Hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nhiều người vẫn nghĩ tình trạng hạ đường huyết chỉ xảy ra với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Hiểu lầm này đã khiến nhiều người chủ quan và gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Không điều trị kịp thời, hạ đường huyết có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường, thậm chí là tử vong
Không điều trị kịp thời, hạ đường huyết có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường, thậm chí là tử vong

Hạ đường huyết là gì?

Theo định nghĩa khoa học, đây là tình trạng xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường. Lượng đường huyết bình thường khi đo ngẫu nhiên dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l). Lúc đói dưới 100mg/dL (<5,6 mmol/l). Chỉ số xét nghiệm lượng đường trong máu của người bình thường (HbA1C) dưới 5,7%.

Cơ thể chúng ta hấp thụ đường qua các thức ăn nhiều carbohydrate như gạo, bánh mì, ngũ cốc, khoai lang, khoai tây, sữa, trái cây… Đường trong các thực phẩm này sẽ được cơ thể chuyển hóa thành glucose. Glucose là hoạt chất tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất, trong đó có tạo ra năng lượng.

Để kiểm soát lượng glucose được tạo thành trong máu, cơ thể cần đến chức năng của các hormone trong tụy. Một trong số đó là hormone insulin. Nếu lượng glucose quá nhiều, insulin sẽ thúc đẩy các tế bào tăng cường chuyển hóa glucose. Quá đó làm giảm lượng đường huyết.

Trường hợp lượng đường trong máu thấp, hormone còn lại trong tuyến tụy là glucagon sẽ làm tăng đường huyết. Người người bị hạ đường huyết là do cơ thể thiếu lượng glucagon cần thiết hoặc hormone này bị ức chế bởi các rối loạn khác trong cơ thể. 

Lượng đường huyết được giữ cân bằng nhờ chức năng của các hormone trong tuyến tụy. Trong đó có insulin và glucagon
Lượng đường huyết được giữ cân bằng nhờ chức năng của các hormone trong tuyến tụy. Trong đó có insulin và glucagon

Không phải chỉ người bệnh tiểu đường mới bị hạ đường huyết

Lượng đường huyết giảm do bổ sung insulin quá nhiều

Đa số những người bệnh tiểu đường thường đi kèm với chứng suy giảm đường huyết. Bởi khi mắc bệnh này, chức năng của insulin bị suy giảm. Điều này khiến đường tích tụ nhiều trong máu.

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh được chỉ định tiêm insulin. Tuy nhiên, nếu lượng insulin nhiều hơn so với lượng đường trong máu. Nó sẽ gây hạ đường huyết.

Người bệnh tiểu đường tiêm insulin quá liều có thể gây hạ huyết áp
Người bệnh tiểu đường tiêm insulin quá liều có thể gây hạ huyết áp

Các nguyên nhân khác

Ngoài bệnh tiểu đường, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm đường huyết. Tuy nhiên, chúng ít phổ biến hơn. Và cũng chính vì vậy mà nhiều người chủ quan khiến bệnh tình diễn biến nhanh và gây hậu quả khôn lường. Các nguyên nhân này gồm:

Thói quen sinh hoạt và ăn uống không khoa học:

  • Uống nhiều bia rượu và không chú ý đến bổ sung dinh dưỡng: Nhiều người có thói quen không ăn hoặc ít ăn khi uống bia rượu. Điều này rất dễ gây giảm đường huyết.
  • Ăn quá ít, ăn muộn, bỏ bữa hoặc ăn chay không đúng cách sẽ khiến lượng đường được hấp thụ ít hơn so với bình thường.
  • Ngoài ra, lượng đường trong máu sẽ giảm khi hoạt động thể chất quá sức. Mức suy giảm cũng như mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cường độ vận động của cơ thể.
Ăn uống thiếu chất và hay bỏ bữa là một trong những nguyên nhân gây suy giảm huyết áp
Ăn uống thiếu chất và hay bỏ bữa là một trong những nguyên nhân gây suy giảm huyết áp

Bệnh lý, khiếm khuyết cơ thể và tác dụng phụ của thuốc:

  • Các bệnh về gan, thận cũng có thể là nguyên nhân gây suy giảm đường huyết. Các bệnh này ảnh hưởng đến lượng đường trong máu bởi sự tích tụ các loại thuốc điều trị.
  • Khối u: Nếu trong tụy có sự xuất hiện của khối u, lượng insulin có thể bị thừa. Bởi các khối u này có khả năng sản xuất các chất giống như insulin. Lượng insulin quá nhiều trong máu gây ức chế glucose và làm giảm đường huyết.
  • Khiếm khuyết nội tiết: Đây là nguyên nhân chủ yếu của các trẻ em bị hạ đường huyết. Các rối loạn tuyến thượng thận và tuyến yên có thể dẫn đến thiếu hụt các hormone quan trọng tham gia điều tiết và sản xuất glucose.
  • Tác dụng phụ của các thuốc điều trị chuột rút, sốt rét. Nguyên nhân này thường xảy ra với đối tượng là trẻ em hoặc người suy thận.

Hạ đường huyết sau bữa ăn:

Thông thường, sau bữa ăn, chỉ số đường huyết sẽ ở mức cao. Tuy nhiên, với những người từng phẫu thuật dạ dày thì lại là chuyện khác. Lượng đường huyết có xu hướng giảm sau khi ăn. Nguyên nhân chủ yếu là do insulin được sản xuất nhiều hơn mức cần thiết. Đây cũng là một trong những nguyên nhân không thường gặp đối với đường bị suy giảm đường huyết.

Biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết

Các biểu hiện lâm sàng của người bị suy giảm đường huyết gồm rối loạn thần kinh thực vật và thần kinh trung ương. Thường thì các triệu chứng lâm sàng sẽ giảm đi khi người bệnh được bổ sung glucose.

Rối loạn thần kinh thực vật:

Thần kinh thực vật chịu trách nhiệm chi phối hoạt động của các cơ quan có tính chất “tự động” của cơ thể như: cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tim… Khi hệ thần kinh này bị rối loạn có nguyên nhân từ sự suy giảm đường huyết, cơ thể sẽ luôn cảm thấy đói, lo lắng, bồn chồn, run tay, vã mồ hôi, tim đập nhanh… Một vài trường hợp có thể còn bị buồn nôn và nôn.

Suy giảm trí nhớ và đau đầu là một trong những biểu hiện lâm sàng của người hạ huyết áp
Suy giảm trí nhớ và đau đầu là một trong những biểu hiện lâm sàng của người hạ huyết áp

Rối loạn thần kinh trung ương:

Thần kinh trung ương là hệ cơ quan phân hóa cao nhất trong cơ thể. Chức năng của nó là tiếp nhận thông tin và điều khiển hành vi. Hệ thần kinh trung ương gồm não, tủy sống, võng mạc và thần kinh sọ não. Do đó, khi hệ thần kinh này bị rối loạn bởi sự suy giảm đường huyết, người bệnh dễ bị đau đầu, mờ mắt, hành vi bất thường, suy giảm trí nhớ… Một vài trường hợp nặng có thể gây hôn mê và co giật.

Lượng đường huyết ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Chính vì thế, khi lượng đường huyết giảm nhiều và thường xuyên có thể gây ra các biến chứng khôn lường. Trong đó có tình trạng mất ý thức và co giật. Đây là biến chứng thường gặp nhất. Trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Biến chứng của huyết áp giảm có thể gây mất ý thức, thậm chí tử vong
Biến chứng của huyết áp giảm có thể gây mất ý thức, thậm chí tử vong

Điều trị hạ đường huyết

Nguyên tắc cơ bản của các phương pháp điều trị hạ đường huyết là phát hiện các biểu hiện càng sớm càng tốt và điều trị ngay lập tức bằng cách tăng đường huyết đến mức an toàn.

Áp dụng quy tắc 15/15 tại nhà

Quy tắc này thường được áp dụng cho trường hợp đường huyết suy giảm ở mức độ nhẹ (ở giai đoạn lâm sàng và chưa xuất hiện biến chứng). Người bệnh sẽ được đo đường huyết và bổ sung carbohydrate liên tục theo tỉ lệ thích hợp cho đến khi đường huyết về lại mức bình thường.

Cụ thể, nếu chỉ số đường huyết dưới 70mg/dL (3,9 mmol/L), người bệnh sẽ được bổ sung thực phẩm chứa 15 gam Carbohydrate và đợi 15 phút. Sau đó đo lại đường huyết. Nếu chỉ số này chưa về lại mức bình thường thì tiếp tục quy trình. Cho đến khi chỉ số đường huyết trên 100 mg/dL thì dừng lại.

Tuy nhiên, đường huyết có thể giảm trở lại sau khi bổ sung carbohydrate. Do đó, người bệnh cần được kiểm tra lại chỉ số này khoảng 60 phút sau khi điều trị. Các loại thực phẩm tương đương 15 gam đường là: 2-3 viên đường; nửa ly nước ép bất kỳ loại trái cây nào; nửa ly nước ngọt; 1 ly sữa; 5-6 viên kẹo; 1 thìa canh đường hoặc mật ong…

Quy tắc 15/15 không được áp dụng cho bệnh nhân bị hạ đường huyết có biểu hiện hôn mê, co giật hay lú lẫn. Bởi trong các trường hợp này, bệnh nhân đã bị mất ý thức. Việc đổ nước vào miệng có thể khiến nước tràn vào đường hô hấp và gây tử vong.

Việc bổ sung kịp thời các thực phẩm giàu glucose theo quy tắc 15/15 có thể khiến người bệnh nhanh chóng ổn định đường huyết
Việc bổ sung kịp thời các thực phẩm giàu glucose theo quy tắc 15/15 có thể khiến người bệnh nhanh chóng ổn định đường huyết

Điều trị tại bệnh viện

Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ truyền 10-25g glucose qua đường tĩnh mạch. Tiếp đó, duy trì lượng glucose này bằng dextrose 5% hoặc 10%. Mục đích là giữ cho lượng đường trên mức 100mg/dL.

Nếu tình trạng này gây ra bởi các bệnh lý, đặc biệt là khối u. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ khối u và chỉ định các loại thuốc để duy trì đường huyết ở mức ổn định.

Khi lượng đường huyết đã trở về mức ổn định, bệnh nhân được các bác sĩ khuyên nên ăn uống đầy đủ. Nếu các bữa ăn cách nhau hơn 1 giờ thì ăn thêm một gói snack trong thời gian đó để đường huyết không giảm trở lại.

Ăn uống đủ chất để phòng và điều trị hạ đường huyết
Ăn uống đủ chất để phòng và điều trị hạ đường huyết

Các lưu ý trong phòng và chữa hạ đường huyết

Cách phòng ngừa và chữa trị tình trạng suy giảm lượng đường huyết đi từ nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể là:

  • Với người bệnh tiểu đường: cần tiêm insulin và uống thuốc đúng liều lượng cũng như thời điểm.
  • Không bỏ bữa, nếu các bữa ăn chính cách nhau quá lâu thì nên có bữa ăn phụ.
  • Nên ăn nhẹ nếu hoạt động hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường.
  • Điều trị các bệnh lý có thể gây tình trạng hạ đường huyết.
  • Để ý những dấu hiệu lâm sàng để chủ động nâng mức đường huyết trở lại bình thường.
  • Trường hợp nặng cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được điều trị tích cực.
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà không có đơn của bác sĩ. Uống đúng liều lượng được chỉ định, không tự ý ngưng dù đường huyết đã có dấu hiệu trở lại bình thường.
  • Những người hay bị giảm đường huyết nên luôn mang theo bên người các sản phẩm có đường như bánh, kẹo, socola…

Ngày đăng 03:27 - 03/07/2022 - Cập nhật lúc: 11:17 - 04/07/2022
Chia sẻ:
Cách phòng bệnh tiểu đường qua ăn uống, sinh hoạt

Tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng hàm lượng đường trong máu. Nếu không…

Mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm nữa?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm nữa là vấn đề nhiều người bệnh và người thân quan tâm.…

Thuốc tiểu đường của Nhật Bản – Đây là 4 loại tốt nhất

Tiểu đường là căn bệnh xảy ra khá phổ biến gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và…

Đường huyết là gì? Vai trò và chức năng của đường huyết

Đường huyết là một trong những thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Bình thường, nồng độ đường trong cơ…

10 cách hạ đường huyết cấp tốc – hiệu quả nhanh tại nhà

Đường huyết cao nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến tiểu đường mãn tính và gây nhiều…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua