Dị ứng thời tiết có phải kiêng nước hay không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Kiêng cử là một trong những cách giúp kiểm soát triệu chứng và giúp ngăn chặn bệnh diễn tiến theo xu hướng xấu. Tuy nhiên, trong quá trình kiêng gió, kiêng thực phẩm dị ứng,… người bị dị ứng thời tiết có cần kiêng nước hay không?

Dị ứng thời tiết có phải kiêng nước không?
Thường xuyên tiếp xúc với nước có khiến tình trạng dị ứng thời tiết thêm tồi tệ?

Dị ứng thời tiết có phải kiêng nước hay không?

Trường hợp anh Nguyễn Văn Thành (32 tuổi, ngụ tại Tuy Hòa – Phú Yên) cho hay: “Anh bị dị ứng thời tiết, cứ hễ trời lạnh là da lại bắt đầu nổi phát ban, mẩn đỏ, gây ngứa ngáy dữ dội. Hiện tại, anh có dùng thuốc kháng histamin loratadin và một loại thuốc bôi ngoài da khác theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, vợ anh không cho anh đụng vào nước, kể cả tắm. Vì cô ấy bảo sợ nước gây nhiễm phong hàn khiến bệnh thêm nặng. Nhưng anh không rõ liệu dị ứng thời tiết có cần kiêng nước hay không?”

Dị ứng thời tiết không cần phải kiêng nước 

Không chỉ riêng trường hợp anh Thành mà rất nhiều bệnh nhân bị dị ứng thời tiết cũng có chung thắc mắc: “Dị ứng thời tiết có phải kiêng nước hay không?” Và để giải đáp cho vấn đề này, qua thông tin trao đổi, PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên trường Đại học Y dược TP. HCM) giải đáp: “Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết là do tiết thời thay đổi. Chính vì vậy, hầu hết bệnh nhân đều nghĩ khi mắc bệnh tốt nhất là nên kiêng nước và không nên tắm rửa. Thế nhưng, đây chính là quan điểm sai lầm.”

Bởi theo PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa: “Khi bị dị ứng thời tiết người bệnh cần phải tắm rửa, vệ sinh da sạch sẽ để giúp loại bỏ bụi bẩn, mồ hôi và vi khuẩn gây bệnh trên da. Nếu người bệnh không tắm hoặc vệ sinh da bằng nước sẽ làm tuyến bã nhờn bị tắc nghẽn kết hợp với vi khuẩn trên da dẫn đến tình trạng ngứa ngáy dữ dội. Chưa kể đến, các nốt phát ban, mề đay bị nhiễm trùng và lan rộng. Vì thế, người bệnh cần phải vệ sinh da bằng nước mỗi ngày để cải thiện bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải biết cách tắm, sử dụng nước một cách khoa học, phù hợp với tình trạng và cơ địa, để ngăn ngừa triệu chứng dị ứng chuyển nặng.”

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]
Dị ứng thời tiết có phải kiêng nước hay không?
Người bị dị ứng thời tiết không cần phải kiêng nước nhưng bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với nước trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là nước lạnh buốt.

Một số lưu ý khi dùng nước tắm, rửa ở người bị dị ứng thời tiết?

Dị ứng thời tiết là do cơ thể mẩn cảm với nhiệt độ thay đổi bên ngoài. Vì vậy, khi sử dụng nước để tắm rửa hoặc vệ sinh, người bệnh nên lưu ý những điểm sau để khắc phục triệu chứng bệnh:

  • Dùng nước ấm: Nước quá lạnh là chính là nguyên nhân gây sốc nhiệt và khiến làn da trở nên khô ráp, kích thích bệnh dị ứng thời tiết chuyển nặng. Bên cạnh đó, nước quá nóng sẽ làm mất cân bằng độ ẩm cũng như độ pH tự nhiên trên da dẫn đến tình trạng da khô, làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng. Vì vậy, để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu, người bị dị ứng thời tiết chỉ nên dùng nước ấm, không quá nóng hoặc quá lạnh. Điều quan trọng, thời gian tiếp xúc với nước không quá lâu, tốt nhất từ 5 – 10 phút.
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Để giảm cảm giác ngứa ngáy và hiện tượng nổi phát ban, mẩn đỏ trên da do bệnh dị ứng thời tiết gây ra. Sau khi tắm hoặc đụng vào nước, người bệnh nên dùng kem dưỡng ẩm thoa đều lên vùng dị ứng với mục đích cung cấp độ ẩm, giảm kích ứng da. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn đối với làn da nhạy cảm, tránh tình trạng kích ứng da, bệnh nhân nên sử dụng kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên. Tốt nhất nên dùng các sản phẩm tự nhiên như dầu dừa, mật ong, dầu ô liu,…

Bên cạnh những lưu ý trên, người bị dị ứng thời tiết cũng nên chú ý những điều sau để giảm nhanh triệu chứng bệnh:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học: Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin C, E giúp tăng cường sức đề kháng. Hạn chế dùng những loại đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích.
  • Quần áo: Nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
  • Nghỉ ngơi: Cần cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh xúc động, giúp tinh thần thoải mái, rút ngắn thời gian điều trị
  • Giữ ấm cơ thể: Người bệnh nên đóng kín cửa, tránh gió. Đặc biệt, giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, mũi, ngực, tay chân,… mỗi khi thời tiết chuyển mùa sang lạnh. Nên che chắn kỹ lưỡng khi ra ngoài vào những ngày lạnh hoặc ngày có phấn hoa.

Với câu trả lời trên hy vọng sẽ giúp bệnh nhân giải đáp phần nào thắc mắc “Dị ứng thời tiết có phải kiêng nước không?”. Để cải thiện triệu chứng bệnh, tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám, điều trị và thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia dị ứng.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Dị ứng thời tiết gây nổi mụn được điều trị như thế nào?

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:57 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 18:19 - 05/06/2023
Chia sẻ:
Chị Đỗ Thị Ngọc từng ám ảnh vì mề đay và khỏi hẳn bệnh sau 2 tháng dùng thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm khỏi bệnh của chị Ngọc.
Nổi mụn trắng trong cổ họng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm Nổi mụn trắng trong cổ họng – Dấu hiệu nguy hiểm chớ xem thường

Cổ họng – nơi chịu nhiều tác động nhưng lại khá nhạy cảm. Khi đột nhiên bị nổi mụn trắng…

dấu hiệu dị ứng retinol Dấu hiệu dị ứng retinol – Nguyên nhân và cách xử lý?

Retinol là một trong những xúc tác "vàng" có tác dụng cải thiện làn da sẫm màu, nám, thâm mụn,…

Dấu hiệu dị ứng Paracetamol và các biện pháp xử lý

Dị ứng Paracetamol có thể gây các phản ứng dị ứng ngoài da hiếm gặp nhưng nguy hiểm như hội…

Cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong đơn giản 3 ngày khỏi bệnh

Cách trị dị ứng da mặt bằng mật ong được rất nhiều chị em áp dụng do hiệu quả của…

Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc

Là công thức nổi danh của Trung tâm Thuốc dân tộc, Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc giúp đẩy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bài thuốc thảo dược Tiêu ban Giải độc thang điều trị thành công bệnh mề đay cho hàng ngàn người. Hiệu quả, mức độ an toàn đã được kiểm chứng.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua