Gai gót chân là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Gai gót chân là căn bệnh được chẩn đoán khi có tình trạng thoái hóa, sưng viêm xảy ra ở cân mạc gan bàn chân – một dải cơ nối dài từ gót chân tới gốc các ngón chân. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại, vận động nếu không được điều trị sớm.

Gai gót chân là gì?

Gai gót chân là bệnh lý xảy ra khi cân mạc gan bàn chân bị thoái hóa, sưng viêm do bị chấn thương hoặc do đi lại qua nhiều. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng đau gót chân ở nhiều người.

Gai gót chân là gì
Gai gót chân là bệnh lý chỉ tình trạng viêm xảy ra ở cân mạc gan bàn chân

Cân mạc gan bàn chân là một nhóm các mô liên kết dày. Bộ phận này có chức năng hỗ trợ cho các cấu trúc nằm phía dưới bàn chân. Tình trạng tổn thương, thoái hóa và viêm ở cân gan bàn chân có thể ảnh hưởng trực tiếp đến gót chân và gây đau đớn khi đi đứng.

Bệnh gai gót chân chủ yếu xảy ra ở đối tượng trung niên, người phải đi lại nhiều, các vận động viên thể thao hay người bị béo phì. Sự hiện diện của gai thường được phát hiện thông qua chụp x-quang. Căn bệnh này mặc dù không nguy hiểm nhưng lại mang đến cảm giác đau nhức khó chịu ở gót gây khó khăn cho việc đi đứng cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Nguyên nhân gây gai gót chân

Cân mạc gan bàn chân là một lớp gân nối từ xương gót chân cho tới năm ngón.Vị trí bán của lốp cân này thường xuyên phải chịu một lực căng rất lớn tạo ra khi vận động hoặc do trọng lượng cơ thể chèn ép xuống. Chính vì vậy mà cân mạc bàn chân rất dễ bị suy yếu, thoái hóa, viêm mãn tính và hình thành nên các nốt vôi hóa bám ở đầu cân được gọi là gai gót chân. 

Các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này bao gồm:

  • Thừa cân, béo phì
  • Vận động, chạy nhảy, đi lại nhiều
  • Thường xuyên phải đứng trong thời gian dài gây áp lực lên cân gan bàn chân
  • Đi ngón chân hoặc leo cầu thang bộ quá nhanh khiến cho cân gan bàn chân bị kéo căng một cách đột ngột.
  • Chấn thương gân gan chân do bị tai nạn hoặc vấp ngã.
  • Thường xuyên mang giày cao gót

Triệu chứng gai gót chân

Các dấu hiệu có thể gặp khi bị gai gót chân bao gồm:

  • Đau chói ở gót chân. Triệu chứng đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên gót chân
  • Cảm giác đau thường xuất hiện rõ ràng vào buổi sáng sau khi bạn bước chân xuống giường. Tuy nhiên, cơn đau có thể thuyên giảm sau khi đi lại một thời gian.
  • Bạn có thể bị đau gót chân nhiều hơn mỗi khi đi lại, leo cầu thang, xách vật nặng hoặc mang giày cao gót.
  • Ấn tay vào gót chân thấy đau
  • Một số trường hợp gót chân có thể bị sưng đỏ do đang bị viêm cân gan bàn chân.
triệu chứng gai gót chân
Đau gót chân là một dấu hiệu cảnh báo bệnh gai gót chân

Bệnh gai gót chân có nguy hiểm không?

Gai gót chân không phải là căn bệnh có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, những cơn đau nhói ở gót chân với mức độ khác nhau có thể ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn. Trong một số trường hợp, cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện vào ban đêm khiến cho người bệnh bị mất ngủ, từ đó dẫn đến mệt mỏi và suy giảm sức khỏe.

Nghiêm trọng hơn, bệnh gai gót chân có thể gây ra một số biến chứng như suy tĩnh mạch hoặc sưng phù, biến dạng bàn chân. Để giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị căn bệnh này ngay từ khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên.

Chẩn đoán gai gót chân

Bệnh gai gót chân thường được chẩn đoán thông qua các dấu hiệu lâm sàng kết hợp kiểm tra thể chất và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Ban đầu, bác sĩ có thể trao đổi với bạn về các triệu chứng đang gặp phải. Một số vấn đề liên quan có thể được đưa ra như:

  • Các dấu hiệu bệnh bắt đầu xuất hiện từ khi nào?
  • Chúng diễn ra trong bao lâu rồi?
  • Bạn thường bị đau gót chân khi nào? Mức độ đau?
  • Hành động nào có thể làm cơn đau gót chân thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn?
  • Bạn có tiền sử bị chấn thương hay mắc bệnh lý nào liên quan đến gót chân, bàn chân hay không?…

Cùng với đó, bác sĩ cũng tiến hành thăm khám bàn chân để tìm kiếm vị trí bị đau. Bạn có thể được yêu cầu đi lại hoặc thực hiện một số động tác để đánh giá chức năng vận động của bên bàn chân bị bệnh.

Để chắc chắn hơn, bạn sẽ được đề nghị chụp X-quang. Quan sát hình ảnh phim chụp X-quang ghi nhận được cho phép phát hiện ra sự hiện diện của các nốt vôi hóa (gai) bám vào gân bàn chân sẽ. 

Cách điều trị bệnh gai gót chân

Các phương pháp chữa gai gót chân đang được áp dụng bao gồm.

Dùng thuốc chữa gai gót chân

Để trị gai gót chân, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc làm giảm triệu chứng bệnh như:

– Thuốc giảm đau, kháng viêm:

  • Piroxicam
  • Celecoxib
  • Diclofenac
  • Meloxicam,….

Các loại thuốc trên có tác dụng xoa dịu cơn đau chói ở gót chân, đồng thời giảm hiện tượng sưng viêm ở cân gan bàn chân. Mặc dù có tác dụng giảm đau nhanh nhưng thuốc giảm đau kháng viêm có thể gây hại cho dạ dày, gan, thận. Vì vậy, các thuốc này thường được chỉ định trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng quá mức.

thuốc chữa gai gót chân
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị nội khoa được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân bị gai gót chân

– Thuốc Corticoid:

Các thuốc nhóm Corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh. Thuốc được sử dụng để tiêm trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng để giảm viêm ở cân gan bàn chân.

2. Vật lý trị liệu chữa gai gót chân

Vật lý trị liệu có thể được áp dụng song song với quá trình dùng thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, ức chế phản ứng viêm ở khu vực bị bệnh, đồng thời tăng cường lưu thông máu đến chữa lành tổn thương ở cân gan bàn chân.

Các hình thức vật lý trị liệu có thể được áp dụng để điều trị gai gót chân bao gồm:

  • Siêu âm
  • Chiếu đèn hồng ngoại
  • Sóng ngắn
  • Tập luyện các động tác, bài tập thể dục phù hợp.

3. Mẹo tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị gai gót chân tại nhà

Bên cạnh các phương pháp ở trên, một số mẹo tự nhiên cũng được dân gian áp dụng để hỗ trợ giảm đau gót chân, đẩy nhanh tiến trình hồi phục bệnh.

  • Hạn chế áp lực lên cân gan bàn chân: Trong những ngày bị bệnh, bạn nên để bàn chân được thư giãn, nghỉ ngơi. Tránh các tư thế đứng, đi lại hoặc ngồi xổm quá lâu.
  • Lựa chọn giày dép phù hợp: Mang giày cao gót có thể khiến cân gan bàn chân bị căng giãn quá mức, từ đó làm tăng nặng tổn thương và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, phụ nữ bị gai gót chân nên mang giày có độ cao vừa phải và lựa chọn giày dép có kích cỡ vừa vặn.
  •  Bài thuốc trị gai gót chân từ hạt đu đủ: Dùng hạt đu đủ chín giã nát với một ít muối ăn. Sau đó đắp thuốc vào vùng bị đau và băng cố định lại trong 30 phút. Thực hiện mỗi ngày 2 lần có tác dụng giảm viêm gân, làm giảm cơn đau nhói bên trong gót chân.
  • Dùng miếng đệm gót chân: Sử dụng miếng đệm có thể giúp nâng cao gót chân lên khoảng 1cm, giúp giảm áp lực lên vùng bị đau. Bạn có thể tìm mua đồ vật này tại các cửa hàng bán giày dép.
  • Chườm lạnh: Dùng bọc đá lạnh chườm vào khu vực bị bệnh có tác dụng giảm sưng, xoa dịu cơn đau. Mỗi lần bạn có thể chườm 15 phút x 3 – 4 lần trong ngày.
chườm lạnh chữa gai gót chân
Chườm đá lạnh có thể giúp tạm thời giảm sưng đau cho người bị gai gót chân
  • Dùng ngải cứu: Dân gian thường đem cây ngải cứu sao nóng với muối hột làm thuốc chườm vào bên gót chân bị gai giúp giảm đau, tiêu viêm, làm thư giãn gân cơ.
  • Mang băng thun: Quấn băng thun vào chân giúp cố định khu vực bị tổn thương, hạn chế những tác động từ ngoại lực vào vị trí bị bệnh, giúp các triệu chứng khó chịu nhanh chóng bị đẩy lùi.

4. Điều trị gai gót chân bằng phẫu thuật

Trong trường hợp gai gót chân bị đau kéo dài mà không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác, bạn có thể được đề nghị làm phẫu thuật. Ca mổ được thực hiện nhằm mục đích cắt bỏ các mô gân bị viêm và có dấu hiệu xơ chai, đồng thời khâu lại điểm bám của gân ở gót chân nếu cần thiết.

Sau phẫu thuật, các mô cân mạc sẽ hồi phục một cách từ từ, giúp cơn đau dần thuyên giảm. Tuy nhiên, bạn cần ít nhất vài tháng hoặc lâu hơn để có thể có thể hoạt động bình thường.

Làm thế nào để phòng ngừa gai gót chân

Bệnh gai gót chân có thể phòng ngừa được. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này bằng cách tích cực áp dụng các biện pháp sự phòng dưới đây:

  • Hạn chế đi giày cao gót. Sử dụng giày dép có kích cỡ vừa vặn để tránh gây sức ép cũng như tổn thương cho gót chân. Lựa chọn giày có đế không quá mềm nhưng cũng không nên quá cứng.
  • Tránh đứng yên một chỗ hàng giờ đồng hồ hoặc đi lại quá nhiều
  • Trước khi tập thể thao, bạn nên khởi động kỹ cho vùng cổ chân và bàn chân
  • Nghỉ ngơi và xoa bóp cho đôi chân sau mỗi giờ đứng hoặc đi lại
  • Chăm chỉ tập luyện các bài thể dục có tác dụng tăng cường sức bền cho cân gan bàn chân. Chẳng hạn như tập nhảy dây, tập đứng nhón gót… Điều này có thể giúp ngăn ngừa tổn thương cho gân và giảm nguy cơ bị gai gót chân.

Có thể bạn quan tâm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:19 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 17:19 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Những dấu hiệu gai cột sống ở người trẻ chớ nên xem thường

Gai cột sống ở người trẻ không phải là tình trạng hiếm gặp. Nếu không có biện pháp xử lý…

Các bài thuốc đông y trị bệnh gai cột sống

Nhiều bệnh nhân đang áp dụng các bài thuốc đông y trị bệnh gai cột sống và thấy có tiến…

Bệnh gai xương là gì? Triệu chứng nhận biết và cách chữa trị tối ưu nhất hiện nay

Gai xương là một bệnh lý xương khớp rất khó nhận biết, vì không có triệu chứng rõ rệt. Nếu…

Những cách chữa trị gai cột sống tại nhà giúp cải thiện bệnh

Bên cạnh việc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp, người bệnh có thể…

Các loại thuốc trị gai cột sống của Mỹ tốt nhất thị trường

Thuốc điều trị gai cuộc sống có nguồn gốc từ Mỹ luôn được đánh giá cao về chất lượng và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua