Dậy thì là gì? Những thay đổi sẽ gặp ở tuổi dậy thì

Dậy thì là quá trình mà cả nam và nữ giới điều trải qua với những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Khi bước vào độ tuổi này, đa số các em còn khá bỡ ngỡ với những thay đổi của cơ thể mình. Do đó, việc giúp con trang bị các kiến thức về tuổi dậy thì là điều vô cùng cần thiết mà cha mẹ và người thân của trẻ không thể bỏ qua. 

Dậy thì không chỉ là mối quan tâm chung của các bậc cha mẹ mà còn là thắc mắc của nhiều bạn trẻ
Dậy thì không chỉ là mối quan tâm chung của các bậc cha mẹ mà còn là thắc mắc của nhiều bạn trẻ

Dậy thì là gì?

Dậy thì là giai đoạn phát triển quá độ về sinh lý từ thời kỳ nhi đồng sang thời kỳ thành niên. Thực chất, đây là quá trình thay đổi thế chất của một đứa trẻ, là giai đoạn chuyển giao từ trẻ con sang người trưởng thành mà bất kỳ thiếu niên nào cũng trải qua. Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ quan sinh sản của trẻ bước đầu hoàn thiện, được thể hiện qua sự thay đổi của não, xương, cơ, máu, da, tóc, các cơ quan sinh dục. 

Lúc này, cơ thể tăng trưởng vượt bậc về thể chất, chiều cao, trọng lượng trong nửa đầu tuổi dậy thì và được hoàn thành khi cơ thể phát triển hoàn toàn. Theo các nghiên cứu, trung bình, các bé gái bắt đầu dậy thì vào khoảng 10 – 12 tuổi và kết thúc vào khoảng từ 15 – 17 tuổi. Ở nam, tuổi dậy thì bắt đầu khoảng 11 – 12 tuổi và kết thúc ở độ tuổi từ 16 – 17. Cột mốc đánh dấu độ tuổi dậy thì ở nữ là xuất hiện kinh nguyệt, thường xảy ra trong độ tuổi 12 – 13. Còn ở nam giới, mốc đánh dấu là lần xuất tinh đầu tiên, thường xảy ra ở tuổi 13. 

 Khi bước vào tuổi dậy thì nghĩa là lúc này trẻ đã có khả năng sinh sản với nhiều sự thay đổi về cơ thể. Không chỉ vậy, đây còn là mốc đánh dấu sự phát triển về tâm sinh lý với nhiều thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ. Do đó, khi trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ cần có sự chăm sóc và giáo dục phù hợp. Ngoài ra, cần cho trẻ biết những thay đổi của cơ thể mình để không bị bỡ ngỡ hoang mang. 

Những thay đổi ở tuổi dậy thì của nữ

Trước 8 tuổi, mặc dù cơ quan sinh dục trong và ngoài của nam và nữ có sự phân biệt nhưng lại không có nhiều khác biệt về giới tính. Sở dĩ có điều này là do công năng tuyến sinh dục của cả hai đều ở trong trạng thái bị ức chế, nồng độ hormone sinh dục trong cơ thể cũng rất thấp. Khi bước vào tuổi dậy thì, hormone sinh dục phát triển mạnh, nữ giới có những thay đổi rõ rệt về thể chất và tâm sinh lý. Cụ thể:

Những thay đổi về thể chất

con gái có những thay đổi rõ rệt về cơ quan sinh dục, giọng nói, chiều cao
Ở tuổi dậy thì, con gái có những thay đổi rõ rệt về cơ quan sinh dục, giọng nói, chiều cao
  • Ngực phát triển rõ rệt, ban đầu nổi lên từng cục nhỏ ở một hoặc cả hai bên có đôi khi bên to bên nhỏ không đều nhau. Sau đó bầu ngực phát triển nhanh chóng, đầu vú to dần, màu sắc cũng thẫm hơn. 
  •  Xuất hiện lông nách, lông cứng và đen nhưng không nhiều như ở nam giới, cơ quan sinh dục ngoài cũng bắt đầu xuất hiện lông.
  • Môi bé thẫm lại, lớn lên, âm hộ xuất hiện những chất dịch màu trắng, cơ quan sinh dục trong dần phát triển.
  •  Thông thường, trong khoảng từ 10 – 16 tuổi, trung bình là 13 tuổi, các cô hái sẽ hành kinh lần đầu, sau 2 – 5 năm sau sẽ xuất hiện hiện tượng rụng trứng. Khi bắt đầu rụng trứng thì lúc này công năng sinh dục của trẻ đã phát triển hoàn thiện. 
  • Chiều cao tăng vượt bậc, trung bình từ 7 – 8 cm/năm, đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện và dừng cao sau khi có kinh 2 năm.
  • Giọng nói trong trẻo, nhẹ nhàng và cao hơn
  • Xuất hiện mụn trứng cá, bã nhờn trên da mặt, da cần được chăm sóc hợp lý.

Những thay đổi về sinh lý

  • Bắt đầu phóng noãn, rụng trứng, có thể sinh sản
  • Buồng trứng bắt đầu hoạt động, xuất hiện kinh nguyệt, hành kinh hàng tháng

Những thay đổi về tâm lý

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ thường có những biến đổi trong tâm lý như sau:

  • Thích tự quyết định, thể hiện cái tôi bản thân, thích trò chuyện giao lưu với bạn bè hơn người thân.
  • Có thẩm mỹ riêng, thích làm điệu, chú ý hơn trong cách ăn mặc, chăm sóc cơ thể…
  • Bắt đầu có tình cảm với bạn khác giới, thích yêu và được yêu
  • Thích thể hiện cái tôi và sự thông minh của mình

Những thay đổi ở tuổi dậy thì của nam

Ở nam, tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 11 – 12 tuổi với những thay đổi rõ rệt về cả thể chất, sinh lý và tâm lý. Những thay đổi của cơ thể con trai khi bước vào tuổi dậy thì có thể kể đến như:

Những thay đổi về thể chất

Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể trẻ sẽ dần nở nang, cánh tay và chân trở nên to lớn, vạm vỡ hơn
Khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể trẻ sẽ dần nở nang, cánh tay và chân trở nên to lớn, vạm vỡ hơn

Độ tuổi trung bình bắt đầu giai đoạn dậy thì ở nam là 11 – 12, tuy nhiên, cũng không có gì bất thường nếu trẻ dậy thì sớm vào lúc 9 tuổi hoặc dậy thì muộn vào lúc 16 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ có những thay đổi về thể chất như sau:

  • Có sự phát triển vượt bậc về chiều cao, trung bình 10,4cm mỗi năm, giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất à từ  12 – 15 tuổi. 
  • Mặc dù trẻ trai đạt đến chiều cao của người trưởng thành chậm hơn trẻ gái nhưng trẻ trai sẽ nhanh chóng vượt qua chiều cao của trẻ gái cùng lứa tuổi. 
  • Đầu, bàn tay, bàn chân của trẻ sẽ phát triển đầu tiên rồi mới đến cánh tay, chân, thân mình và vai.
  • Có sự thay đổi về kết cấu cơ thể, nhìn chung, cơ thể thẳng và vuông của trẻ sẽ dần nở nang hơn ở vai, hẹp dần ở eo, cánh tay và chân sẽ trở nên vạm vỡ, to lớn hơn. 
  • Ngực phát triển, có cảm giác nhức và căng xung quanh núm vú. Trong thời gian này, khối ngực có đường kính lên đến 5cm, đôi khi còn có thể phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ biến mất sau 1 – 2 năm.
  • Lông trên cơ thể phát triển, xuất hiện một ít lông tơ sáng màu ở gốc dương vật, số lông này sẽ tối màu, xoăn và thô hơn sau đó. Sau ít năm thì lông mọc ra tới đùn, rốn, các vùng khác của cơ thể cũng phát triển lông như cánh tay, chân, ngực.
  • Có râu ở mặt, giọng nóng thay đổi, xuất hiện mụn trứng cá, có mùi cơ thể đặc trưng. 

Những thay đổi về sinh lý

Không chỉ thay đổi về thể chất, thể lực, ở nam giới khi bước vào tuổi dậy thì cũng có các thay đổi nhất định về sinh lý như:

  • Tăng gấp đôi kích thước của tinh hoàn và bìu. Khi tinh hoàn tiếp tục phát triển, phần da bìu sẽ trở nên sậm màu, mỏng, trĩu xuống, có nhiều chấm u nhỏ.
  • Dương vật phát triển về chiều dài trước, sau đó là chiều ngang. 
  • Khoảng 1 năm sau khi tinh hoàn lớn, sẽ có khả năng sản sinh tinh trùng ngoài testosterone từ đó giúp nam giới có khả năng xuất tinh thực hiện chức năng sinh sản.
  • Xuất hiện hiện tượng mộng tinh, thường xảy ra vào ban đêm khi trẻ đang ngủ. Lúc này trẻ thường ngủ dậy với bộ đồ ngủ ẩm ướt, đôi khi ngộ nhận là mình tè dầm trên giường.
  • Xuất tinh ngoài ý muốn, dương vật cương cứng không chủ ý.

Những thay đổi về tâm lý

Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ thường có những thay đổi rõ rệt về tâm lý. Do đó, bố mẹ nên nắm bắt tâm lý trẻ để có cách định hướng, giáo dục trẻ thành người tốt và thành công. Các thay đổi về tâm lý của trẻ bao gồm:

  • Có xu hướng thể hiện cái tôi, muốn chứng tỏ ý kiến cá nhân, thích được khẳng định bản thân và có phần hơi “ngông”. 
  • Muốn được tự do, được tôn trọng quyền riêng tư, dần có xu hướng hướng ngoại, thích tự quyết định và ít khi nghe ý kiến người khác. Thích giao lưu bạn bè hơn là tâm sự trò chuyện cùng người thân gia đình.
  • Có những thay đổi nhất định trong cảm xúc, bước đầu cảm nhận sự yêu ghét.

Tùy vào môi trường sống, tính cách mà trẻ sẽ trở thành người nhanh nhẹn, thông minh hay trầm tính. Bên cạnh đó, lúc này mục tiêu sống, phong cách, đạo đức, quan niệm về cuộc sống của trẻ cũng dần hình thành. 

Bố mẹ nên làm gì khi con đến tuổi dậy thì?

Khi con bước vào tuổi dậy thì bố mẹ cần cần gũi, nói chuyện nhiều hơn với con
Khi con bước vào tuổi dậy thì bố mẹ cần cần gũi, nói chuyện nhiều hơn với con

Thông thường rất ít bố mẹ quan tâm đến những biến đổi tâm sinh lý mà chỉ quan tâm đến kết quả học tập, nỗ lực của trẻ. Thế nhưng bố mẹ lại không biết rằng, dậy thì là thời gian khủng hoảng tâm lý của mỗi đứa trẻ. Bố mẹ chỉ thấy trẻ ngỗ nghịch, bướng bỉnh, cứng đầu, rất ít người tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết. Điều này khiến khoảng cách giữa chúng ta và con cái ngày một xa hơn. Do đó, khi trẻ bước vào tuổi dậy thì, bố mẹ cần:

  • Gần gũi, nói chuyện nhiều hơn với con: Hãy chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sống với con một cách gần gũi, thân mật với vai trò một người bạn để chỉ dẫn trẻ. Nên chọn cách tiếp xúc nhẹ nhàng, không nên la rầy, đánh mắng trẻ khiến con dễ tủi thân, tự ái.
  • Giải thích cho con rõ về giới tính: Ở độ tuổi này, trẻ rất tò mò về giới tính và những thay đổi của cơ thể mình, do đó giải thích rõ ràng với con mọi thứ là điều cần thiết. Hãy để con hiểu rằng tò mò giới tính là điều hết sức bình thường và cần dạy con cách bảo vệ bản thân tốt nhất, tránh xa những thử nghiệm nguy hiểm do hiểu kì.
  • Quan tâm đến các bệnh lý thường gặp ở tuổi dậy thì: Khi bước vào độ tuổi này, con thường không biết đến các bệnh như rong kinh, mùi hôi cơ thể, mụn trứng cá, bệnh về vùng kín, áp lực tinh thần… Do đó, bố mẹ nên quan tâm và cùng còn tìm hiểu những kiến thức cơ bản để phòng bệnh tuổi dậy thì.

Bước vào tuổi dậy thì trẻ cần được chăm sóc thế nào?

Để giúp cơ thể phát triển toàn diện, ngăn ngừa bệnh tật, cần chăm sóc về thể chất cũng như tâm lý của trẻ một cách tốt nhất. Bố mẹ nên chăm sóc trẻ như sau:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, tăng cường các nhóm thực phẩm cần thiết như protein, chất béo, Magie, kali, vitamin D và đặc biệt là canxi để giúp trẻ phát triển chiều cao và trí não.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, lượng nước trung bình nên uống là từ 2 – 2,5 lít nước
  • Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày, tốt nhất nên chọn bơi lội, đạp xe, tập yoga, thể dục nhịp điệu…
  • Giữ cân nặng cân đối, tránh xa thực phẩm cay nóng, thức ăn chế biến sẵn.
  • Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể. 
  • Luôn giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh mệt mỏi, căng thẳng
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ để tránh ảnh hưởng đến chiều cao và sự hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Chăm sóc da đúng cách, tắm nắng mỗi ngày để tăng cường hấp thu canxi cho cơ thể.

Trên đây là một số thông tin về dậy thì, các thay đổi ở tuổi dậy thì của cả nam và nữ giới. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, cha mẹ sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về con cái mình. Lúc này, trẻ rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, do đó đi vội trách móc la rầy khi thấy con có những biểu hiện lạ nhé.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 11:52 - 02/10/2022 - Cập nhật lúc: 11:52 - 03/10/2022
Chia sẻ:
Cổ tử cung là gì? Nằm ở đâu và thông tin cần biết Cổ tử cung là gì? Nằm ở đâu và thông tin cần biết

Cổ tử cung là cơ quan giữ vị trí quan trọng nằm trong hệ thống sinh sản của phụ nữ.…

Dấu hiệu dậy thì ở nam giới & các kiến thức nhất định phải biết

Quá trình dậy thì ở nam giới thường diễn ra trong khoảng thời gian dài với sự thay đổi cả…

Lợi ích của quan hệ tình dục vào buổi sáng – Bạn nên biết

Khoa học có nhiều nghiên cứu và chứng minh về các lợi ích của quan hệ tình dục vào buổi…

Dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái – trai và điều bố mẹ phải biết

Dậy thì sớm là tình trạng cơ thể phát triển và hình thành các chức năng tình dục quá sớm.…

Dấu hiệu dậy thì và những thay đổi trong tâm sinh lý ở bé gái

Trong quá trình phát triển, khi bước sang giai đoạn mới trẻ sẽ có những thay đổi về tâm sinh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua