Viêm nang lông ở mặt – Triệu chứng và cách trị dứt điểm bằng thảo dược

Mẹo chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh khỏi

Cách trị viêm lỗ chân lông ở bắp chân đơn giản tại nhà

Hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang qua góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Bị Viêm Nang Lông Nên Tắm Bằng Gì Nhanh Khỏi Nhất?

Viêm Nang Lông Ở Mông: Cách Nhận Biết và Điều Trị

Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc “Đánh Bay” Viêm Da, Mề Đay, Rôm Sảy

Viêm nang lông ở lưng – Dấu hiệu và cách chữa trị triệt để

Thanh bì Dưỡng can thang – Giải pháp “vàng” loại bỏ viêm nang lông chỉ sau 1 liệu trình

TOP 7 cách chữa viêm lỗ chân lông ở chân đơn giản tại nhà

Lỗ Chân Lông Nổi Mụn (Đỏ, Trắng…) Là Bị Gì? Cách Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Lỗ chân lông nổi mụn trắng, đỏ… là một trong những triệu chứng thường gặp của làn da. Chúng xuất hiện khi các nang lông bị bít tắc do tích tụ dầu nhờn, tế bào chết, bụi bẩn, có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. Vậy lỗ chân lông nổi mụn là bị gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

>> NÊN ĐỌC: Thanh bì Dưỡng can thang – Giải pháp “vàng” loại bỏ viêm nang lông chỉ sau 1 liệu trình

Lỗ chân lông nổi mụn
Lỗ chân lông nổi mụn trắng, đỏ… xảy ra khi các nang lông bị bít tắc do tích tụ dầu nhờn, tế bào chết, bụi bẩn…

Lỗ chân lông nổi mụn là dấu hiệu của bệnh gì? 

Làn da của con người dày đặc hệ thống các lỗ chân lông đảm nhiệm vai trò thoát nhiệt, đào thải mồ hôi, chất bã nhờn và trao đổi với môi trường bên ngoài. Lỗ chân lông bình thường là những lỗ nhỏ trên bề mặt da, chứa các nang lông và lượng nhỏ dầu tự nhiên có tác dụng cân bằng da. 

Tuy nhiên, với những người có cơ địa nang lông nhạy cảm, dễ nổi mụn thường được lót bằng keratinocytes chết dính bất thường nên dễ bị phát ban, da nổi mẩn đỏ có mủ, mụn nước kèm theo cảm giác châm chích và ngứa ngáy khó chịu. Các nốt mụn thường khu trú thành từng mảng, màu trắng hoặc đỏ tại các vùng da rậm lông như tay, chân, mặt, vùng kín, nách… 

Tình trạng lỗ chân lông nổi mụn có thể xảy ra ở bất kỳ do các yếu tố sinh lý bình thường như:

  • Trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, rối loạn nội tiết tố làn da. 
  • Cạo, tẩy hoặc nhổ lông sai cách gây kích ứng làn da, khiến lông mọc ngược. 
  • Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh như vệ sinh kém, không tắm gội thường xuyên, mặc quần lót quá chật, bó sát… 

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số bệnh lý như:

1. Viêm nang lông

Viêm nang lông là bệnh lý da liễu phổ biến hay còn được gọi là viêm lỗ chân lông. Căn bệnh này chủ yếu liên quan đến nhiễm trùng, nấm, vi khuẩn, phổ biến nhất là tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus và trực khuẩn mủ xanh. Bệnh đặc trưng bởi các nốt mụn chứa dịch mủ, thường thì mụn đỏ nhiều hơn mụn trắng trừ khi bị bội nhiễm. Các nốt mụn này khu trú trong các nang lông gây đau nhức, ngứa ngáy rất khó chịu.

XEM THÊM: 9 trên 10 người khỏi dứt viêm nang lông nhờ bài thuốc quý Thanh bì dưỡng can thang

Lỗ chân lông nổi mụn
Lỗ chân lông nổi mụn là dấu hiệu đặc trưng của người bị viêm nang lông hoặc dày sừng nang lông

Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể xảy ra do thói quen vệ sinh cá nhân không khoa học, thường xuyên vận động mạnh tiết nhiều mồ hôi… Hầu hết các trường hợp viêm nang lông mức độ nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh mãn tính nếu không điều trị kịp thời sẽ rất dễ tái phát và gây biến chứng rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe như rụng tóc vĩnh viễn, viêm nhiễm nặng, áp xe da… 

2. Dày sừng nang lông

Dày sừng nang lông là bệnh lý ngoài da mạn tính, xảy ra do sự tăng tạo nút sừng tại các phễu nang lông. Bệnh được biểu hiện thông qua những tổn thương, các lỗ chân lông nổi mụn cứng như “hột sừng” và không gây ngứa ngáy. Nguyên nhân gây bệnh là do sự tắc nghẽn đường thoát ra của nang lông, khiến chất bã nhờn ứ đọng lại làm lông mọc ngược, cuộn tròn vào bên trong. 

Cánh tay, cẳng tay, đùi, cẳng chân… là những vị trí thường bị dày sừng nang lông nhất. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất xuất phát chủ yếu từ cơ địa nhạy cảm và sản sinh quá mức lớp biểu bì dày sừng, khiến da khô ráp, sần sùi và hình thành các nốt mụn tại nang lông. Nếu để bệnh kéo dài không điều trị, các lớp sừng dày tích tụ dần tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn phát sinh thành viêm nang lông hoặc nhiễm trùng, áp xe da mãn tính… 

3. U nang bạch huyết

U nang bạch huyết được hình thành do các chất lỏng bạch huyết bị cản trở lưu thông do hoạt động tình dục hoặc thủ dâm quá mức, chủ yếu xảy ra ở nam giới. Bệnh làm xuất hiện các nốt mụn sần tại lỗ chân lông dọc theo dương vật. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý này, tình trạng nổi mụn hoặc các triệu chứng đi kèm khác sẽ tự khỏi nhanh chóng trong một thời gian ngắn mà không cần phải can thiệp điều trị.

CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG đang gặp phải

CHUYÊN GIA CHỈ CÁCH ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

- Gần 40 năm khám chữa bệnh da liễu bằng YHCT.

- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Trưởng khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.

- Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Triệu chứng của bạn?

4. Nổi mề đay  

Một trong những bệnh lý phổ biến với tình trạng mụn nang lông là nổi mề đay mẩn ngứa. Đây là bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, đặc trưng bởi tình trạng da xuất hiện những đốm mụn có kích thước khác nhau, có thể nằm trong hoặc ngoài nang lông. Những đốm mụn này thường rất ngứa ngáy, khiến da khô và sần sùi khó chịu. 

Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nặng còn gây ra buồn nôn, sưng môi, sưng mí mắt, tiêu chảy, phù mạch… Một số trường hợp có thể tự biến mất sau 24 tiếng, mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh bùng phát không cấp cứu kịp thời, rất dễ gây sốc phản về và nhiễm trùng do cào gãi quá mức tại vùng da nổi mề đay. 

5. Bệnh ghẻ

Lỗ chân lông nổi mụn kèm theo mẩn ngứa cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh ghẻ do vi khuẩn sarcoptes scabiei gây ra. Loại rệp này sau khi ký sinh trên da sẽ ăn sâu vào các nang lông, trú ngụ và đẻ trứng. Tình trạng này gây ra những cơn ngứa ngáy dữ dội, thậm chí dẫn đến lở loét, nhiễm trùng và bội nhiễm làn da. 

6. Các bệnh nam khoa

Tình trạng lỗ chân lông nổi mụn đỏ, trắng… trên cơ thể, chủ yếu là dương vật là dấu hiệu điển hình của các bệnh nam khoa như giang mai, sùi mào gà, nổi mụn rộp sinh dục, gai sinh dục… Nguyên nhân là do quan hệ tình dục bừa bãi, thói quen vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cách… khiến dương vật nổi mụn. Sau một thời gian các ổ viêm nhiễm sẽ tấn công sâu vào bên trong cơ thể thông qua các nang lông và gây ra nhiễm khuẩn đường sinh dục. 

Lỗ chân lông nổi mụn
Lỗ chân lông nổi mụn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nam khoa

Ngoài ra, một số bệnh lý về bao quy đầu như viêm, hẹp hoặc dài bao quy đầu cũng có nguy cơ phát sinh các nốt mụn nang lông. Khi mụn vỡ ra bên trong sẽ chảy máu, dịch mủ và gây viêm loét lây lan sang các vùng da xung quanh. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ có nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo, ảnh hưởng chức năng sinh sản, gây vô sinh hiếm muộn và thậm chí là ung thư dương vật…  

7. Các bệnh từ bên trong cơ thể

Tình trạng nổi mụn nang lông không chỉ liên quan đến các bệnh về da, bệnh sinh dục thì nó còn là dấu hiệu của một số bệnh xuất phát từ bên trong cơ thể như:

Nổi mụn nang lông màu đỏ, trắng… có nguy hiểm không? 

Lỗ chân lông nổi mụn trắng, đỏ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da và sức khỏe tổng thể nói chung. Tuy nhiên, tình trạng này có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.

Hầu hết tình trạng lỗ chân lông nổi mụn đỏ, trắng… do nguyên nhân sinh lý khá vô hại và không nhất thiết phải can thiệp điều trị. Chỉ cần chăm sóc vệ sinh vùng da bị nổi mụn kỹ lưỡng, giúp các tổn thương phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu tình trạng lỗ chân lông nổi mụn xuất phát từ bệnh lý da liễu hoặc bệnh tình dục cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ để chữa khỏi bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tư vấn cùng chuyên gia

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Trưởng khoa Da Liễu, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc.

Nhập thông của bạn để gửi tới bác sĩ

Cách điều trị tình trạng lỗ chân lông nổi mụn sần

Khi phát hiện lỗ chân lông nổi mụn ngứa, người bệnh cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp để điều trị bệnh dứt điểm. Do có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nên cách điều trị ở từng trường hợp sẽ khác nhau. Một số phương pháp xử lý mụn nang lông do bệnh lý phổ biến như:

1. Điều trị tại nhà

Những trường hợp lỗ chân lông trên da nổi mụn sinh lý hoặc bệnh nhẹ không quá nghiêm trọng có thể được chữa trị bằng các biện pháp tại nhà. Cách này không chỉ không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng, thúc đẩy phục hồi mà còn hạn chế tối đa tác dụng phụ do phải sử dụng thuốc.

TIN NÊN XEM: Hiệu quả điều trị viêm nang lông của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang qua góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Lỗ chân lông nổi mụn
Các loại thuốc uống hoặc bôi có tác dụng tiêu viêm, chống khuẩn, giảm các triệu chứng ngứa ngáy do mọc mụn nang lông

Một số phương pháp điều trị mụn nang lông tại nhà hiệu quả như:

  • Bôi kem dưỡng ẩm: Giúp xoa dịu làn da các nốt mụn đỏ, mụn trắng. Đồng thời giúp tăng cường độ ẩm cho làn da. Lưu ý người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm có cấu trúc mỏng nhẹ, không màu, không mùi hay chứa các chất phụ liệu gây kích ứng làn da. 
  • Tẩy tế bào chết: Đây là bước quan trọng không được bỏ qua ở những người bị nổi mụn nang lông. Người bệnh nên sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết như bột cám gạo, bột đậu đỏ, bã cà phê, gel nha đam, giấm táo, baking soda… 
  • Bôi tinh dầu: Một số loại tinh dầu như dầu dừa, tràm trà, khuynh diệp, bạch đàn… có khả năng kháng viêm chống khuẩn. Chỉ cần bôi một lớp tinh dầu mỏng, massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút rồi làm sạch bằng nước ấm. 
  • Tắm nước lá thảo dược: Các loại nước tắm từ thảo dược như lá trầu không, lá trà xanh, lá khế… giúp làm giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, châm chích tại các nang lông nổi mụn. 

Lưu ý: Khi áp dụng các biện pháp trị mụn nang lông tại nhà, chủ yếu là các mẹo dùng thảo dược tự nhiên cần chú ý không quá lạm dụng. Trong quá trình sử dụng cần quan sát phản ứng của làn da, nếu có bất thường cần ngưng lại và đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.

2. Điều trị bằng thuốc Tây

Hầu hết các trường hợp nổi mụn nang lông đều kèm theo triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, sau khi được thăm khám chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc nhất định như:

  • Các loại thuốc bôi tiêu sừng có chứa hoạt chất tiêu sừng mạnh như vitamin A và các dẫn xuất của nó (thuốc uống hoặc dạng bôi). 
  • Vitamin A dạng uống ở liều cao khoảng 100.000 – 300.000 đơn vị có khả năng làm tiêu sừng trong vòng vài tháng. Lưu ý tránh lạm dụng vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngộ độc vitamin A, khô da…
  • Uống 1 viên Levocetirizine 5mg vào mỗi buổi tối kết hợp bôi 1 tuýp Erylik lên các nốt mụn 2 lần/ ngày. 
  • Sau khi các tổn thương giảm bớt, người bệnh có thể tự chăm sóc tại nhà bằng một số loại thuốc tiêu sừng nhẹ chứa AHAs (Glycolic acid, acid lactic…), Resorcinol, Acid Salicylic… hoặc một số chất giữ ẩm như Glycerin, Urea… giúp da dẻ mềm mại, mịn màng hơn. 
  • Một số dung dịch sát khuẩn tốt cho vùng nang lông bị nổi mụn như Povidon lod 10%, dung dịch Hexemidine 0.1%, dung dịch Chlorhexidine 4%, dung dịch DEP… Các sản phẩm này có tác dụng giảm viêm, chống nấm và diệt khuẩn. 
  • Thuốc kháng histamin H1 dùng để làm giảm các triệu chứng do nổi mề đay, viêm nang lông… Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ và mất tập trung. 

Lưu ý: Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc chữa mụn nang lông nào cũng cần phải do bác sĩ chỉ định. Đối với người bệnh cần dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian quy định và không được lạm dụng hay tự ý tăng giảm liều thuốc để tránh các tác dụng phụ của thuốc. 

Biện pháp chăm sóc phòng ngừa nổi mụn nang lông

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh cũng cần duy trì các biện pháp chăm sóc để phòng ngừa tái phát bệnh. 

Lỗ chân lông nổi mụn
Tắm gội sạch sẽ, giữ da khô thoáng là cách tốt nhất để ức chế sự phát triển của vi khuẩn khiến lỗ chân lông nổi mụn
  • Giữ vệ sinh thân thể kỹ lưỡng, tắm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các vùng da nhạy cảm. Lưu ý chọn lựa các sản phẩm vệ sinh làn da dịu nhẹ để tránh gây kích ứng làn da. 
  • Mặc quần lót không quá chật, có khả năng co giãn, thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi và thay mới mỗi ngày. 
  • Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày, tốt nhất nên bôi sau khi tắm để duy trì độ ẩm và sức khỏe làn da, phòng ngừa tái phát các bệnh da liễu. 
  • Che chắn làn da cẩn thận khỏi các tác nhân gây bệnh, dễ gây kích ứng như ánh nắng mặt trời, bụi bẩn, môi trường ô nhiễm… 
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả, trái cây, ngũ cốc, uống nhiều nước… để tăng cường sức khỏe làn da, thải độc, thanh lọc cơ thể. 

Tình trạng lỗ chân lông nổi mụn có thể là dấu hiệu của các bệnh da liễu, bệnh tình dục hoặc các bệnh từ bên trong cơ thể. Do đó khuyến cáo ngay khi phát hiện triệu chứng này, người bệnh nên chủ động đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời, phù hợp tránh các rủi ro nguy hiểm do bệnh biến chứng.

[MIỄN PHÍ] NHẬN TƯ VẤN TRỰC TIẾP TỪ BÁC SĨ DA LIỄU ĐẦU NGÀNH

Có thể bạn quan tâm

Trị viêm nang lông bằng dầu dừa

Hướng Dẫn Cách Trị Hết Viêm Nang Lông Bằng Dầu Dừa

Trị viêm nang lông bằng dầu dừa là một trong những mẹo chữa bệnh tự nhiên hiệu quả và lành…

5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH

5 Ưu Điểm Của Công Thức Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc NỔI DANH

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là công thức được nghiên cứu bài bản bởi đội ngũ bác sĩ…

Viêm nang lông ở ngực

Viêm Nang Lông Ở Ngực: Nguyên Nhân và Cách Trị Nhanh

Viêm nang lông ở ngực phổ biến không kém các dạng viêm da khác. Bệnh đặc trưng với những nốt…

Bệnh nhân viêm nang lông nên thực hiện điều trị ở một số bệnh viện da liễu uy tín.

Trị viêm nang lông ở bệnh viện da liễu nào tốt nhất hiện nay?

Trị viêm viêm nang lông ở đâu tốt nhất là băn khoăn của nhiều người khi có quá nhiều các…

Vì sao mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông? Cách trị

Vì sao mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông? Cách trị

Bệnh viêm lỗ chân lông (viêm nang lông) có xu hướng tăng mạnh trong mùa đông, thời tiết khô lạnh.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *