Đường huyết là gì? Vai trò và chức năng của đường huyết

Đường huyết là một trong những thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu. Bình thường, nồng độ đường trong cơ thể sẽ duy trì ở mức ổn định nên thường không được chú ý. Tuy nhiên, khi lượng đường này tăng hoặc hạ bất thường so với mức bình thường, người bệnh nên thận trọng. Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề rắc rối nào đó, cần được thăm khám sớm.

Đường huyết
Đường huyết là sự hiện diện hàm lượng đường trong máu

Đường huyết là gì?

Đường huyết hay còn gọi với tên khác là glucose. Đây là một cacbohydrat đơn giản nhất thường dùng để chỉ lượng đường trong máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đường chính là nguồn năng lượng giúp cơ thể hoạt động tốt hơn. Đồng thời cũng là nhiên liệu cần thiết cho tổ chức não bộ và hệ thần kinh. Chính vì vậy có thể thấy, ngoài chất béo, glucose chính là một trong những nguyên liệu ưa thích của cơ thể dưới dạng carbohydrate. 

Vai trò của đường huyết đối với cơ thể

Glucose là một trong những chất dinh dưỡng có giá trị đối với con người. Cơ thể quy định lượng đường hiện diện trong máu như một phần của chuyển hóa cân bằng nội môi.

Do đó, khi vào cơ thể chúng sẽ được dự trữ tại gan và trở thành năng lượng dự trữ dưới dạng glycogen. Nếu cơ thể thiếu hụt năng lượng, glucose sẽ được vận chuyển từ gan hoặc ruột đến các tế bào của cơ thể thông qua đường máu để tạo năng lượng.

Chính vì vậy, glucose được xem là nguồn năng lượng chính cho các tế bào, giúp tạo ra năng lượng hỗ trợ hoạt động của cơ thể.  Bên cạnh đó, chúng còn được xem là nguồn nhiên liệu cần thiết đối với hệ thần kinh và não bộ.

Tăng giảm đường huyết trong cơ thể có gây nguy hiểm?

Mặc dù đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, nồng độ glucose trong cơ thể tốt nhất nên ở mức độ vừa phải. Bởi việc tăng hoặc hạ đường huyết trong cơ thể có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Chỉ số đường huyết được coi là an toàn khi người bệnh kiểm tra đường huyết đạt kết quả như:

  • Kiểm tra đường huyết trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l)
  • Kiểm tra đường huyết sau bữa ăn 1 – 2 giờ: <180mg/dl (10mmol/l)
  • Kiểm tra đường huyết trước khi đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l)

Trong trường hợp kiểm tra nếu chỉ số đường huyết thấp hoặc cao hơn các chỉ số này, người bệnh nên cẩn thận, rất có thể bạn mắc phải hai căn bệnh sau đây:

Tăng đường huyết

Tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Điều này phản ánh sự dư thừa hàm lượng glucose tại các mô của cơ thể. Thông thường, chỉ số đường huyết ở người bình thường lúc đói nếu lớn hơn hoặc bằng 1,26 g/l thì coi là đường huyết tăng. Còn trong trường hợp sau khi ăn mà nồng độ glucose vẫn lớn hơn hoặc bằng 2g/l thì gọi là tăng đường huyết sau khi ăn.

Tăng đường huyết
Tăng đường huyết sau ăn nếu không chữa trị sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, thận và một số bệnh lý nguy hiểm khác

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hormone insulin của tuyến tụy không được sản sinh đủ để vận chuyển đường đến các tế bào khiến đường tích tụ lại trong máu cao. Tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài có thể gây đái tháo đường

Tăng đường huyết thường xuất hiện với các biểu hiện như nhức đầu, khát nhiều, khó tập trung, tiểu nhiều, giảm cân hoặc yếu cơ,… Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến thần kinh, mắt, tim mạch và thận.

Hạ đường huyết

Ngược lại với tăng đường huyết, hạ đường huyết là hiện tượng lượng đường glucose trong máu tụt xuống thấp hơn mức bình thường. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là người bệnh điều trị tiểu đường bằng thuốc uống, bơm hoặc tiêm isulin sai cách, không đúng kỹ thuật. Ngoài ra, ở một số trường hợp hạ đường huyết có thể là do bệnh nhân bỏ bữa hay do lao lực, uống rượu lúc đói,…

Triệu chứng nhận biết hạ đường huyết do bệnh tiểu đường như chóng mặt, run rẩy, đổ mồi hôi, đau đầu, cảm thấy đói, da tái hoặc tim đập nhanh. Những biểu hiện này thường xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và thường gặp ác mộng. Ở một số trường hợp giảm đường huyết đột ngột, bệnh nhân thường bị ngất xỉu hoặc động kinh.

Hạ đường huyết
Tim đập nhanh – Biểu hiện nhận biết của hạ đường huyết

⇒ Kết luận: Như đã phân tích ở trên, tăng hoặc hạ đường huyết đều là những biểu hiện gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hàm lượng glucose thấp sẽ khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng hoạt động, gây mệt mỏi và làm tăng nguy cơ đột quỵ. Còn đường huyết cao thường khiến mọi phản ứng sinh học trong cơ thể bị xáo trộn khiến lượng đường trong máu tăng cao không kiểm soát có thể gây vỡ động mạch, viêm thận, hoại tử mô mềm, viêm thận hoặc nhiều nguy cơ khác. Chưa kể đến trường hợp tăng và hạ đường huyết nếu không phát hiện kịp thời chính là mối nguy đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bệnh nhân cần kiểm tra định kỳ chỉ số đường huyết trong máu.

Nên làm gì nếu đường huyết trong cơ thể quá cao hoặc quá thấp?

Trong trường hợp lượng đường glucose trong máu quá cao, bệnh nhân cần tiêm insulin để hạ lượng đường xuống mức bình thường. Còn đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu quá cao có thể là dấu hiệu cảnh báo họ cần sử dụng insulin tổng hợp để điều trị bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ít nghiêm trọng, người bệnh nên tham gia các  hoạt động thể chất để giảm mức độ đường huyết trong cơ thể xuống.

Hàm lượng glucose trong máu được coi là quá thấp khi chỉ số kiểm tra đường huyết dưới 70 mg/dL. Để tăng lượng đường trong máu, bệnh nhân chỉ cần ăn một bữa ăn hoặc uống nhiều nước trái cây có hàm lượng đường cao. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sử dụng viên uống bổ sung glucose không cần theo toa.

Đường huyết nếu không được kiểm soát tốt chúng có thể tác động xấu đến sức khỏe. Đặc biệt, bệnh chuyển nặng có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến thận, thần kinh và tim mạch. Chưa kể đến, bệnh có thể làm tăng nguy cơ đột qụy, xơ vữa động mạch và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh không nên lơ là, bỏ qua, cần thăm khám ngay từ khi phát hiện triệu chứng bệnh đầu tiên.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 09:31 - 24/05/2022 - Cập nhật lúc: 09:31 - 25/05/2022
Chia sẻ:
chữa tiểu đường bằng đậu bắp Chữa tiểu đường bằng đậu bắp có thực sự hiệu quả?

Sử dụng đậu bắp chữa tiểu đường từ lâu đã là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng.…

Tiểu đường không phải là căn bệnh lây lan. Bệnh tiểu đường có lây không, làm sao phòng ngừa?

Bệnh tiểu đường không phải là căn bệnh lây nhiễm từ người bệnh qua người khỏe mạnh. Nguyên nhân gây…

Chỉ số đường huyết là con số phản ánh tốc độ tăng của nồng độ đường trong máu Đường huyết cao có phải bị tiểu đường? Và cách giảm an toàn

Tiểu đường là tình trạng gia tăng lượng đường trong máu hormone Insulin trong cơ thể thiếu hụt khiến lượng…

Cách phòng bệnh tiểu đường qua ăn uống, sinh hoạt

Tiểu đường là một dạng rối loạn chuyển hóa mạn tính gây tăng hàm lượng đường trong máu. Nếu không…

Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể Cơ chế bệnh tiểu đường và tìm hiểu thông tin về bệnh

Tiểu đường hiện đang rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Đây là căn bệnh nguy hiểm và chưa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua