Tiểu đường thai kỳ – Những điều mẹ nhất định phải biết

Một trong những căn bệnh mà mẹ bầu rất dễ gặp phải chính là tiểu đường thai kỳ. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như sinh non, biến chứng thai kỳ, bé mắc dị tật bẩm sinh… 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Những điều mẹ cần biết
Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra vào thời điều thai nhi được 20 – 28 tuần tuổi

Bệnh tiểu đường được chia thành 4 loại chính là tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ và thể đặc biệt. Trong đó, tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường do thai nghén là tình trạng rối loạn hàm lượng đường huyết trong máu. Thường xảy ra vào thời điểm 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Mà trước khi mang thai, mẹ bầu chưa bao giờ bị tiểu được tuýp 1 hay tuýp 2. 

Tình trạng này còn được gọi là rối loạn dung nạp lượng đường trong thai kỳ, có khoảng 5% phụ nữ mang thai gặp phải, thường rơi vào khoảng tuần thứ 20 – 28 của thai nhi. Bệnh được chia thành 2 loại:

  • Không sản xuất insulin: là do tuyến tụy không thể sản sinh ra Insulin làm giảm lượng glucose trong máu. 
  • Không đủ lượng insulin cần thiết:  là mặc dù tuyến tụy vẫn hoạt động bình thường, insulin vẫn được tiết ra nhưng không đủ để đưa lượng đường trong máu vào các tế bào khiến lượng glucose tăng lên gây bệnh. 

Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là bệnh chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai, bệnh xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Do di truyền: Gia đình có người có tiền sử bị tiểu đường như ông bà, cha mẹ. anh chị em ruột.
  • Do trước khi mang thai lượng đường trong máu đã cao nhưng chưa đạt đến mức gây bệnh, đến thời kỳ mang thai thì phát sinh. 
  • Do đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước hoặc sinh ra bé thừa cân, cân nặng lớn hơn bình thường (>4,5kg).
  • Có tiền sử cao huyết áp hoặc các bệnh lý về chuyển hóa glucose.
  • Do tăng cân quá nhanh trong thời kỳ đầu thai kỳ hoặc chỉ số cân nặng trên 30 BMI.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Hầu hết các trường hợp mắc tiểu đường thai kỳ thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đáng chú ý. Tuy nhiên, người bệnh có thể nhận biết thông qua một số triệu chứng sau: 

  • Ăn nhiều hơn bình thường (Polyphagia): Do khả năng chuyển hóa glucose thành năng lượng cho cơ thể bị suy giảm khiến người bệnh lúc nào cũng có cảm giác đói bụng và thèm ăn thứ gì đó. 
  • Uống nhiều hơn bình thường (Polydipsia): Luôn cảm thấy khô miệng, uống nhiều nước và thường bị thức giấc giữa đêm. Nguyên nhân là do mẹ bầu ăn nhiều thức ăn đậm vị nên nhu cầu uống nước cũng theo đó mà tăng cao.
  • Tiểu nhiều (Polyuria): Do cầu thận tăng cường đào thải lượng đường dư thừa trong máu nên lượng nước tiểu cũng gia tăng. Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ sẽ có số lần tiểu nhiều hơn so với thai phụ khác rất nhiều.
  • Tăng huyết áp, người mệt mỏi: Đây là triệu chứng chung của những người mắc tiểu đường, thường kèm theo tình trạng nhịp tim đập nhanh, người dễ mệt mỏi, đổ nhiều mồ hôi, thở hổn hển sau khi hoạt động một chút.
  • Vết thương khó lành: Do mạch máu kém đàn hồi, máu khó lưu thông đến các tế bào của cơ thể, nếu bị trầy xước, vết thương nhỏ cũng sẽ rất lâu lành. 
  • Nhiễm nấm vùng kín, không thể trị hết bằng kem hoặc thuốc thông thường. 

Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ

Việc chẩn đoán phải dựa vào xét nghiệm để xác định được lượng đường trong máu
Việc chẩn đoán phải dựa vào xét nghiệm để xác định được lượng đường trong máu

Các triệu chứng của bệnh thường rất khó nhận biết. Hơn nữa, với các mẹ bầu, các triệu chứng trên cũng không quá đặc biệt. Do đó, cách tốt nhất là mẹ nên xét nghiệm ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, để có được thông tin chính xác nhất. Hiện nay, phương pháp xét nghiệm thường được sử dụng là phương pháp bước 1 hoặc bước 2. Nên đến các bệnh viện ở thành phố để xét nghiệm, chi phí thường giao động từ 300.000 – 600.000 VNĐ. 

Phương pháp 1 bước

Đây là phương pháp thường được áp dụng. Các bác sĩ sẽ tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g và:

  • Lần lượt đo nồng độ đường huyết lúc đói sau 1 giờ, sau 2 giờ.
  • Áp dụng ngay vào buổi sáng, sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. 
  • Nếu lượng đường huyết lớn hơn hoặc bằng 92mg/dL lúc đói; lớn hơn hoặc bằng 180 mg/dL sau 1 giờ; lớn hơn hoặc bằng 153mg/dL sau 2 giờ  thì chứng tỏ bạn đã mắc căn bệnh này.

Phương pháp 2 bước

Phương pháp này được tiến hành theo 2 bước. Cụ thể:

Bước 1: 

Thực hiện nghiệm pháp uống 50g glucose, ở bước này, người bệnh không cần nhịn đói:

  • Đo nồng độ đường huyết tại thời điểm 1 giờ
  • Cho uống 50g glucose, nếu lượng đường huyết đo được là 130mg/dL – 140mg/dL tại thời điểm 1 giờ sau khi uống thì tiếp tục bước 2.

Bước 2: 

Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g: 

  • Bệnh nhân được tiến hành xét nghiệm khi đang đói
  • Cho uống 100g glucose pha với 250 – 300ml nước
  • Lần lượt đo đường huyết lúc đói tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi uống. 
  • Nếu lượng đường huyết lúc đói cao hơn 95mg/dL; lớn hơn 180 mg/dL ở thời điểm 1 giờ sau khi uống; lớn hơn 155 mg/dL ở thời điểm 2 giờ; lớn hơn 140 mg/dL ở thời điểm 3 giờ thì chứng tỏ mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ. 

Đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ

Những người có nguy cơ mắc phải tiểu đường thai kỳ thường là:

  • Người mang thai khi đã ngoài 30 tuổi.
  • Mẹ bầu mang thai từ tuần thứ 20 trở đi.
  • Người có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường ở thế hệ kề cận.
  • Người thừa cân béo phì trước và trong khi mang thai.
  • Người có tiền sử mắc cao huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ, suy thận, tăng cholesterol…
  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang, ít vận động thể lực, vòng bụng lớn hơn 80cm trước khi mang thai. 
  • Người có gen tiểu đường tuýp 2. 

Tiểu đường khi mang thai có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể tự khỏi hoặc biến mất sau khi thăm khám điều trị. Tuy nhiên, nếu không sớm chữa trị dứt điểm, bệnh có thể gây các vấn đề sau:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ, có thể gây tiền sản giật cao gấp 5 lần người bình thường.
  • Thai phụ dễ băng huyết sau khi sinh, phải sinh mổ và ảnh hưởng lớn đến thai nhi.
  • Thai nhi phát triển nhanh, gây khó sinh cho mẹ, có khả năng phát triển mạnh gây béo phì cho bé.
  • Trẻ dễ mắc các dị tật bẩm sinh và các bệnh như suy hô hấp, hạ đường huyết, tụt canxi đột ngột.
  • Nếu lượng đường huyết tăng cao khả năng sinh non, thai chết lưu cao gấp 2 –  5 lần. 

Điều trị tiểu đường thai kỳ

Nếu mắc phải tình trạng tiểu trạng trong giai đoạn mang thai, mẹ nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn, kiểm tra lượng đường huyết và có phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị tiểu đường thường được tiến hành như sau:

  • Theo dõi lượng đường trong máu: Kiểm tra lượng đường trong máu để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và kiểm soát lượng đường ở mức cho phép. Có rất nhiều máy đo đường huyết tại nhà nên mẹ có thể dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh, cần ăn theo loại và khống chế lượng thực phẩm, lượng đường nạp vào cơ thể. 
  • Tập thể dục: Các động tác thể dục nhẹ nhàng, tập đi bộ, đạp xe giúp giảm lượng đường huyết trong máu bằng cách tăng cường đốt cháy năng lượng của cơ thể. Hơn nữa, việc luyện tập thể dục thể thao cũng rất tốt cho mẹ bầu, hạn chế tình trạng đau lưng, chuột rút, táo bón, khó ngủ.
  • Sử dụng thuốc: Trường hợp mẹ mắc tiểu đường thai kỳ nặng cần được tiêm insulin hoặc được chỉ định uống thuốc như glyburide để giảm lượng đường trong máu. 

Chế độ ăn uống phù hợp cho mẹ bầu

Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh
Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh

Khi mắc phải căn bệnh này, mẹ cần giữ ổn định lượng đường trong máu, không nên ăn uống vô tội vạ, thèm gì ăn nấy. Chỉ cần mẹ xây dựng chế độ ăn uống phù hợp thì bệnh sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. 

Các thực phẩm nên ăn

Để đảm bảo sự phát triển cho bé mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống tốt nhất khi mang thai. Cần:

  • Tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate dạng phức tạp để cải thiện và ngăn chặn nguy cơ gia tăng lượng glucose trong máu thông qua các thực phẩm như khoai lang, rong biển, cà rốt, các loại đậu, mướp đắng…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng 1 phần 4: Tức là chia bữa ăn thành 4 phần, trong đó bao gồm 1 phần tinh bột, 1 phần đạm và 1 phần rau củ. Tinh bột là cơm, cháo, hủ tiếu, mì, nui, bánh canh, bánh mì… Đạm là thịt, cá phô mai, sữa trứng…
  • Tăng cường ăn nhiều rau củ, trái cây trái miệng: Nên chọn đu đủ, các loại trái cây ít ngọt giàu vitamin C như quýt, bưởi, chanh, cam, ổi…
  • Tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả tươi, ngũ cốc. 
  • Ăn sáng đầy đủ, không ăn muộn hoặc bỏ bữa, ăn nhiều thực phẩm có chứa crom, chọn sữa ít béo để sử dụng.
  • Thịt nên chọn các loại thịt trắng, thịt nạc hoặc thịt gà không da.

Các thực phẩm không nên ăn

Để tránh gia tăng lượng đường trong máu, mẹ bầu cần tính toán lượng năng lượng phù hợp và hạn chế hoặc kiêng sử dụng các thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm có đường, nhiều tinh bột, kiêng uống nước ép trái cây.
  • Giảm lượng muối, hạn chế các thức ăn giàu chất béo và cholesterol gồm thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa có lượng chất béo cao.
  • Hạn chế ăn các món tráng miệng, đồ ngọt, rau trộn, lòng đỏ trứng, bơ.
  • Tránh các thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, các thức uống chứa nhiều đường, phụ gia, ít giá trị dinh dưỡng như nước ngọt, bánh quy, bánh ngọt.  
  • Không ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ và nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để ổn định đường huyết.

Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Biện pháp tốt nhất là mẹ nên sớm phòng ngừa
Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ từ sớm sẽ giúp mẹ và bé tránh được các tác động xấu từ bệnh

Để phòng ngừa căn bệnh này, mẹ cần thực hiện phòng tránh như sau: 

  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, vận động cơ thể bằng các động tác đơn giản, nhẹ nhàng 30 phút mỗi ngày để đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát đường huyết.
  • Trước và sau khi mang thai, cần kiểm soát cân nặng của mình, không nên để xảy ra tình trạng tăng cân quá mức, thừa cân vừa ảnh hưởng đến bé vừa dễ mắc tiểu đường. 
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể, duy trì huyết áp ở mức bình thường. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, chọn các thực phẩm ít chất béo, calo nhất là các loại trái cây, ngũ cốc, rau củ quả…

Tóm lại, tiểu đường thai kỳ là căn bệnh mà mẹ bầu rất dễ mắc phải, cần chủ động kiểm soát theo chỉ dẫn của bác sĩ để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nếu mẹ bầu chủ quan không sớm thăm khám và điều trị thì nguy cơ sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi bị đe dọa là rất cao. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, mẹ sẽ có cái nhìn toàn diện về căn bệnh này và có biện pháp phòng tránh phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:48 - 01/10/2023 - Cập nhật lúc: 11:37 - 02/10/2023
Chia sẻ:
Mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm nữa?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm nữa là vấn đề nhiều người bệnh và người thân quan tâm.…

Thuốc nam trị bệnh tiểu đường – 7 cây này có kết quả tốt nhất

Tiểu đường là căn bệnh có tính chất dai dẳng và không thể điều trị khỏi, hầu như người bệnh…

7 loại thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường quanh nhà bạn

Sử dụng các loại dược liệu tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường là phương pháp đơn giản, hiệu…

TOP 5 sữa cho người tiểu đường an toàn, đáng tin cậy

Sữa cho người tiểu đường là sản phẩm được thiết kế đặt biệt để bổ sung một phần hoặc thay…

bệnh tiểu đường giai đoạn đầu Triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu nếu kiểm soát tốt thì sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm phát…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua