bạn đã mắc một số bệnh lý về buồng trứng, tử cung,…

Nếu bạn không có kinh nguyệt trong vòng một tháng, có thể bạn đã mang thai. Khi mang thai, lượng Estrogen trong cơ thể giảm dần, cơ thể không có đủ lượng Estrogen để kích thích buồng trứng sản xuất và rụng trứng. Chính vì thế, phụ nữ đang mang thai sẽ không có kinh nguyệt.

Bạn có thể kiểm tra mình có đang mang thai không bằng cách:

  • Sử dụng que thử thai: Nếu trên que thử thai xuất hiện hai vạch đỏ, bạn đã mang thai. Nếu que thử thai chỉ có một vạch đỏ, điều này cho biết bạn không mang thai.
  • Kinh nguyệt: Mất hẳn kinh nguyệt từ 2 tháng trở lên;
  • Triệu chứng nôn mửa, mệt mỏi: Nguyên nhân là do cơ thể đang tiếp nhận một tế bào lạ, hệ thống miễn dịch đang chống lại tế bào lạ đó, gây ra tình trạng nôn mửa, mệt mỏi. Tình trạng nôn mửa này được gọi là ốm nghén;
  • Triệu chứng đau ngực: Đây cũng là một dấu hiệu thường gặp ở người đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ;
  • Dịch âm đạo ra nhiều hơn;
  • Mũi nhạy cảm hơn với các mùi hương;
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Chán ăn, thèm ăn bất thường.

Một số người thắc mắc rằng, chậm kinh ba tháng, nhưng thử thai lại không thấy hai vạch. Chúng tôi lý giải như sau: Chậm kinh 3 tháng không phải là dấu hiệu của mang thai. Chúng ta cần phân biệt hai triệu chứng: mất hẳn kinh nguyệt và chậm kinh là hai triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Nếu kinh nguyệt chỉ đến muộn hơn mọi tháng và tình trạng kinh nguyệt trễ này chỉ mới xuất hiện từ 2 – 3 tháng gần đây, rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn kinh nguyệt. Bạn có thể thử thai bằng cách dùng que thử thai.

Trong trường hợp mất hẳn kinh nguyệt từ 2 – 3 tháng, nhưng thử thai vẫn không thấy hai vạch, đây cũng là dấu hiệu của chứng rối loạn kinh nguyệt.

Để xác định chắc chắn có mang thai hay không, bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra.
Để xác định chắc chắn có mang thai hay không, bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra.

Một số nguyên nhân dẫn đến chậm kinh ba tháng

Một trong những biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt đó là thường hay bị chậm kinh, kinh nguyệt không đều đặn hàng tháng,… Một số nguyên nhẫn dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh hoặc kinh nguyệt không đều đặn là:

1. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc uống có thể gây ra tình trạng chậm kinh, mất kinh nguyệt. Đây có thể chỉ là tác dụng phụ của thuốc, chúng gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, khiến cho lượng Estrogen bị suy giảm, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và rụng trứng của buồng trứng.

Thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất kinh nguyệt. Bản chất của thuốc tránh thai chính là cung cấp hormone Estrogen cho cơ thể. Buồng trứng chỉ sản xuất trứng và rụng trứng khi lượng Estrogen đạt ở mức vừa đủ. Nếu lượng Estrogen quá cao, chúng sẽ ức chế buồng trứng ngưng sản xuất trứng. Do đó, nếu lạm dụng thuốc tránh thai hoặc thường dùng thuốc tránh thai, bạn có thể sẽ bị chậm kinh, mất kinh nguyệt. Dùng thuốc tránh thai thường xuyên có thể gây vô sinh ở nữ giới.

Một số loại thuốc sẽ gây rối loạn nội tiết, ức chế rụng trứng, khiến cho bạn bị muộn kinh, mất kinh nguyệt.
Một số loại thuốc sẽ gây rối loạn nội tiết, ức chế rụng trứng, khiến cho bạn bị muộn kinh, mất kinh nguyệt.

2. Mắc các bệnh lý ở buồng trứng

Khi buồng trứng gặp trục trặc, buồng trứng sẽ không thể sản xuất và rụng trứng đều đặn hàng tháng. Dấu hiệu cho biết buồng trứng bị mắc bệnh đó là kinh nguyệt bị mất, bị chậm vài ngày, kinh nguyệt thất thường,…

Trong tình huống này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

3. Mắc các bệnh lý về tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở cổ trước của mỗi người, tiếp xúc với khí quản. Tuyến giáp có nhiệm vụ sản xuất ra một số loại hormone, trong đó có hormone Estrogen. Nếu tuyến giáp bị tổn thương, gặp phải bệnh lý, hoạt động sản xuất ra hormone sẽ bị ảnh hưởng. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt không đều, bị chậm trễ hơn bình thường hoặc mất hẳn.

Đối với các bệnh lý về tuyến giáp, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị.

Chậm kinh ba tháng có thể do bị mắc bệnh về tuyến giáp.
Chậm kinh 3 tháng có thể do bị mắc bệnh về tuyến giáp.

4. Mệt mỏi, căng thẳng quá mức

Mệt mỏi, căng thẳng trong công việc, cuộc sống cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều đặn: mất kinh hoặc chậm kinh. Bạn có thể tự điều trị bằng cách điều hòa cảm xúc, giảm suy nghĩ tiêu cực, loại bỏ căng thẳng, nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn, tránh lo âu, buồn phiền, ăn uống đầy đủ chất,…

Trong trường hợp đã loại bỏ căng thẳng, stress nhưng vẫn bị chậm kinh, không thấy kinh nguyệt,… rất có thể bạn đã bị mắc bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.

5. Mắc bệnh phụ khoa

Một số căn bệnh phụ khoa cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng mất kinh, kinh nguyệt đến muộn,… như bệnh viêm vùng chậu, bệnh u xơ tử cung, bệnh viêm lộ tuyến tử cung,… Kinh nguyệt ở phụ nữ thường đến đúng ngày, nếu thấy đến muộn, mất hẳn kinh nguyệt, bạn cần nghi ngờ mình bị mắc các bệnh về phụ khoa. Bạn cần đến bác sĩ để được điều trị sớm, ngăn chặn nguy cơ gây vô sinh, hiếm muộn.

Tóm lại, chậm kinh 3 tháng không phải là dấu hiệu có thai. Khi có thai, phụ nữ sẽ mất hẳn kinh nguyệt, ra nhiều huyết trắng, ốm nghén, mệt mỏi,… Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng que thử thai. Tình trạng chậm kinh nhiều tháng, kinh nguyệt bị mất hẳn có thể đến từ các nguyên nhân bệnh lý, thói quen dùng thuốc tránh thai, căng thẳng quá mức,…

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo!

Ngày đăng 09:23 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:20 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp của chị em, nhất là những người bước vào độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh Cách điều hòa kinh nguyệt ngay tại nhà hiệu quả cho chị em

Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tình dục của chị em mà…

chu kỳ kinh nguyệt Chu kỳ kinh nguyệt là gì? kéo dài bao lâu và cách tính

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, phụ nữ cần theo dõi sát sao chu kỳ kinh nguyệt để bảo vệ…

Bác sĩ Lê Phương chia sẻ cách chữa đau bụng kinh Bác sĩ Lê Phương: Đừng chủ quan với đau bụng kinh, cần điều trị dứt điểm sớm

Đau bụng kinh là một trong những tình trạng không hiếm gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi. Đối với…

Thống kinh gây ra những cơn đau dữ dội vượt quá mức chịu đựng Thống kinh là gì và cách điều trị thống kinh hiệu quả

Thống kinh là tình trạng thường gặp ở phụ nữ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh hoạt, học…

Kinh nguyệt màu đen vón cục là bị gì, nguy hiểm không?

Trạng thái của kinh nguyệt là cơ sở phản chiếu tình trạng sức khỏe của nữ giới. Vì vậy khi…

Bình luận (1)

  1. Bạch tuộc
    Bạch tuộc says: Trả lời

    Tôi có kinh từ hồi tháng 5 mà giờ tháng 9 rồi tôi vẫn chưa có vậy là như thế nào ạ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua