Tổ Đỉa Chàm Dạng Trứng Sam: Nguyên Nhân và Cách Trị

Ghẻ nước và tổ đỉa: Cách nhận biết, phân biệt, điều trị

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh Tổ Đỉa Ở Mông: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Khắc Phục

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?

4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Tổ Đỉa Bội Nhiễm: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa

10 loại thuốc trị tổ đỉa tốt nhất 2023 (dạng bôi + uống)

Bệnh tổ đỉa ở chân: Hình ảnh nhận biết và cách điều trị dứt điểm

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả theo công thức bí truyền

Ghẻ nước và tổ đỉa: Cách nhận biết, phân biệt, điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ Bác sĩ Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Khoa Da liễuGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tổ đỉa và ghẻ nước là hai căn bệnh da liễu thường gặp, những triệu chứng tương tự nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Đặc trưng của ghẻ nước và tổ đỉa là tình trạng mụn nước nổi li ti kèm theo biểu hiện ngứa ngáy dữ dội. Nhiều bệnh nhân không nhận ra đúng bệnh mà điều trị sai cách khiến bệnh lan rộng khó chữa trị hơn.

Ghẻ nước và tổ đỉa
Có nhiều sự nhầm lẫn người bệnh gặp phải khi phân biệt tổ đỉa và ghẻ nước

Những điều cần biết về tổ đỉa và ghẻ nước

Ghẻ nướctổ đỉa đều là những căn bệnh nhiễm trùng ngoài da, bệnh không gây nguy hiểm và có chiều hướng gây ngứa ngáy kéo dài. Để phân biệt giữa tổ đỉa và ghẻ nước, trước tiên người bệnh cần hiểu về tính chất riêng, cũng như nguyên nhân gây ra từng bệnh.

  • Bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm, bệnh phổ biến hơn ở những đối tượng nằm trong độ tuổi vị thành niên. Bệnh có dấu hiệu đặc trưng là các hạt mụn dày và mọng nước, mọc thành mảng trên da tay, chân. Thông thường mụn nước thường gây ngứa ngáy trong khoảng 3 tuần, mụn nước ở bệnh tổ đỉa gây ngứa hơn so với các thể chàm khác. Bệnh có thể tự hết mà không cần điều trị, tuy nhiên tình trạng ngứa ngáy thường khiến người bệnh gãi và làm tổn thương vùng da, để lại sẹo sau điều trị.

Bệnh tổ đỉa thường tiến triển theo chu kỳ, sau khi các mụn nước này biến mất chúng thường tái phát sau thời gian khi gặp các tác nhân gây kích ứng. Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác minh cụ thể, cơ bản người có cơ địa rối loạn, dị ứng, mẫn cảm với khói bụi, phấn hoa, chất tẩy rửa, hóa chất… sẽ mọc mụn nước sau tiếp xúc. Tổ đỉa có chiều hướng xảy ra cao hơn ở những bệnh nhân bị viêm da cơ địa hoặc những người bị dị ứng mũi.

  • Bệnh ghẻ nước

Tương tự như tổ đỉa, ghẻ nước cũng là căn bệnh có đặc trưng là những mụn nước nhỏ li ti nhưng chúng thường mọc riêng lẻ và rải rác trên khắp các vị trí trên cơ thể. Ghẻ nước có khuynh hướng lan rộng ra khi người bệnh gãi, dịch trong mụn ghẻ lan ra thành các vùng da bị ghẻ mảng lớn. Những khu vực bị ghẻ nhiều nhất là khu vực kẽ ngón tay, lòng bàn tay và bộ phận sinh dục. Tương tự như tổ đỉa, bệnh ghẻ nước cũng có thể điều trị đơn giản bằng cách chăm sóc vệ sinh tại nhà, nếu được chăm sóc tốt thì mụn ghẻ có thể biến mất sau 2 – 3 tuần.

Ghẻ nước và tổ đỉa giống hay khác nhau
Bệnh ghẻ nước khiến người bệnh bị ngứa do sự hiện diện của con ghẻ đào hang trên da

Đối tượng bị ghẻ nước thường là trẻ em hoặc người trưởng thành.  Nguyên nhân gây ghẻ nước chủ yếu do một loại ký sinh trùng ( ghẻ cái ) ký sinh trên da, nguồn lây nhiễm từ môi trường sống, nước sinh hoạt ô nhiễm. Khi ghẻ cái đào hang làm tổ sâu trong da sẽ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, và nổi mụn nước. Ngoài ra người có làn da nhạy cảm khi bị ghẻ nước rất dễ hình thành các vùng lở loét và để lại sẹo lâu dài.

Những dấu hiệu giúp nhận biết tổ đỉa và ghẻ nước

Phần lớn những người mắc bệnh tổ đỉa thường không nhận ra mình mắc bệnh cho đến khi cơn ngứa xuất hiện. Ngoài ra do những dấu hiệu của tổ đỉa và ghẻ nước tương đối giống nhau nên việc nhận diện ban đầu gặp khá nhiều khó khăn. Để phân biệt tổ đỉa và ghẻ nước, người bệnh nhân chú ý đến những chi tiết sau:

Dấu hiệu của bệnh tổ đỉa

  • Da nổi mụn nước: Trên làn da của người bệnh nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti, các nốt mụn này khá sần sùi và không có nhân, chúng thường tập trung thành mảng dày khiến vùng da bị bệnh nổi sạm và nổi cục. Mụn tổ đỉa thường tập trung tại các ngón tay, kẽ ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân…. 
  • Nhiễm khuẩn mụn nước: Khi các mụn nước này tập trung thành vùng sẽ tạo thành bọng nước trên da. Nếu bạn nhận thấy các nốt mụn này bắt đầu chuyển màu đục, sưng đỏ, đây có thể là dấu hiệu mụn tổ đỉa bị nhiễm trùng. Khi đó cơ thể bạn sẽ phản ứng với tình trạng nhiễm trùng bằng những thay đổi như: sốt cao, sưng hạch bạch huyết, nhức mỏi cơ…
  • Vùng da bị nóng rát: Đặc trưng của tổ đỉa là những cơn ngứa thường kéo dài âm ỉ. Triệu chứng này tiến triển không dứt, càng gãi càng ngứa. Từ đó hình thành các vùng tổn thương ma sát, từ đó khiến cho vết thương sưng tấy, đau, bề mặt da bị nóng rát do các mảng bong tróc gây ra.
  • Đóng vảy trên bề mặt: Tình trạng da đóng vảy khi bề mặt da bị khô và bong thành từng mảng sau khi mụn vỡ hoặc xẹp. Lúc này trong vùng da bị bệnh đóng thành vảy dày sừng vàng đục, tương tự như vết chai sạn mất thẩm mỹ.
  • Biến dạng móng: Tổ đỉa cũng có thể gặp phải ở móng tay và móng chân. Chúng có thể khiến móng tay, móng chân người bệnh bị biến dạng và ảnh hưởng kéo theo. Ở giai đoạn tổ đỉa mãn tính có thể gây biến dạng móng tay.
tổ đỉa và ghẻ nước
Đặc trưng của tổ đỉa là các hạt mụn nước cứng và tạo thành vùng chai sần trên da

Triệu chứng của bệnh ghẻ nước

  • Mụn nước mọc rải rác: Tại những khu vực cái ghẻ đi qua và làm tổn sẽ hình thành những vùng da tổn thương. Các nốt mụn nước này thường tập trung tại kẽ ngón tay, ngón chân, thắt lưng, mặt trong đùi và cơ quan sinh dục.
  • Ngứa ngáy về đêm: Một dấu hiệu giúp phân biệt bệnh ghẻ nước và tổ đỉa là cơn ngứa do cái ghẻ gây ra thường diễn ra vào buổi đêm. Do con ghẻ thường hoạt động tích cực về đêm, khi người bệnh gãi ngứa sẽ khiến cái ghẻ và trứng ghẻ rơi ra giường, đệm, gối nên việc điều trị khó dứt điểm được bệnh.
  • Ngứa nhiều khi vận động: Ghẻ nước có thể ngứa ngáy hơn khi làm da ẩm ướt, đặc biệt là khi đổ mồ hôi nhiều. Tình trạng ngứa cũng xảy ra phức tạp hơn khi người bệnh tiếp xúc với nước bẩn, nước mưa, khi cơ thể nóng thì các cơn ngứa sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn.
  • Hình dáng mụn nước: Khác với mụn nước ở bệnh tổ đỉa, ghẻ nước thường có hình tròn nổi bật và có quầng tối màu xung quanh nốt ghẻ. Nếu tinh mắt có thể nhận thấy mụn nước có kèm theo rãnh rất nhỏ, bề mặt nông và có chiều dài 2-4mm.
  • Mụn dễ vỡ: Mụn nước do ký sinh trùng ghẻ cái gây ra có chất dịch trong, dễ vỡ. Khi lấy tay chạm nhẹ mụn rất dễ bị vỡ so với mụn mọc thành cụm chắc chắn ở bệnh tổ đỉa.
  • Mức độ lan rộng nhanh: Thông thường khi gái ghẻ tấn công trên da sẽ gây ra mụn và ngứa ngáy tại những khu vực mà chúng đi qua. Càng gãi nhiều thì mụn nước sẽ càng lan rộng ra những vùng da lân cận của cơ thể. 
  • Mụn ở vùng sinh dục: Trái ngược với tổ đỉa chỉ xảy ra ở những vùng da ẩm ướt, cái ghẻ có thể sinh sôi ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Bệnh ghẻ nước cũng có thể xảy ra ở bộ phận sinh dục với những nốt mụn đỏ sẫm và gây ngứa ngáy dữ dội.

Tổ đỉa và ghẻ nước – Bệnh nào nguy hiểm hơn?

Mức độ nguy hiểm của tổ đỉa

Tổ đỉa không phải là căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên những triệu chứng khó chịu của bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh tổ đỉa có khuynh hướng tái phát cao khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, môi trường ô nhiễm…

Những biến chứng thường gặp ở bệnh tổ đỉa là tình trạng nhiễm trùng ngoài da, biến dạng móng,… Tùy vào từng vị trí bị tổ đỉa mà bệnh có thể tái phát thường xuyên. Ở những khu vực như lòng bàn chân hay ngón tay là những nơi có nguy cơ tái phát tổ đỉa thường xuyên nhất.

Mức độ nguy hiểm của ghẻ nước

bệnh tổ đỉa và ghẻ nước
Cái ghẻ đào hang và tạo thành những rảnh lớn nhỏ trên da gây ngứa ngáy và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm

Ghẻ nước khá phổ biến ở trẻ em, ở những người càng có sức đề kháng yếu kém càng dễ bị ghẻ nước tấn công. Ban đầu người bệnh chỉ bị ngứa ngáy khó chịu xung quanh vùng da bị ghẻ tấn công. Tuy nhiên nếu như không điều trị sớm, tình trạng nhiễm trùng da sẽ xảy ra và từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

Nguy cơ lở loét và để lại sẹo cao ở trẻ em, đặc biệt là khi những tổn thương tiến triển đến giai đoạn chàm hóa. Ở giai đoạn này, bệnh có thể phát triển thành biến chứng viêm cầu thận cấp sau nhiễm trùng. Ngoài ra bệnh ghẻ nước cần được điều trị càng sớm càng tốt vì đây là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh. Vì thế nếu trong gia đình có người bị ghẻ thì các thành viên còn lại có thể bị lây bệnh rất cao.

Phương pháp điều trị bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước là hai căn bệnh có tính chất khác nhau nên phương pháp điều trị cũng hoàn toàn không giống nhau. Sau khi khám da liễu và xác định được đúng bệnh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, tùy thuộc từng nguyên nhân sau:

Điều trị bệnh tổ đỉa

Tổ đỉa có thể tự khỏi trong 3 đến 4 tuần nếu bệnh nhân biết cách chăm sóc và vệ sinh vùng da bị bệnh hợp lý. Sau đây là những phương pháp điều trị tích cực, có thể khắc phục được những triệu chứng viêm da đơn giản:

bệnh tổ đỉa và bệnh ghẻ nước
Muối có tác dụng khử trùng và diệt khuẩn, ức chế sự phát triển của lý sinh trùng
  • Dùng muối: Loại muối chữa tổ đỉa hiệu quả nhất là muối biển. Đầu tiên người bệnh nên hoàn toàn 1 – 2 thìa muối biển cùng với 1 ca nước đầy. Vệ sinh vùng da bị bệnh bằng nước sạch, để lau khô ráo sau đó đem nước muối ngâm rửa lại lần nữa.
  • Lá trầu không: Lá trầu không có thành phần kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Đầu tiên bạn nên vò nhẹ lá trầu không cho ra tinh dầu, sau đó đem đun lá trầu không cùng với 1,5 lít nước sạch, bạn đợi nước nguội bớt rồi đem ngâm vùng da bị bệnh trong 15 phút. Cách làm này có thể phòng ngừa viêm nhiễm rất hiệu quả.
  • Dùng tỏi: Tỏi được dùng phổ biến trong các bài thuốc điều trị bệnh ngoài da.  Trong đó thành phần tallicin của tỏi vừa có khả năng kháng khuẩn, sát trùng, vừa giúp cải thiện tình trạng tổ đỉa lan rộng. Bạn có thể đắp tỏi tươi giã nhuyễn lên vùng da bị bệnh hoặc sử dụng nước ép tỏi bôi lên khu vực bị mụn nước.

Những bài thuốc dân gian chữa tổ đỉa kể trên thường chỉ có hiệu quả cho những trường hợp viêm da nhẹ. Nếu như đã áp dụng mà không thấy hiệu quả trong 2 tuần sau đó, tốt nhất bạn nên sử dụng thuốc bôi để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm, viêm loét…

Các loại thuốc bôi chữa tổ đỉa dạng gel, kem bôi hay thuốc mỡ có công dụng chữa tổ đỉa rất nhanh chóng. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc bôi rất dễ khiến bề mặt da bạn bị bào mòn. Những loại thuốc thường được sử dụng chữa tổ đỉa gồm có:

  • Corticosteroid: Nhóm thuốc bôi có chứa corticosteroid giúp đẩy lùi các mụn nước trong thời gian ngắn. Chống chỉ định sử dụng Corticosteroid nếu bạn dị ứng với thành phần này.
  • Chlorpheniramine, Loratadine: Thuộc nhóm thuốc chống dị ứng, hiệu quả trong việc khắc phục các kích ứng ngoài da từ bên ngoài gây ra tổ đỉa.
  • Nước muối sinh lý: Rửa vùng da bị tổ đỉa bằng nước muối mỗi ngày là cách tốt nhất để vệ sinh vùng da này. Đồng thời nước muối cũng hạn chế được khả năng mụn nước lan sang các vùng lân cận.
  • Triamcinolone dạng tiêm: Loại thuốc này được tiêm trực tiếp đến vùng tổn thương trên da từ đó giúp tác động phục hồi từ bên trong. 
  • Thuốc chống nhiễm khuẩn: Nhóm thuốc này được sử dụng để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn do nhiễm trùng gây ra, chỉ được sử dụng khi mụn nước có dấu hiệu vỡ và viêm loét
bệnh tổ đỉa và bệnh ghẻ ngứa giống hay khác nhau
Các loại thuốc bôi có tác dụng rất nhanh trong điều trị các bệnh lý viêm da do ký sinh trùng

Tuy nhiên, các loại thuốc Tây mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng không trị được gốc bệnh, luôn tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ, làm các triệu chứng bệnh tổ đỉa ngày càng trầm trọng. 

Hiện nay, thay vì sử dụng các loại thuốc Tây nhiều người ưu tiên sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền được nghiên cứu bài bản, chuyên sâu bởi tính an toàn, không tác dụng phụ. Trong đó, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc là giải pháp chuyên sâu, giúp xử lý tổ đỉa từ gốc và ngăn chặn tái phát hiệu quả.

Làm XẸP MỤN NƯỚC, hết ngứa ngáy, nhanh khô se miệng vết thương do tổ đỉa với Thanh bì Dưỡng can thang

Chắt lọc tinh hoa hàng chục bài thuốc cổ phương, đội ngũ chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã thực hiện nhiều nghiên cứu, thử nghiệm bài bản đi đến hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. 

Lấy cốt thuốc chữa viêm da bí truyền của người Tày, bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông làm nền tảng, qua hành trình “đãi cát tìm vàng”, Thanh bì Dưỡng can thang được gia giảm, làm mới về thành phần và công thức. Từ đây bài thuốc tạo bước ĐỘT PHÁ trong xử lý bệnh tổ đỉa, đáp ứng tốt cơ địa người hiện thời. [Ký sự hoàn thiện bài thuốc xem TẠI ĐÂY]

Được nghiên cứu bởi đơn vị uy tín về Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như sau:

Kết hợp “3 trong 1” với cơ chế TÁC ĐỘNG KÉP

Tuân thủ nghiêm ngặt phép biện chứng luận trị của Y học cổ truyền, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu, phối chế bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang với sự kết hợp “3 trong 1”. Bộ 3 chế phẩm Uống – Bôi – Ngâm rửa mang đến tác động kép với sức mạnh vững chắc, vừa loại bỏ căn nguyên bệnh, vừa kiểm soát cơn ngứa ngáy, làm xẹp mụn nước, nhanh chóng phục hồi da cho bệnh nhân. 

  • Bài thuốc Ngâm rửa: Sát khuẩn, kháng khuẩn, tiêu viêm, xẹp mụn nước, làm sạch vùng da có mụn nước bị vỡ, ngăn chặn viêm nhiễm phát sinh.
  • Thuốc Bôi: Hàn gắn tổn thương ở miệng mụn nước, loại bỏ các mảng da bong tróc do mụn nước vỡ để lại, 
  • Thuốc Uống: Đào thải độc tố bên trong cơ thể, mát gan, tăng cường sức đề kháng cho làn da, ngăn chặn tổ đỉa tái phát.

ĐỪNG BỎ LỠ: Bài thuốc Nam “đệ nhất” đánh bay tổ đỉa từ gốc và ngăn chặn tái phát hiệu quả

Bài thuốc sở hữu cơ chế tác động kép
Bài thuốc sở hữu cơ chế tác động kép

Kết tinh 30 vị thuốc Nam chuẩn sạch GACP-WHO

Sở hữu hệ thống vườn dược liệu rộng 100ha tại khắp các tỉnh thành, Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng 100% vị thuốc Nam chuẩn sạch GACP-WHO trong bào chế Thanh bì Dưỡng can thang. Từ đây, bài thuốc chuẩn sạch tự nhiên, đáp ứng tốt tiêu chí 3 KHÔNG: KHÔNG tác dụng phụ, KHÔNG nhờn thuốc, KHÔNG phụ thuộc thuốc.

Những vị thuốc được sử dụng dồi dào dược tính, có khả năng sát khuẩn – tiêu viêm – chống ngứa – làm lành da. Nổi bật nhất là bạch linh, thanh bì, quế chi, kim ngân hoa, bồ công anh, mò trắng, ích nhĩ tử…

Giúp 95% bệnh nhân lành bệnh sau liệu trình đầu

Theo thống kê của hệ thống phòng khám thương hiệu Thuốc dân tộc, Thanh bì Dưỡng can thang đã điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân. Tỷ lệ lành bệnh sau 1-3 tháng dùng thuốc là 95%, ngăn chặn tái phát sau thời gian dài ngưng sử dụng.

Hiệu quả của bài thuốc sau 1 liệu trình
Hiệu quả của bài thuốc sau 1 liệu trình

Một trong những bệnh nhân tổ đỉa điển hình đã được chữa lành nhờ Thanh bì Dưỡng can thang là Anh Tô Duy Linh (TP. HCM). Anh cho biết: “Cách đây hơn 2 năm mình bị tổ đỉa rất nặng, mụn nước nổi khắp tay chân. Do chủ quan nên mình tự mua thuốc bôi corticoid về dùng, kết quả là bị tác dụng phụ nổi ban khắp người.

May mắn biết đến Trung tâm Thuốc dân tộc, mình tới thăm khám và được kê đơn điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Sau 2 tháng điều trị tích cực mình đã khỏi  hẳn các triệu chứng bệnh tổ đỉa. Đến nay mình chưa từng bị tái phát lại lần nào”.

[Người thật việc thật]: Chuyển hướng điều trị, chàng trai khỏi tổ đỉa nhờ Thanh bì dưỡng can thang

Anh Duy Linh khi đến thăm khám tại Trung tâm Thuốc dân tộc
Anh Duy Linh khi đến thăm khám tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Với công thức và thành phần linh hoạt, cho hiệu quả chuyên sâu, Thanh bì Dưỡng can thang được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu là “Giải pháp vàng” trong xử lý bệnh chàm, phù hợp xu hướng trị bệnh thế kỷ 21. Mời quý khán giả theo dõi chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:

Điều trị bệnh ghẻ nước

Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước đều là những căn bệnh có thể được điều trị hiệu quả bằng các bài thuốc dân gian. Đối với trường hợp ghẻ mới xuất hiện, bạn có thể áp dụng điều trị bằng những bài thuốc sau:

  • Lá tần ô ( cải cúc ): Người bệnh có thể sử dụng lá cúc tần vò nát và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa.  Trong thành phần của lá cúc tần chứa lượng đáng kể tanin, giúp làm lành tổn thương và giảm viêm . Đối với trẻ em có thể sử dụng lá tần ô nấu nước tắm cho trẻ hàng ngày chữa ghẻ.
  • Nước muối ấm: Nước muối ấm có thể chữa được tổ đỉa và ghẻ nước, tuy nhiên với bệnh ghẻ nước thì bạn nên đun nước muối trước và để nước còn ấm khi ngâm rửa. Nước muối có tính sát trùng và giảm ngứa hiệu quả, ngoài ra nước muối cũng giúp kháng khuẩn và hạn chế được khả năng nhiễm trùng xảy ra.  
  • Dùng lá đào: Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi đem đi nấu nước, sau đó dùng nước này để ngâm v rửa vùng da bị tổ đỉa. Nước lá đào có công dụng chống viêm và chữa ghẻ hiệu quả.
  • Nha đam: Nha đam là nguyên liệu có thành phần chống viêm nhiễm hiệu quả. Khi sử dụng, bạn chỉ dùng phần gel nha đam được cạo đắp lên vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần và lưu ý rửa sạch vùng da bị ghẻ bằng nước trước khi mặc quần áo.

Đối với những trường hợp ghẻ nước viêm nhiễm nặng, tổn thương da lan rộng, bệnh nhân đáp ứng hiệu quả điều trị bằng thuốc tốt hơn sau khi thăm khám. Các loại thuốc trị ghẻ nước được sử dụng có thành phần khác biệt so với thuốc trị tổ đỉa. Những loại thuốc thường được sử dụng chữa bệnh ghẻ nước gồm có kem Permethrin 5%, thuốc D.E.P, lindane 1%, Benzyl Benzoate 33%, kem Eurax, nhóm thuốc kháng histamine và viên uống giúp bổ sung vitamin C, vitamin B1….

Phòng tránh bệnh tổ đỉa và ghẻ nước bằng cách nào?

Đeo bao tay khi lau dọn và vệ sinh nhà ở để phòng tránh kích ứng gây tổ đỉa

Tổ đỉa và ghẻ nước đều có khả năng xảy ra cao khi người bệnh không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, môi trường sinh hoạt kém vệ sinh. Sau khi điều trị mà người bệnh không chú ý khâu chăm sóc thì bệnh sẽ tái phát trở lại. Sau đây là những cách phòng tránh tổ đỉa và ghẻ nước xảy ra:

  • Vệ sinh cơ thể đúng cách: Cơ thể được vệ sinh sạch sẽ hạn chế được các vấn đề da liễu xảy ra. Đặc biệt là những khu vực như bàn tay, bàn chân, các kẽ ngón tay, ngón chân. Sau khi tiếp xúc với nước hoặc không khí bẩn, người bệnh nên tắm hoặc rửa cơ thể lại kỹ lưỡng.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất: Người thường xuyên làm việc trong môi trường hóa chất độc hại, như thợ xây, thợ sơn, công nhân cầu cống… nên sử dụng các loại dụng cụ bảo hộ lao động đầy đủ để hạn chế khả năng tái bệnh.
  • Tránh xa nhóm dị ứng: Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, đặc biệt là nước mưa, lông thú, bụi bẩn, phấn hoa,….Vì thế nên người bệnh cần thường xuyên lau dọn nhà cửa sạch sẽ để bầu không khí luôn thông thoáng sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
  • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa: Người có cơ địa dị ứng không nên lạm dụng các loại chất tẩy rửa có thành phần hóa chất mạnh, bao gồm xà phòng, nước rửa chén, thuốc tẩy,… thay vào đó ưu tiên nhóm sản phẩm vệ sinh có nồng độ cồn hay chất tẩy rửa lành tính, an toàn, phù hợp với cơ địa.

Bài viết đã tổng hợp những thông tin giúp người bệnh phân biệt được những điểm giống và khác nhau của tổ đỉa và ghẻ nước. Việc nhận diện đúng bệnh ngay từ ban đầu ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị. Do đó bệnh nhân nên chủ động thăm khám da liễu ngay khi nhận thấy những dấu hiệu viêm ngứa, nổi mụn nước bất thường ngoài da.

Bài viết liên quan:

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không hiệu quả theo công thức bí truyền

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là cách được nhiều người bệnh lựa chọn vì dễ áp dụng…

Nổi mụn nước ở tay gây ngứa – nguyên nhân và cách trị dứt điểm

Tình trạng nổi mụn nước ở tay có triệu chứng gần giống như bệnh tổ đỉa, thường kéo dài trong…

Bệnh Tổ Đỉa Ở Mông: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Khắc Phục

Bệnh Tổ Đỉa Ở Mông: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị, Khắc Phục

Bệnh tổ đỉa ở mông gây ngứa ngáy, khó chịu khiến người bệnh gặp không ít phiền toái. Các triệu…

Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?

Những triệu chứng của bệnh tổ đỉa thường gây ngứa, khó chịu... vì vậy nhiều người thắc mắc là liệu…

Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc

Giải Mã Bảng Thành Phần Làm Nên Hiệu Quả Của Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc

Là công thức nổi danh của Trung tâm Thuốc dân tộc, Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc giúp đẩy…

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Huỳnh Công ThảoHuỳnh Công Thảo says: Trả lời

    Bị gì vậy ak

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *