5 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ (tự nhiên + thuốc)

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Hiện tượng tăng tiết đờm trong cổ họng là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài thuốc, một số cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng tự nhiên dưới đây cũng có thể giúp loại bỏ chất nhầy cho bé một cách an toàn.

Đờm trong cổ họng của trẻ là gì?

Đờm còn được gọi là đàm – một chất được tiết ra ở cổ họng hay các bộ phận khác trong đường hô hấp của trẻ khi cơ quan này bị viêm nhiễm. Các thành phần của đờm bao gồm chất nhầy, các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu mủ, tạp chất…

cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ
Đờm trong cổ họng của trẻ thường gây vướng víu, khó chịu và khiến bé bị ho

Quan sát đờm được trục xuất từ cổ họng của trẻ có thể thấy nhiều màu sắc khác nhau như: Trắng trong, trắng đục, màu vàng hoặc đôi khi còn có lẫn cả tia máu hay bọt khí. Trong đó, đàm có màu vàng càng rõ thì khả năng bé bị nhiễm khuẩn đường hô hấp khá cao, phổ biến nhất là bệnh viêm họng.

Tuy nhiên, hiện tượng tiết đàm trong cổ họng của bé không chỉ xảy ra khi bị nhiễm virus ở đường thở mà còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Cảm lạnh
  • Cảm cúm
  • Trẻ bị lo lắng, căng thẳng quá mức
  • Khô họng gây kích thích tăng tiết dịch nhầy
  • Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm VA khiến đờm từ trên mũi chảy xuống tồn đọng ở cổ họng 
  • Trẻ bị dị ứng với thời tiết hay các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, khói thuốc lá, bụi bẩn… cũng khiến cổ họng bị viêm, tiết ra nhiều đàm, ho, ngứa cổ họng.

Cho dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào thì tình trạng bám dính đờm nhầy trong cổ họng của bé nếu kéo dài sẽ gây kích thích phản xạ ho nhiều để tống khứ đàm ra ngoài. Điều này không chỉ dẫn đến mệt mỏi, đau rát cổ họng mà còn khiến bé khó thở và dễ bị nôn trớ khi ăn. Chính vì vậy, vấn đề làm thế nào để loại bỏ đờm trong cổ họng cho bé được rất nhiều cha mẹ quan tâm.

5 cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ

Để loại bỏ đàm nhầy bám dính trong cổ họng của trẻ, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên theo kinh nghiệm dân gian hoặc sử dụng thuốc tân dược. Dưới đây là 5 cách phổ biến nhất.

1. Mẹo đánh tan đờm trong cổ họng của bé bằng lá hẹ

Lá hẹ có tính ấm, vị the cùng nhiều hoạt chất có lợi như chất xơ, chất đạm, vitamin A,C, photpho, canxi. Những dưỡng chất này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng cho bé mà còn có khả năng làm loãng chất nhầy, tiêu đờm, giữ ấm cơ thể, trị viêm họng, ho khan, ho có đờm.

Đặc biệt, phân tích thành phần của lá hẹ, các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều hoạt chất có tác dụng tương tự như kháng sinh, chẳng hạn như allcin, odorin hay sulfit… Chúng thể hiện tác dụng rõ rệt trong việc chống lại hoạt động của tụ cầu vàng và nhiều chủng vi khuẩn khác.

cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng lá hẹ
Lá hẹ có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, trị viêm họng cho bé nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng sinh

– Dùng nước lá hẹ nguyên chất:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ nhỏ khoảng 12 – 24g
  • Nhặt bỏ lá úa, rửa sạch với nước muối, cắt nhỏ 
  • Xay nhuyễn lá hẹ với 1 ly nước đun sôi để nguội bằng máy xay sinh tố 
  • Lọc hỗn hợp qua rây lấy nước cốt
  • Chia vài lần cho bé uống trong ngày có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, khó nuốt, cải thiện tình trạng viêm họng.

– Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng lá hẹ hấp với quýt và đường phèn:

  • Các nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: Lá hẹ tươi (5g), quýt bao tử hay còn gọi là quả tắc, quả quất ( 3 quả ), đường phèn giã nhuyễn ( 10g)
  • Rửa sạch quả quýt, cắt làm tư. Lá hẹ sau khi rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng, mẹ vớt ra cho thật ráo nước rồi cắt thành từng đoạn ngắn khoảng 2 cm. 
  • Cho cả hai nguyên liệu đã sơ chế vào một cái chén sành, thêm đường phèn vào, đảo đều
  • Đặt chén vào trong một cái sửng hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm hấp ít nhất 20 phút
  • Lấy chén thuốc ra ngoài, chờ cho còn hơi âm ấm thì mẹ chắt nước cho bé uống mỗi lần 2 thìa cà phê x 3 lần/ngày. Phần cái cho vào miệng ngậm và mút nước, nếu nhai nuốt được thì càng có hiệu quả tốt.
  • Dùng thuốc liên tục sau khoảng 3 ngày sẽ thấy giọng bé trong hơn và không còn đặc khản tiếng đờm.

2. Bí quyết làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng cách uống nhiều nước ấm

Nghe có vẻ rất đơn giản nhưng cách này khá công hiệu mà chẳng tốn nhiều thời gian. Nước ấm đã được chứng minh là có khả năng làm dịu kích ứng trong cổ họng và làm loãng đờm nhầy vướng víu trong cổ họng của bé, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương viêm trong cổ họng nhanh được chữa lành.

Trẻ mấy tháng tuổi có thể uống nước?

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, thời điểm tốt nhất để trẻ làm quen với việc uống thêm nước là 6 tháng tuổi. Dưới độ tuổi này, dạ dày của bé còn khá nhỏ chỉ đủ không gian để chứa sữa. Nếu uống nhiều nước sẽ khiến bé dễ bị đầy bụng, giảm cảm giác đói và khó hấp thu chất dinh dưỡng. 

Mỗi ngày bé nên uống bao nhiêu nước ấm để làm tan đờm trong cổ họng?

Lượng nước được tiêu thụ trong ngày còn tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Chẳng hạn như:

  • Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi có thể uống từ 120 – 180 ml nước trong ngày
  • Trẻ lớn hơn thì nhu cầu nước mỗi ngày được tính bằng cách lấy số cân nặng của bé x 100ml
  • Các bé từ 10 tuổi trở lên: Lượng nước cần tiêu thụ trong ngày tương đương với người lớn, khoảng 2 – 2,5 lít.

Tuy nhiên, trong những ngày thời tiết khô hanh hoặc bé vận động đổ mồ hôi nhiều thì mẹ nên tăng cường cho con uống nước nhiều hơn để cơ thể bé luôn có đủ nước cho mọi hoạt động và ngăn ngừa đàm nhậy tích tụ trong cổ họng của trẻ.

3. Cách làm tan đờm trong cổ họng cho bé bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là loại rau gia vị quen thuộc nhưng có nhiều tác dụng chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, loại rau này có tính mát, đi vào các kinh Can, Phế giúp thải độc gan, giảm sốt, tiêu sưng, diệt trừ vi khuẩn gây viêm họng và làm long đờm cực hay.

Diếp cá khá lành tính và an toàn cho trẻ nhỏ. Mẹ có thể kết hợp nguyên liệu này với nước vo gạo để làm tan đờm trong cổ họng cho bé từ 6 tháng tuổi trở đi.

cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ
cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ bằng rau diếp cá

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 1 cái lá diếp cá tươi và 200ml nước vo gạo ( chỉ lấy nước vo gạo lần 2 )
  • Rửa sạch rau diếp cá, cho vào cối giã nhuyễn 
  • Bắc nồi nước vo gạo lên bếp, đun sôi rồi mới cho rau diếp cá vào nấu thêm 3 phút nước
  • Mẹ lọc nước chia làm 3 phần cho con uống vào buổi sáng, trưa, tối trong ngày. Mỗi lần sử dụng nên hâm nóng lại rồi cho bé uống.

4. Các món ăn bài thuốc làm tan đờm trong cổ họng của bé

Một số món ăn đơn giản, dễ chế biến nhưng có thể giúp giảm ho, viêm họng và làm tiêu đờm bám dính ở thành họng của bé. Mẹ có thể tham khảo những món dưới đây và chế biến cho con ăn.

– Món canh rau hẹ:

  • Chuẩn bị 100g rau hẹ, thịt lợn bằm và đậu hũ non mỗi thứ 50g, gừng, hành và các gia vị cần thiết
  • Thịt lợn ướp với một chút hạt nêm và củ hành trong 15 phút. Lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ. Đậu hũ non cắt miếng vừa ăn.
  • Phi hành, xào thịt cho săn lại rồi đổ lượng nước vừa đủ vào nấu sôi
  • Tiếp tục thả đậu hũ non vào, nấu khoảng 5 phút thì cho lá hẹ vào
  • Nêm nếm cho hợp khẩu vị của bé. Đun thêm 3 phút nữa thì tắt bếp
  • Dọn cho bé ăn khi còn nóng trong bữa cơm, mỗi tuần 3 lần cho đến khi cổ họng không còn vướng đàm.

– Món củ cải nấu nước mía

  • Nguyên liệu cần có: 100g củ cải, 2 ly nước mía
  • Củ cải gọt vỏ, thái mỏng, cho vào nồi nấu chung với nước mía
  • Khi nước sôi, vặn lửa nhỏ lại đun cho đến khi nước mía cạn còn 1 nửa.
  • Bỏ bã, gạn nước cho bé uống ngày 2 – 3 lần giúp làm tan đờm, bổ sung năng lượng cho bé hoạt động.

– Món canh mướp hương

  • Chuẩn bị: 200g mướp hương, vài lá rau đay, tôm (hoặc cua xay)
  • Tôm lột vỏ lấy thịt bằm nhuyễn. Mướp gọt vỏ, thái lát. Rau đay rửa sạch, cắt nhỏ
  • Xào thịt tôm cho chín rồi đổ nước vào nấu sôi
  • Thêm mướp và rau đay vào nồi, nấu chín, bỏ vào chút hạt nêm, muối sao cho vừa miệng
  • Dọn ra cho bé ăn khi canh còn ấm
  • Dùng món này 2 -3 lần trong tuần có tác dụng hoạt huyết, thông kinh lạc, long đờm, chữa viêm mũi xoang, viêm họng, giảm nóng sốt cho bé.
cách làm tan đờm trong cổ họng của bé bằng canh mướp hương rau đay
Canh mướp hương rau đay giúp giảm nóng sốt, trị ho, làm tan đờm trong cổ họng của bé

– Món canh giá đỗ nấu thịt bằm

  • Chuẩn bị: 50g thịt bằm và 200g giá đỗ
  • Đem nấu thành canh cho trẻ ăn mỗi ngày một lần giúp trị ho có đờm, ho khò khè, giảm đau họng, khàn tiếng, kích thích tiêu hóa và giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.

5. Cách làm tan đờm trong cổ họng cho bé bằng thuốc

Khi cổ họng trẻ có đờm, bác sĩ thường kê đơn thuốc long đờm để loại bỏ chất nhầy cho bé, giúp dễ thở và cải thiện các triệu chứng liên quan như ho, thở khò khè. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại thuốc nào, hàm lượng bao nhiêu còn phải xem xét dựa trên tính chất của đàm loãng hay đặc dính, nhiều hay ít.

Đối với trẻ em, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi, do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện nên bé rất dễ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tân dược. Để giảm thiểu rủi ro, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc làm tan đờm được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như lá hẹ, quất, cây xạ can hay cam thảo… Chúng thường được bào chế dưới dạng siro ngọt dùng uống nguyên chất hoặc pha loãng với nước ấm uống.

Tuy nhiên nếu cổ họng bé có nhiều đờm quánh dính gây kích thích phản xạ ho nhiều sẽ khiến bé mệt mỏi. Trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ chỉ định các loại thuốc làm tan đờm hóa dược, phổ biến nhất là Bromhexine hydrochloride và Acetyl cystein.

  • Bromhexin:

Thuốc được sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau như siro hay viên nén, viên bao đường uống, thuốc tiêm, cồn ngọt… Thuốc được hấp thu tốt khi vào trong đường ruột và thường được sử dụng sau bữa ăn. 

Bromhexine thường được chỉ định kết hợp chung với các thuốc kháng sinh như Amoxicillin hay Cefuroxime sẽ giúp làm tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn của kháng sinh. Thuốc có tác dụng làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ tốt nhưng khi sử dụng cần phải đề phòng với một số tác dụng phụ như: Dị ứng, phát ban, ngứa da… Không sử dụng thuốc dạng viên nén cho trẻ nhỏ.

Thuốc làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ Bromhexine
Thuốc Bromhexine có tác dụng tốt trong việc làm tan đờm nhầy trong cổ họng của bé, giảm ho
  • Acetylcystein

Loại thuốc này còn được gọi là N-Acetylcystein có tác dụng tích cực trong việc làm giảm độ đặc quánh của đờm. Thuốc cho tác dụng tốt nhất khi sử dụng dưới dạng thuốc hít phun mù hoặc nhỏ dung dịch acetylcystein 10 – 20% trực tiếp vào bên trong khi quản.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ như: Buồn nôn hay ói mửa, đau đầu, buồn ngủ, chảy nhiều nước mũi, co thắt khí quản, đau bụng, chảy máu dạ dày… Vì vậy, cha mẹ chỉ được dùng loại thuốc này cho bé khi được bác sĩ kê đơn.

Song song với việc tích cực áp dụng những cách làm tan đờm trong cổ họng cho bé ở trên, cha mẹ hãy lưu ý hạn chế cho bé ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ lạnh hoặc các món được tẩm ướp nhiều gia vị. Cùng với đó, cần xác định chính xác nguồn gốc phát sinh đàm trong họng bé và khắc phục nguyên nhân này để hiện tượng trên được loại bỏ hoàn toàn.

Bạn nên tham khảo thêm

Ngày đăng 04:48 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:16 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Rất nhiều người thắc mắc nếu bị viêm họng thì có thể uống nước cam không? Viêm họng có nên uống nước cam? Lời khuyên từ bác sĩ

Người bị viêm họng có nên uống nước cam không là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân. Đây là…

Viêm họng đỏ là chứng viêm họng cấp tính. Viêm họng đỏ là gì và các thông tin cần biết

Viêm họng đỏ là tình trạng niêm mạc họng bị nhiễm trùng, viêm sưng và xung huyết đỏ. Tình trạng…

7+ cây thuốc nam chữa viêm họng hiệu quả – Dễ kiếm, dễ dùng

Sử dụng cây thuốc nam chữa viêm họng có thể làm giảm triệu chứng sốt, đau đầu, sưng viêm họng,…

Viêm họng hạt có nguy hiểm không qua lời bác sĩ chuyên khoa

Không ít trường hợp mắc bệnh và thắc mắc liệu viêm họng hạt có nguy hiểm không. Theo chuyên gia,…

Thuốc Dorithricin – Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc Dorithricin được bào chế với dạng viêm ngậm họng, chứa các thành phần kháng viêm. Thuốc này thường được…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua