10 loại thuốc trị tổ đỉa tốt nhất 2023 (dạng bôi + uống)

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Thuốc trị tổ đỉa được điều chế ở dạng bôi và uống, có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh, sát khuẩn, chống viêm. Tuy nhiên các thuốc cần được dùng dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trị tổ đỉa
Thuốc trị tổ đỉa cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ để sớm khắc phục

Thuốc trị tổ đỉa dạng bôi

Thuốc bôi trị tổ đỉa phù hợp với người có bệnh nhẹ và vừa. Khi sử dụng, những hoạt chất trong thuốc sẽ nhanh chóng làm dịu da, giảm ngứa ngáy, sát khuẩn và chống viêm tại chỗ.

1. Thuốc BSI 1 – 2% 

Nếu bệnh tổ đỉa chỉ gây nổi mụn nước trên da, thuốc BSI 1 – 2% có thể được chỉ định. Thuốc chứa thành phần chính là i ốt, Acid salicylic và Acid benzoic; có tác dụng sát trùng, cải thiện tình trạng dày sừng và bong tróc trên bề mặt da.

thuốc trị bệnh tổ đỉa BSI
Thuốc BSI 1 – 2% thường được chỉ định để điều trị ngoài da cho các trường hợp mắc bệnh tổ đỉa

Thuốc BSI 1 – 2%  cũng có tác dụng chống bội nhiễm, trị nhiễm nấm và giảm đau tại chỗ. Đôi khi, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định loại thuốc này để điều trị các bệnh lý da liễu khác do nấm gây ra, chẳng hạn như hắc lào, lang ben.

Chống chỉ định:

  • Đang bị nhiễm trùng hoặc lở loét da
  • Dị ứng với thành phần.

Cách dùng thuốc:

  • Rửa tay và vệ sinh vùng da bị tổ đỉa sạch sẽ
  • Dùng bông gòn thấm thuốc thoa lên bề mặt da bị tổn thương
  • Dùng đều đặn từ 1- 2 lần cho đến khi các triệu chứng dứt hẳn.

2. Kem bôi Dermovate® Cream

Dermovate® Cream là thuốc trị tổ địa dạng bôi được dùng phổ biến. Thuốc được bào chế từ thành phần Clobetasol propionate 0,0525% và các tá dược như: Cetosteryl Alcohol, Propylene Glycol và lorocresol. 

Thuốc có tác dụng giảm ngứa, chống viêm đỏ bằng cách ức chế tổng hợp chất trung gian hóa học gây phản ứng dị ứng. Kem bôi Dermovate® Cream thường được chỉ định sau khi mụn nước trên da đã giảm, tổn thương đang phục hồi và khô lại.

Chống chỉ định:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi
  • Dị ứng với một trong các thành phần của thuốc
  • Đang bị nổi mụn trứng cá, nhiễm trùng da hoặc viêm da quanh miệng
  • Tránh bôi thuốc lên vùng sinh dục hay các khu vực da nhạy cảm khác

Cách dùng thuốc:

  • Bôi thuốc mỗi ngày tối đa 4 lần, dưới 2 tuần, mỗi tuần không quá 50 gram
  • Chỉ nên thoa một lớp thuốc mỏng nên bề mặt da.

3. Thuốc bôi trị tổ đỉa Flucinar

Flucinar là một loại thuốc corticoid được chỉ định cho các trường hợp bệnh tổ đỉa gây viêm da và ngứa ngáy nghiêm trọng. Có dạng thuốc mỡ, Flucinar được sử dụng để bôi trực tiếp bên ngoài khu vực tổn thương.

Thuốc bôi trị tổ đỉa Flucinar
Flucinar là thuốc bôi ngoài da có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa nên thường được sử dụng để chữa bệnh tổ đỉa

Thuốc chứa thành phần chính là Fluocinolone acetonide. Khi được hấp thu qua da, hoạt chất giúp duy trì sự ổn định lớp màng lysosom của các tế bào bạch cầu, kháng viêm mạnh. Qua đó, cải thiện tình trạng sưng đỏ, phù nề, giảm nhanh cơn ngứa và tái tạo tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra.

Cách dùng thuốc:

  • Rửa sạch và thấm khô vùng da cần điều trị
  • Nặn một ít thuốc ra đầu cây tăm bông tiệt trùng rồi thoa đều một lớp mỏng phủ kín vùng da bị tổ đỉa
  • Lặp lại 2- 4 lần trong ngày tùy theo tình trạng bệnh.

Các thuốc corticoid bôi ngoài da dù hàm lượng thấp, nhẹ, nhưng nếu lạm dụng vẫn có khả năng thấm vào máu gây tác dụng toàn thân, gây biến chứng khó lường. ĐỪNG CHỦ QUAN!

4. Dung dịch thuốc tím

Thuốc tím còn được biết đến với tên gọi là kali pemanganat (công thức hóa học: KMnO4). Thuốc không mùi, có màu tím đỏ hoặc tím đậm.

Loại thuốc này có khả năng diệt khuẩn, kháng nấm và sát trùng vô cùng tốt. Vì vậy thuốc thường được dùng để trị bệnh tổ đỉa và các bệnh lý da liễu khác như chàm, mụn trứng cá, viêm da, nhiễm nấm ngoài da. 

Cách dùng thuốc:

  • Giai đoạn bệnh mới khởi phát: Pha loãng thuốc tím theo hướng dẫn của bác sĩ để ngâm rửa vùng da bị tổn thương mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Tổn thương bị rỉ nhiều dịch hoặc làm mủ: Bôi trực tiếp dung dịch thuốc tím lên bề mặt da bị ảnh hưởng mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Chú ý làm sạch vùng da cần điều trị trước khi thoa thuốc. Sau đó để thuốc khô tự nhiên rồi mới mặc quần áo vào. Tránh dùng băng gạc y tế che kín vùng da bị tổn thương.

5. Dung dịch Milan

Dung dịch Milan được bào chế từ các thành phần gồm xanh Methylen, tím tinh thể và nước tinh khiết. Dung dịch này có khả năng sát trùng nhẹ, hỗ trợ chống viêm và trị bệnh tổ đỉa.

thuốc chữa tổ đỉa Milian
Dung dịch Milan được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa với mục đích sát trùng ngoài da

Milan được dùng khi vùng da bị tổ đỉa nổi nhiều mụn nước có mủ hoặc da có biểu hiện trợt loét, rỉ dịch. Một số trường hợp bị viêm da tiếp xúc bội nhiễm, nhiễm trùng Herpes simplex hay bị chốc lở ngoài da cũng có thể được chỉ định.

Cách sử dụng:

  • Dùng bông gòn thấm dung dịch Milan bôi lên da mỗi ngày từ 2 – 3 lần sau khi tổn thương đã được vệ sinh sạch sẽ
  • Dùng kéo dài từ 3 – 5 ngày.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng thuốc cho trẻ em.

6. Thuốc bôi Tempovate

Tempovate được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da chứa thành phần chính là Clobetasol. Hoạt chất này có tác dụng kháng viêm mạnh, đồng thời ức chế hoạt động của các chất trung gian hóa học gây nên phản ứng dị ứng trên da. 

Khi dùng, thuốc Tempovate có thể giúp giảm ngứa, cải thiện tình trạng sưng đỏ, bong vảy trên bề mặt da bị ảnh hưởng. 

Chống chỉ định:

  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi
  • Người quá mẫn với Clobetasol
  • Bị mụn trứng cá, viêm da quanh miệng hoặc nhiễm trùng da do nhiễm vi khuẩn, nấm hay virus.

Cách dùng thuốc:

  • Lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh
  • Dùng mỗi ngày 4 lần, tối đa 2 tuần
  • Lượng thuốc sử dụng trong tuần không được vượt quá 50 gram.

7. Thuốc Bactroban

Bactroban được xếp vào nhóm thuốc kháng sinh, được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc thuốc mỡ. Thuốc phù hợp với người bị tổ đỉa có biểu hiện nhiễm trùng da, lở loét, nhiễm trùng có đường kính tối đa 10 cm.

Thuốc Bactroban trị tổ đỉa
Bactroban là thuốc kháng sinh, dùng bôi ngoài để trị nhiễm trùng

Thuốc trị tổ đỉa dạng uống

Thuốc trị tổ đỉa dạng uống được chỉ định cho những trường hợp nặng gồm:

1. Thuốc Penicillin

Penicillin là thuốc kháng sinh mạnh, có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh, chống nhiễm trùng. Thuốc phù hợp với người bị tổ đỉa có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn như da bị lở loét, có mủ, mệt mỏi…; thường được sử dụng kéo dài từ 7 – 10 ngày.

Cách dùng thuốc:

– Người trưởng thành:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Mỗi lần uống 125 – 500mg. Các liều cách nhau từ 6 – 8 tiếng.
  • Nhiễm trùng da do liên cầu khuẩn: Mỗi lần uống 125 – 250mg x 3 lần/ngày trong tối đa 10 ngày.

– Trẻ em: Tuân theo chỉ định của bác sĩ.

2. Thuốc Griseofulvin trị bệnh tổ đỉa

Griseofulvin được dùng cho người bị bội nhiễm do nấm. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình phân chia ADN của nấm và giết chết chúng.

Thuốc trị bệnh tổ đỉa Griseofulvin có thể gây các phản ứng phụ nên cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc uống trị bệnh tổ đỉa Griseofulvin
Thuốc Griseofulvin thường được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa do nấm

Cách dùng thuốc:

  • Người lớn: Mỗi lần uống 250 – 500mg x 2 lần/ngày
  • Trẻ em: Ngày dùng 10mg x kg TLCT, chia làm 2 lần uống

3. Thuốc Loratadin

Loratadin là thuốc kháng histamin thế hệ 2. Thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh tổ đỉa nhằm mục đích chống dị ứng, giảm ngứa ngáy.

Thận trọng khi dùng thuốc Loratadin trị bệnh tổ đỉa cho người bị suy gan nặng, không có khả năng dung nạp đường lactose, bệnh nhân bị động kinh, rối loạn chuyển hóa Porphyria, phụ nữ có thai và cho con bú.

Cách dùng thuốc:

  • Trẻ em > 12 tuổi và người trưởng thành: 10mg/lần/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Trên 30kg uống viên nén 10mg/ngày, dưới 30 kg uống thuốc dạng nước với liều lượng 5ml/lần.
  • Liều dùng tối đa trong ngày không nên vượt quá 10mg.

Ưu điểm của thuốc Tây y là làm giảm nhanh triệu chứng, cải thiện rõ rệt cơn ngứa ngáy chỉ sau thời gian ngắn sử dụng. Tuy nhiên, tân dược CHỈ CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG BÊN NGOÀI, không xử lý căn nguyên gốc rễ bệnh nên BỆNH HOÀN TOÀN CÓ THỂ TÁI PHÁT, đợt sau nặng hơn đợt trước. Thậm chí, nhóm thuốc uống còn đe dọa SUY GAN, SUY THẬN, ẢNH HƯỞNG ĐẾN TẠNG PHỦ… 

Thanh bì Dưỡng can thang kết hợp “3 TRONG 1” làm xẹp mụn nước, HẾT ngứa ngáy, VĨNH BIỆT tổ đỉa ngay liệu trình đầu

Bài thuốc thảo dược Thanh bì Dưỡng can thang là kết quả của đề tài nghiên cứu “Ứng dụng dược liệu quý vào điều trị viêm da tự miễn”, do đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm Thuốc dân tộc thực hiện. Đây là giải pháp điều trị tổ đỉa chuyên sâu kết tinh hàng chục công thức cổ phương, được gia giảm làm mới cho phù hợp cơ địa người hiện thời.

Kế thừa nguyên bản bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông và cốt thuốc bí truyền của dân tộc Tày, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được phối chế theo công thức “3 trong 1”. Qua đó mang đến hiệu quả toàn diện trong điều trị tổ đỉa, phục hồi da toàn diện và ngăn tái phát.

Đánh giá cao nguồn gốc cũng như tính hiệu quả, an toàn trong điều trị tổ đỉa, vảy nến, viêm da cơ địa… của bài thuốc, VTV2 Sống khỏe mỗi ngày đã đưa tin giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang. Với chủ đề “Đẩy lùi viêm da tự miễn bằng thảo dược Đông y” phát sóng vào 16/11/2019 chương trình nhận định bài thuốc phù hợp với xu hướng trị bệnh của thế kỷ 21, là giải pháp vàng trong điều trị viêm da tự miễn.

Mời quý khán giả theo dõi toàn bộ chương trình TẠI ĐÂY hoặc xem qua video bên dưới:

Bài thuốc trị tổ đỉa của Trung tâm Thuốc dân tộc sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:

Kết hợp “TRONG UỐNG – NGOÀI BÔI” với công thức “3 trong 1”

Dựa trên nguyên tắc NỘI ẨM – NGOẠI ĐỒ của Y học cổ truyền, Trung tâm Thuốc dân tộc đã hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can tang theo công thức “3 trong 1”. Đó là sự kết hợp của 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA trong cùng liệu trình, tạo 3 mũi nhọn xử lý TOÀN DIỆN bệnh tổ đỉa. Cụ thể:

  • THUỐC NGÂM RỬA: SÁT KHUẨN, làm sạch vùng da bị mụn nước do tổ đỉa, thúc đẩy KHÔ SE MIỆNG VẾT THƯƠNG, ngăn chặn nguy cơ bội nhiễm khi mụn nước vỡ.
  • THUỐC BÔI NGOÀI: XOA DỊU CƠN NGỨA NGÁY, đau rát khi mụn nước vỡ, loại bỏ lớp da bong tróc sau khi vỡ mụn nước, thúc đẩy tái tạo làn da mới.
  • THUỐC UỐNG: Thanh nhiệt, đào thải độc tố trong cơ thể, tấn công tiêu diệt căn nguyên bệnh, NGĂN CHẶN NGUY CƠ TÁI PHÁT BỆNH.

Thanh bì Dưỡng can thang có tính cá nhân hoá cao, Trung tâm Thuốc dân tộc KHÔNG DÙNG CHUNG ĐƠN THUỐC cho mọi bệnh nhân. Tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.

Quy tụ 30 vị thuốc Nam sạch chuẩn GACP theo TỶ LỆ VÀNG

Với lợi thế trong phát triển nguồn dược liệu sạch, Trung tâm Thuốc dân tộc đã lựa chọn 30 vị thuốc Nam dồi dào dược tính, 100% sạch chuẩn GACP-WHO để bào chế Thanh bì Dưỡng can thang. Việc kết hợp các dược liệu theo TỶ LỆ VÀNG tạo cơ chế tác động chuyên sâu, xử lý từ gốc cơn ngứa ngáy, làm xẹp mụn nước, loại bỏ bong tróc da AN TOÀN – KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ.

Những vị thuốc được sử dụng nổi bật nhất là đơn đỏ, hồng hoa, quế chi, bồ công anh, kim ngân hoa, mò trắng, ích nhĩ tử…

Hiệu quả lên đến 95% sau liệu trình đầu

Sở hữu công thức TOÀN DIỆN, bảng thành phần VÀNG, bài thuốc trị tổ đỉa Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả đẩy lùi bệnh lên đến 95% sau liệu trình đầu, hạn chế tái phát lâu dài. Đặc biệt, không ghi nhận trường hợp gặp tác dụng phụ, chỉ có số ít bệnh nhân do cơ địa hoặc chưa kiêng khem khoa học nên cần điều trị lâu dài hơn.

Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả điều trị tích cực

Trong suốt liệu trình điều trị tổ đỉa, Trung tâm Thuốc dân tộc xây dựng mô hình 1 bác sĩ giỏi – 1 bệnh nhân. Bác sĩ CAM KẾT đồng hành tư vấn dùng thuốc, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt cho tới khi lành bệnh. 

Trong số hàng ngàn bệnh nhân đã điều trị thành công nhờ bài thuốc, có trường hợp của chị Nguyễn Thị Thoả (Thanh Xuân – Hà Nội) bị viêm da cơ địa thể tổ đỉa. Suốt 7 năm ròng chung sống với bệnh, đến nay nhờ tin tưởng sử dụng Thanh bì Dưỡng ca thang tình trạng bệnh của chị đã được cải thiện nhiều, cuộc sống sinh hoạt trở lại trạng thái cân bằng. 

Ngoài chị Thoả, rất nhiều bệnh nhân cũng đã nhắn tin phản hồi về Trung tâm Thuốc dân tộc:

ĐÃ KIỂM CHỨNG: Hiệu quả trị tổ đỉa của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang dưới góc nhìn chuyên gia và người bệnh

Lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh tổ đỉa

Chú ý một số điểm quan trọng dưới đây khi dùng thuốc trị bệnh tổ đỉa:

  • Chỉ dùng thuốc sau khi đã được bác sĩ thăm khám và kê đơn.
  • Tuân thủ hướng dẫn về liều lượng, cách dùng và thời gian sử dụng của bác sĩ.
  • Các thuốc trị tổ đỉa tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Nếu có dấu hiệu bất thường nào, hãy thông báo ngay với bác sĩ. 
  • Ngoài việc tích cực sử dụng thuốc, cần kết hợp giữ gìn vệ sinh da sạch sẽ, tránh cào gãi mạnh, không sử dụng các loại sữa tắm hay nước rửa có chất tẩy mạnh, uống đủ nước và tăng cường bổ sung rau quả, trái cây trong bữa ăn để tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra nhanh được tái tạo.

Có thể bạn chưa biết

Ngày đăng 10:00 - 15/11/2023 - Cập nhật lúc: 11:13 - 15/11/2023
Chia sẻ:
Thuốc Neutasol có tác dụng gì? Cách dùng và giá bán

Thuốc Neutasol thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu, được sản xuất dưới dạng kem bôi ngoài da. Thuốc…

Bài thuốc Nam nổi tiếng chữa bệnh tổ đỉa: 10 người dùng 9 người thoát bệnh

Tổ đỉa là căn bệnh đặc biệt dai dẳng, gây ra tình trạng mụn nước lở loét, ngứa ngáy nghiêm…

Mụn nước ở ngón chân ngứa là bệnh gì? Cách điều trị

Mụn nước ngứa ở ngón chân thường được gây ra bởi sự ma sát liên tục, bệnh tổ đỉa hoặc…

4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản tại nhà

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là mẹo dân gian được sử dụng phổ biến. Nhờ đặc tính…

Chữa tổ đỉa bằng củ ráy có thực sự tốt như lời đồn?

Cách chữa tổ đỉa bằng củ ráy mang đến nhiều lợi ích. Thảo dược có vị cay, tính mát có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc với bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang đã giúp hàng nghìn người thoát khỏi bệnh tổ đỉa ngứa ngáy, mất thẩm mỹ.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua