Rau diếp cá

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Rau diếp cá (dấp cá, ngư tinh thảo) là loại rau quen thuộc với người Việt. Bên cạnh đó, diếp cá còn được sử dụng để giảm sốt, điều trị viêm họng, viêm phế quản, áp xe phổi, mụn nhọt, bệnh trĩ và trúng thực. Tuy nhiên dược liệu này có tính hàn nên không thích hợp cho các trường hợp có mụn nhọt thể âm.

Rau Diếp Cá
Diếp cá (dấp cá) là loại rau quen thuộc đối với người Việt

  • Tên gọi khác: Ngư tinh thảo, dấp cá, cửu tiết liên, sầm thảo, xú tinh thảo, tử sầm, lá giáp,…
  • Tên khoa học: Houttuynia cordata Thunb
  • Họ: Lá giấp/ Lá giáp (danh pháp khoa học: Saururaceae)

Mô tả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Diếp cá là thực vật thân thảo, ưa nơi ẩm ướt, cây sống nhiều năm và có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Thân cây mọc đứng, chiều cao khoảng 40cm và có lông bao phủ. Rễ nhỏ của cây thường mọc ở các đốt trên thân rễ.

Rau Diếp Cá
Lá diếp cá mọc cách, có hình tim, hoa màu vàng nhạt và không có bao hoa bên ngoài

Lá có hình tim, nhọn ở đầu và hơi cong ở phần cuống, mọc cách. Hoa diếp cá có màu vàng nhạt và không có bao hoa bên ngoài. Cây có mùi tanh như cá nên được gọi là diếp cá/ dấp cá. Cây nở hoa vào tháng 5 – 8 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây.

3. Phân bố

Rau diếp cá mọc hoang nhiều các địa phương nước ta, nhất là ở những nơi ẩm thấp.

4. Thu hái – sơ chế

Lá diếp cá được thu hái quanh năm và thường được dùng để ăn sống. Hoặc có thể hái cả cây về, bỏ rễ và phơi khô dùng dần.

5. Bảo quản

Bảo quản nơi thoáng gió, nhiệt độ phòng và tránh độ ẩm cao.

6. Thành phần hóa học

Rau diếp cá chứa thành phần hóa học rất đa dạng, bao gồm tinh dầu, decanoyl acetaldehyde, methyl-n-Nonykelton, calcium sulfate, quercitrin, hyperin, myrcene, capric acid, reynountrin, calcium chloride, afzefin, rutin, isoquercitrin, camphene, limonene, stearic acid, oleic acid,…

Vị thuốc ngư tinh thảo

1. Tính vị

Vị chua, tính hơi hàn.

2. Qui kinh

Quy vào kinh Can và Phế.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông y:

  • Tác dụng: Thẩm thấp, thanh nhiệt, chỉ khái, hóa đờm, lợi thấp và tiêu thũng.
  • Chủ trị: Sốt rét, viêm ruột thừa, viêm phế quản, kiết lỵ, ho gà, viêm niệu đạo, tiêu chảy, mụn nhọt, côn trùng cắn, viêm amidan, cảm lạnh, trúng thực và viêm túi mật.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Tác dụng giảm ho: Tiêm dịch dấp cá dưới da nhận thấy ho thuyên giảm nhưng không có tác dụng giãn phế quản hay long đờm.
  • Tác dụng lợi tiểu: Thực nghiệm trên ếch cho thấy nước sắc từ ngư tinh thảo có tác dụng giãn mạch và tăng lượng nước tiểu được bài tiết.
  • Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc từ dược liệu có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, Streptococcus pneunmonia và có tác dụng kém hơn với trực khuẩn E. coli, Salmonella và Shigella.
  • Tác dụng kháng virus: Nước sắc từ rau diếp cá có tác dụng ức chế sự phát triển của virus echo và virus cúm ở cơ thể người.

4. Cách dùng – liều lượng

Có thể dùng diếp cá ở dạng sắc, dùng ăn trực tiếp, điều trị tại chỗ,… Liều dùng tham khảo: 15 – 60g/ ngày.

Các bài thuốc chữa bệnh từ rau diếp cá

Rau Diếp Cá
Rau diếp cá có tác dụng hạ sốt, giảm đau họng, trị táo bón, hỗ trợ điều trị ung thư phổi và bệnh trĩ

1. Bài thuốc giúp giảm sốt ở trẻ nhỏ

  • Chuẩn bị: 30g diếp cá.
  • Thực hiện: Rửa sạch, để ráo, sau đó giã nát và đem đun sôi. Vớt bã và đắp lên thái dương cho trẻ, đồng thời cho trẻ uống nước để hạ thân nhiệt.

2. Bài thuốc điều trị viêm phổi

  • Bài thuốc 1: Dùng cát cánh 20g và rau diếp cá 40g, sắc uống hằng ngày.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị diếp cá 40g và 1 quả trứng gà. Ngâm rau diếp cá vào nước trong 1 tiếng, sau đó đem sắc lên và bỏ trứng vào, khuấy đều. Nên ăn 1 lần/ ngày liên tục từ 30 – 60 ngày.

3. Bài thuốc trị ho lao có máu hoặc ho đờm có kèm theo mủ

  • Chuẩn bị: Phổi lợn 1 cái và rau diếp cá tươi 80g.
  • Thực hiện: Đem phổi lợn cắt miếng vừa ăn và nấu cùng với diếp cá. Ăn cả nước lần cái, dùng 2 – 3 lần/ tuần.

4. Bài thuốc trị hội chứng thận hư

  • Chuẩn bị: Ngư tinh thảo khô 100g.
  • Thực hiện: Đem hãm với 1 – 2 lít nước và uống thay trà.

5. Bài thuốc trị sỏi đường tiết niệu và viêm niệu quản

  • Chuẩn bị: Kim tiền thảo 40g, xa tiền tử và diếp cá mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống.

6. Bài thuốc trị viêm tuyến tiền liệt cấp

  • Chuẩn bị: Rễ diếp cá tươi 80g.
  • Thực hiện: Đem giã nát, sau đó ngâm với nước vo gạo trong 1 giờ. Bỏ bã và dùng nước uống 2 lần/ 2 ngày.

7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư phổi

  • Chuẩn bị: Thổ phục linh và đông quỳ tử mỗi thứ 40g, rau diếp cá và hạn liên thảo mỗi thứ 24g, cam thảo 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang liên tục trong nhiều tháng.

*** Có thể bạn chưa biết: 5 Tác Hại Của Rau Diếp Cá Khi Dùng Sai Cách

8. Bài thuốc trị bệnh trĩ (lòi dom)

  • Chuẩn bị: Một nắm rau diếp cá tươi.
  • Thực hiện: Ăn diếp cá hằng ngày kết hợp với bài thuốc xông và đắp tại chỗ.

9. Bài thuốc chữa viêm âm đạo

  • Chuẩn bị: Tỏi 1 củ, bồ kết 10g và rau diếp cá 20g.
  • Thực hiện: Đun sôi với 5 chén nước và xông hơi khi nước còn nóng. Khi nước nguội bớt, nên ngâm và rửa chỗ đau. Thực hiện 1 lần/ ngày trong liên tục 7 ngày sẽ nhận thấy bệnh thuyên giảm hẳn.

10. Bài thuốc trị áp xe phổi

  • Chuẩn bị: 30g diếp cá.
  • Thực hiện: Sắc uống nóng, ngày dùng 1 lần cho đến khi khỏi.

11. Bài thuốc trị lỵ cấp, viêm ruột cấp và nhiệt tả lỵ mùa hè

  • Chuẩn bị: Rau diếp cá tươi 80g hoặc dùng khô 40g.
  • Thực hiện: Sắc với nước và thêm đường vào uống.

12. Bài thuốc giúp ngăn ngừa mụn

  • Chuẩn bị: Một nắm diếp cá tươi và 1 ít muối.
  • Thực hiện: Rửa sạch diếp cá, sau đó giãn nát và trộn với 1 ít muối. Thoa hỗn hợp lên mặt và rửa lại sau 15 phút.

13. Bài thuốc chữa mụn nhọt sưng đỏ nhưng chưa lên mủ

  • Chuẩn bị: Lá diếp cá tươi 12g.
  • Thực hiện: Rửa sạch, để ráo nước, sau đó giã nát, đắp lên mụn nhọt và băng lại. Thực hiện 2 lần/ ngày trong 3 ngày có thể giúp mụn nhọt giảm sưng nhanh chóng.

14. Bài thuốc giảm sốt ở trẻ em

  • Chuẩn bị: Lá hương trà 12g và rau diếp cá 15g.
  • Thực hiện: Rửa sạch và nấu nước cho trẻ uống, dùng 2 lần/ ngày và nên sử dụng sau khi ăn.

15. Bài thuốc chữa đau mắt đỏ do trực khuẩn mủ xanh

  • Chuẩn bị: Lá diếp cá 35g.
  • Thực hiện: Rửa sạch, sau đó trụng sơ qua nước sôi và để nguội. Sau đó đem giã nát, thấm vào hai miếng gạc và đắp lên mắt sưng khi đi ngủ. Thực hiện liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thấy mắt giảm sưng nhanh chóng.

16. Bài thuốc trị sản phụ tắc sữa khiến vú sưng đau

  • Chuẩn bị: Táo đỏ 10 quả và rau diếp cá khô 25g.
  • Thực hiện: Sắc cùng với 3 chén nước, còn lại 1 chén và chia thành 2 lần uống. Thực hiện liên tục trong 3 – 5 ngày.

17. Bài thuốc trị đái dắt và đái buốt

  • Chuẩn bị: Rau mã đề và rau má mỗi thứ 40g, rau diếp cá 20g.
  • Thực hiện: Đem các loại rau rửa sạch, giã nát và lọc lấy nước. Uống 3 lần/ ngày trong 7 – 10 ngày.

18. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng sỏi thận

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 100g rau diếp cá, sao vàng và hãm với 1 lít nước sôi trong 20 phút. Sử dụng uống thay trà hằng ngày. Mỗi liệu trình kéo dài 60 ngày và cần cách nhau khoảng 7 ngày trước khi áp dụng liệu trình mới.
  • Bài thuốc 2: Dùng cam thảo đất 10g, rau dệu 15g và rau diếp cá 20g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

19. Bài thuốc chữa chứng táo bón và đại tiện khó

  • Chuẩn bị: Rau diếp cá khô 10g.
  • Thực hiện: Hãm với nước sôi trong 10 phút và uống 1 lần/ ngày.

20. Bài thuốc trị viêm phế quản và viêm phổi

  • Chuẩn bị: Hậu phác 12g, tang chi 36g, diếp cá 16g và liên kiều 16g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

21. Bài thuốc trị chứng phế ung gây nôn ra máu và mủ

  • Chuẩn bị: Thiên hoa phấn, ngư tinh thảo và trắc bách diệp, các vị đều 20g.
  • Thực hiện: Sắc uống hằng ngày.

22. Bài thuốc trị sốt cao do viêm họng cấp

  • Chuẩn bị: Rau dấp cá 40g.
  • Thực hiện: Sắc đặc, ngậm 1 lúc rồi uống. Ngày thực hiện 2 – 3 lần cho đến khi khỏi.

Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu ngư tinh thảo

Rau diếp cá là thảo dược an toàn và không có độc tính. Tuy nhiên dược liệu này có tính hàn, vì vậy không nên sử dụng cho người có mụn nhọt thể âm hoặc người có hư hàn.

Áp dụng bài thuốc từ rau diếp cá giúp giảm sốt, cải thiện chứng đau họng, viêm phế quản, bệnh trĩ, sỏi đường tiết niệu,… Tuy nhiên dược liệu này có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị khác, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tham khảo thêm: Cây Rau Om – Đặc điểm, công dụng và cách dùng tốt nhất

Ngày đăng 02:15 - 01/06/2023 - Cập nhật lúc: 02:15 - 02/06/2023
Chia sẻ:

Cúc mốc

Cây cúc mốc có màu xám trắng đặc trưng nên thường được trồng để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có nhiều công dụng hữu ích và được…

Chuối hột

Chuối hột là vị thuốc Nam quý, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng trong chế biến món ăn. Vị thuốc này có tác dụng chữa…

Cây muồng trâu

Cây muồng trâu là loài thực vật mọc hoang nhiều ở các tỉnh của nước ta. Các bộ phận của cây đều có tác dụng dược lý và được sử…

Bán biên liên

Bán biên liên là dược liệu có vị ngọt cay, tính bình, chủ trị rắn độc cắn, nhọt độc, tiểu khó, sốt rét, viêm tai giữa... Vị thuốc này có…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua