Thủ phạm gây nổi mẩn ngứa ở vùng háng và cách xử lý từ gốc

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Nổi mẩn ngứa vùng háng là một trong những triệu chứng đặc trưng của nhiều bệnh da liễu. Chẳng hạn như ghẻ, viêm nang lông, bệnh nấm háng hoặc vệ sinh không sạch sẽ, mặc quần áo bó sát…  

Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở vùng háng

Nổi mẩn ngứa vùng háng không phải là một bệnh lý mà nó là triệu chứng nhận biết lâm sàng của nhiều căn bệnh khác nhau. 

Mẩn ngứa ở háng
Nổi mẩn ngứa ở háng là triệu chứng ngoài da của rất nhiều bệnh lý khác nhau

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: 

1. Bệnh viêm nang lông

Viêm nang lông là tình trạng viêm ở các nang lông. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhất là ở những vùng ma sát nhiều như háng. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn, vi nấm hoặc ký sinh trùng.

Triệu chứng đặc trưng là các nốt mụn trứng cá do nhiễm trùng lỗ chân lông. Kèm theo đó là các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy, phát ban đỏ,… Nguyên nhân thường là do vệ sinh kém, lây nhiễm từ người bệnh thông qua dùng chung vật dụng cá nhân. 

=> XEM NGAY: Trị viêm nang lông ở đâu tốt nhất? Gợi ý các bệnh viện da liễu chất lượng

2. Bệnh ghẻ

Ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây hình thành bệnh ghẻ. Triệu chứng điển hình là nổi mẩn ngứa có thể xuất hiện ở các vị trí như bàn tay, ngón tay, vùng háng, lưng,… và nhiều bộ phận khác.

Trong đó, triệu chứng nổi mẩn ngứa ở háng diễn ra kèm theo các nốt mụn nước li ti, ngứa ngáy dữ dội, nhất là vào ban đêm. Về lâu dài, bệnh ghẻ có thể gây suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể. Nghiêm trọng hơn, mẩn ngứa 2 bên háng tiến triển biến chứng viêm cầu thận nguy hiểm.

2. Bệnh nấm háng

Bệnh nấm háng xảy ra rất phổ biến, do vùng da háng khá nhạy cảm và thường xuyên ẩm ướt. Nguyên nhân thường là do mặc quần áo quá bó sát hoặc vệ sinh da không sạch sẽ. 

Triệu chứng nhận biết:

  • Nổi mẩn ngứa ở háng;
  • Da chuyển sang màu đỏ hồng;
  • Trên bề mặt xuất hiện các vảy mụn lấm tấm;
  • Ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội; 

4. Hăm da

Hăm da thường xuất hiện chủ yếu ở khu vực háng. Nguyên nhân chính do vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Ngoài triệu chứng nổi mẩn ngứa vùng háng, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng da vùng bẹn bị đỏ, ngứa nhưng không gây đau…

5. Bệnh hắc lào

Thủ phạm gây nổi mẩn ngứa ở háng không thể bỏ qua là bệnh hắc lào, xảy ra do chủng vi nấm Dermatophytes. Ngoài cảm giác ngứa ở háng, bệnh hắc lào còn gây ngứa ngáy, nổi mụn nước li ti trên bề mặt da… 

6. Các nguyên nhân khác

Triệu chứng nổi mẩn ngứa vùng háng cũng có thể xảy ra do:

  • Vệ sinh vùng háng kém, không đúng cách; 
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh gây kích ứng; 
  • Mặc quần bó sát;
  • Mắc các bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục; 

Cách xử lý triệu chứng nổi mẩn ngứa vùng háng

Tùy theo nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa vùng háng là gì để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là 4 cách chữa hiệu quả được áp dụng phổ biến: 

1. Dùng thuốc

Dưới đây là một số chọn lựa điều trị phổ biến cải thiện triệu chứng nổi mẩn ngứa vùng háng:

Điều trị nổi mẩn ngứa ở háng
Chữa nổi mẩn ngứa ở háng bằng thuốc bôi
  • Kem chống dị ứng: Nếu mẩn ngứa là do dị ứng hoặc viêm da, bác sĩ có thể kê đơn kem chống dị ứng hoặc kem chống viêm da để giảm triệu chứng và làm dịu da.
  • Kem chống nấm: Nếu mẩn ngứa là do nhiễm nấm, bác sĩ có thể kê đơn kem chống nấm để điều trị. Các loại kem chống nấm thường chứa hoạt chất như clotrimazole, miconazole hoặc terbinafine.
  • Thuốc kháng histamine: Trong một số trường hợp, thuốc kháng histamine có thể giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Thuốc uống hoặc điều trị nội tiết: Nếu mẩn ngứa liên quan đến các vấn đề nội tiết hoặc y tế khác, bác sĩ có thể chỉ định điều trị dựa vào nguyên nhân cụ thể.

2. Điều chỉnh lối sống sinh hoạt

  • Mặc quần áo sạch sẽ, thường xuyên giặt và thay mới đồ lót;
  • Không nên gãi, tránh bệnh lan rộng và gây tổn thương da; 
  • Vệ sinh vùng háng sạch sẽ bằng các sản phẩm hoặc dung dịch không gây kích ứng da; 
  • Tuyệt đối không dùng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng háng; 

3. Cải thiện bằng các mẹo dân gian

Dưới đây là một số thảo dược và biện pháp tự nhiên có thể hỗ trợ:

  • Tinh dầu tràm trà, hạt lanh, ô liu, dầu dừa…;
  • Lá bạc hà;
  • Sữa chua tự nhiên;
  • Mật ong
  • Muối, rượu

Lưu ý rằng tác động của thảo dược tự nhiên có thể khác nhau đối với mỗi người. Chúng không thay thế cho việc tư vấn và điều trị từ bác sĩ da liễu chuyên nghiệp.

Tham khảo thêm

Ngày đăng 14:10 - 10/11/2023 - Cập nhật lúc: 13:00 - 17/12/2023
Chia sẻ:
Da nổi mẩn đỏ có mủ và các bệnh lý trong cơ thể có liên quan

Da nổi mẩn đỏ có mủ là một biểu hiện da liễu nghiêm trọng và có thể liên quan đến…

Vì sao mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông? Cách trị Vì sao mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông? Cách trị

Mùa đông hay bị viêm lỗ chân lông là tình trạng rất dễ xảy ra. Nếu như không biết cách…

Cách trị viêm nang lông tại nhà 8 Cách Trị Viêm Nang Lông Tại Nhà Đơn Giản, Hiệu Quả

Các cách trị viêm nang lông tại nhà thường được chỉ định áp dụng trong trường hợp bệnh mức độ…

Cách trị viêm lỗ chân lông ở lưng bằng Đông y Thanh bì Dưỡng can thang – Giải pháp “vàng” loại bỏ viêm nang lông chỉ sau 1 liệu trình

Tâm lý chủ quan bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị và chữa sai phương pháp khiến viêm nang…

Trị viêm nang lông bằng chanh Mẹo Trị Viêm Nang Lông Bằng Chanh – Hướng Dẫn Chi Tiết

Trị viêm nang lông bằng chanh là mẹo dân gian hiệu quả được nhiều người áp dụng. Không chỉ đem…

Bình luận (3)

  1. Phạm thi Oanh
    Phạm thi Oanh says: Trả lời

    Toi bi ngứa 1 bên hang.đa phần ngua vào ban đem,càng gai càng ngứa

  2. Dung
    Dung says: Trả lời

    T bị ngứa một bên háng chủ yếu vào ban đêm càng gãi càng ngứa

  3. Trần Thị Tuyết
    Trần Thị Tuyết says: Trả lời

    E bị nổi đỏ 2 bên hán

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua