Gai gót chân có nên đi bộ không? Điều cần nắm rõ

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đi bộ là một hoạt động thể chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị gai gót chân khá phân vân không biết bộ môn này có ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh hay không. Vậy gai gót chân có nên đi bộ không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng.

Tìm hiểu về bệnh gai gót chân

Gai gót chân là hậu quả của chấn thương xảy ra ở xương gót chân hay cân gan bàn chân. Khi các bộ phận này bị tổn thương, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách bù đắp canxi để sửa chữa. Một lượng lớn canxi lắng đọng lại sẽ tạo thành gai gót chân. Bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến những người lao động nặng nhọc, người thường xuyên phải mang vác vật nặng người lớn tuổi hay các vận động viên thể thao. Một số trường hợp bị thừa cân, béo phì hoặc có dị tật bẩm sinh ở xương gót chân cũng có thể mắc căn bệnh này.

Gai gót chân có nên đi bộ không?
Gai gót chân có nên đi bộ không là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm

Về bản chất, gai gót chân là do các tinh thể canxi lắng đọng lại nên chúng khá cứng và thường có hình dáng xù xì, thậm chí là sắc nhọn. Chính vì vậy mà mỗi khi vận động, đi lại gai xương có thể ma sát vào phần mềm xung quanh dẫn đến các cơn đau nhức ở gót chân vô cùng khó chịu. Cảm giác đau tăng nặng hơn khi có áp lực mạnh lên bàn chân, chẳng hạn như khiêng vật nặng, đi lại nhiều, đứng tấn… Theo thời gian, sự bù đắp canxi khiến gai xương phát triển ngày càng to hơn. Nó có thể chèn ép vào dây thần kinh gây đau nhiều, mất cảm giác hoặc khiến cho các mô mềm bị tổn thương dẫn đến sưng đau gót chân.

Nguyên nhân dẫn đến gai gót chân chủ yếu là do khu vực này phải chịu một áp lực quá lớn trong thời gian dài dẫn đến chấn thương lặp đi lặp lại. Tình trạng này có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.
  • Vận động không đúng cách
  • Chạy bộ, vận động với cường độ mạnh
  • Làm việc có tính chất phải đứng nhiều
  • Béo phì 
  • Phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót hoặc mang giày dép có kích cỡ không phù hợp
  • Thường xuyên đi nhón chân, đứng bằng mũi chân
  • Viêm gân Achilles 

Ở mức độ nặng, gai gót chân có thể gây khó khăn cho việc vận động và làm ảnh hưởng đến dáng đi. Nghiêm trọng hơn, căn bệnh này cũng làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề khác về cơ – xương – khớp xảy ra ở bàn chân.

Gai gót chân có nên đi bộ không?

Đi bộ là một môn vận động tốt cho sức khỏe. Hoạt động này giúp kích thích lưu thông máu, tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất như canxi, vitamin D hay phốt pho, cải thiện sức khỏe tim mạch và giúp xương khớp được chắc khỏe hơn. Chính vì vậy mà rất nhiều người duy trì thói quen đi bộ hàng ngày để rèn luyện thể chất và nâng cao sức khỏe. Thế nhưng bị gai gót chân có nên đi bộ không? Đi bộ nhiều có ảnh hưởng gì đến căn bệnh này không? Đây chính là một trong những thắc mắc được rất nhiều người quan tâm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đi bộ là một hoạt động thể dục khá nhẹ nhàng và không đòi hỏi nhiều thể lực. Việc đi bộ từ 20 – 30 phút mỗi ngày sẽ không gây tác động quá lớn nên vùng gót chân bị gai. Tuy nhiên, nếu người bệnh đi bộ đường dài, đi quá lâu hoặc sử dụng giày có kích cỡ không phù hợp sẽ làm tăng áp lực lên gót chân và cân gan bàn chân. Tình trạng này diễn ra liên tục sẽ dẫn đến chấn thương và phát triển gai gót chân hoặc làm cho khu vực có gai bị đau nhức, sưng đỏ.

Gai gót chân nên đi bộ như thế nào
Người bị gai gót chân vẫn có thể đi bộ bình thường, ngoại trừ các trường hợp đang bị đau nặng

Ngoài ra, việc bị gai gót chân có nên đi bộ hay không còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trường hợp bị gai gót chân nhẹ nhưng không có triệu chứng, người bệnh vẫn có thể đi bộ bình thường với thời gian vừa phải. Việc đi bộ đúng cách không những tốt cho sức khỏe mà còn giúp tăng cường lưu thông máu đưa dưỡng chất cùng oxy đến nuôi dưỡng, chữa lành vùng tổn thương. Ngược lại, các trường hợp đang bị gai gót chân nặng hoặc đang có dấu hiệu sưng viêm, đau nhức gót chân thì nên hạn chế đi lại cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Cách đi bộ tốt cho người bị gai gót chân

Người bị gai gót chân cần đi bộ đúng cách để đạt được nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số nguyên tắc người bệnh cần tuân thủ khi đi bộ nếu không muốn bệnh nặng thêm:

1. Lựa chọn giày dép đi bộ phù hợp

Mang giày dép có kích cỡ quá to hay quá nhỏ đều có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương xương gót chân và cân gan bàn chân khi đi bộ. Người bệnh nên chọn giày có kích thước vừa vặn, mang vào thấy thoải mái. Sau mỗi 400km đi bộ thì nên thay giày mới. Trong quá trình sử dụng, chỉ nên giặt giày bằng tay, tuyệt đối không cho vào máy giặt hay máy sấy khiến cấu trúc bên trong bị thay đổi sẽ không tốt cho chân.

Tránh mang giày dép có chất liệu quá cứng và chú ý cột dây giày cho thật chặt trước khi đi. Nếu không may bị tuột dây giày trong lúc đi bộ mà không để ý sẽ rất dễ vấp ngã, chấn thương bàn chân và làm tăng nặng các triệu chứng của gai gót chân. 

Việc lựa chọn tất cũng rất quan trọng. Người bệnh nên lựa chọn tất vừa vặn, có chất liệu thoáng mát và trợ lực tốt cho gót chân. Cân nhắc sử dụng thêm miếng lót để hỗ trợ giảm lực cho vòm bàn chân và gót chân.

2. Đi bộ ở địa hình bằng phẳng

Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng cần ghi nhớ khi người bị gai gót chân muốn đi bộ. Lựa chọn địa hình bằng phẳng để đi bộ sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ bị té ngã, chấn thương. Thêm vào đó, việc đi lại ở những khu vực gồ ghề có thể khiến cho cân gan bàn chân bị kéo căng và làm tăng mức độ ảnh hưởng của gai xương tới các mô mềm xung quanh.

Người bệnh có thể cân nhắc đi bộ trong công viên để tận dụng được bầu không khí trong lành và hòa mình với thiên nhiên, giúp thần kinh được thư giãn tối đa. Các trường hợp ra ngoài không tiện thì sử dụng máy chạy bộ ngay trong nhà cũng được.

3. Khởi động, làm nóng người trước khi đi bộ

Trước khi đi bộ hay chạy bộ, người bệnh cũng cần thực hiện một số động tác đơn giản để làm nóng người, kích thích máu lưu thông và giúp hệ thống gân, cơ dưới bàn chân sẵn sàng cho việc đi bộ. Hoạt động này cũng giúp cân gan bàn chân không bị kéo căng quá đột ngột dẫn đến tổn thương.

4. Tăng dần thời gian và tốc độ đi bộ

Khi mới bắt đầu đi bộ, bạn nên đi lại chậm rãi để bàn chân kịp thích nghi. Sau đó tăng dần tốc độ đi với các bước chân nhanh hơn. Thời gian đi bộ cũng nên được điều chỉnh dần, khởi đầu với 10 – 15 phút tăng lên 20 – 30 phút. Cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định chuyển dần từ đi bộ sang chạy.

cách đi bộ khi bị gai gót chân
Đi bộ đúng cách sẽ giúp hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh gai gót chân

5. Duy trì tư thế đi bộ đúng cách

  • Giữ thẳng người khi đi bộ, nhất là vùng cột sống
  • Không cúi khom lưng, thu vai hay ngửa người ra sau hay chúi về phía trước khi đi bộ
  • Thả lỏng cơ thể để toàn thân được thư giãn
  • Mắt hướng thẳng về phía trước và chú ý quan sát tránh chướng ngại vật nếu có
  • Bước đi đều đặn kết hợp hít thở sâu
  • Khi tiếp đất nên chạm gót chân trước rồi mới tới phần trên. Cuối cùng là chạm mũi chân xuống đất một cách nhẹ nhàng trước khi bước đi.
  • Trong quá trình đi, bạn có thể để hai tay thả lỏng và vung vẩy tự nhiên. Tránh cầm nắm đồ vật không cần thiết
  • Mặc quần áo rộng rãi thoải mái khi đi bộ

6. Thời điểm đi bộ tốt nhất cho người bị gai gót chân

Người bị gai gót chân có thể đi bộ bất cứ thời điểm nào trong ngày khi có thời gian rảnh. Tuy nhiên, cần tránh các thời điểm mới ăn no hoặc trước khi đi ngủ.

Đi bộ buổi sáng:

Đa số mọi người thường lựa chọn khoảng thời gian từ 5- 6 giờ để đi bộ. Việc vận động nhẹ nhàng vào thời điểm này sẽ giúp tinh thần tỉnh táo và có tinh thần làm việc, học tập tốt hơn trong ngày mới.

Hơn nữa, vào lúc sáng sớm đường còn khá vắng vẻ và không khí chưa có nhiều khói bụi nên không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thêm vào đó, việc đi bộ vào buổi sáng cũng không làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc trong ngày nên chính là thời điểm lý tưởng nhất cho việc đi bộ.

Đi bộ buổi chiều:

Nhiều người lựa chọn đi bộ sau giờ làm việc, từ 15 – 19g. Việc đi bộ lúc này có tác dụng giảm stress, giúp kích thích lưu thông máu và củng cố sức mạnh cho cơ bắp sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi tại văn phòng.

Đi bộ buổi tối

Vào buổi tối, sau khoảng 19 giờ bạn cũng có thể đi bộ. Lúc này, việc đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể giải phóng bớt nguồn năng lượng dư thừa trong bữa ăn tối. Thời điểm đi bộ nên cách bữa ăn ít nhất 1 tiếng để không ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.

Hoạt động đi bộ cũng không được khuyến khích thực hiện sau 21 giờ. Đi bộ sát giờ đi ngủ có thể khiến thần kinh bị hưng phấn quá mức và rất khó để chìm vào giấc ngủ.

7. Các vấn đề khác cần lưu ý khi đi bộ

  • Không đi bộ quá gắng sức gây áp lực lên vùng gót chân có gai.
  • Tùy theo tình trạng sức khỏe và bạn điều chỉnh thời gian luyện tập cho phù hợp
  • Nghỉ ngơi nếu cảm thấy đau gót chân hay mệt mỏi trong quá trình đi bộ
  • Uống nước trước, trong và sau khi đi bộ để bù đắp lượng nước thất thoát khi cơ thể đổ mồ hôi trong quá trình đi bộ
  • Trường hợp bệnh gai gót chân gây đau hoặc sưng gót chân, bạn nên nghỉ ngơi và chỉ đi bộ trở lại khi cơn đau chấm dứt.

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc gai gót chân có nên đi bộ không và đi như thế nào cho đúng cách để không ảnh hưởng đến vùng tổn thương. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh vẫn có thể đi bộ bình thường, chỉ hạn chế đi lại khi gót chân có biểu hiện sưng đau nhiều. Ngoài ra, có thể kết hợp tập luyện thêm các bộ môn nhẹ nhàng khác như yoga, bơi lội hay ngồi thiền để nâng cao sức khỏe cho hệ cơ – xương – khớp.

Có thể bạn quan tâm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 08:11 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 16:28 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Cách chữa gai cột sống bằng ngải cứu có hiệu quả?

Mẹo chữa gai cột sống bằng ngải cứu có thể cải thiện cơn đau nhức lưng và một số triệu…

Cách chữa gai gót chân bằng Đông y và điều cần biết

Cách chữa gai gót chân bằng Đông y tập trung vào các liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu…

Các loại thuốc trị gai cột sống của Mỹ tốt nhất thị trường

Thuốc điều trị gai cuộc sống có nguồn gốc từ Mỹ luôn được đánh giá cao về chất lượng và…

Mổ gai cột sống có chữa được không? Nên mổ ở bệnh viện nào?

Mổ gai cột sống là một phương pháp điều trị ngoại khoa, trong đó bác sĩ sẽ sử dụng nhiều…

Các dấu hiệu nhận biết bệnh gai cột sống sẽ giúp bạn phát hiện ra bệnh và điều trị sớm, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm. Các dấu hiệu gai cột sống thường gặp dễ dàng nhận biết

Gai cột sống nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua