Thuốc Trimafort – Tác dụng, cách dùng, số đăng ký & giá bán

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thuốc Trimafort là hỗn dịch uống thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa do công ty dược phẩm Daewoong Pharm ở Hàn Quốc sản xuất. Thuốc chuyên dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến sức khỏe dạ dày như viêm dạ dày cấp, viêm hang vị dạ dày hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. 

Thuốc Trimafort
Thuốc Trimafort là sản phẩm của Daewoong Pharm. Co., Ltd, được nhập vào Việt Nam với số đăng ký thuốc Trimafort là VN-14658-12

Thành phần và tác dụng của thuốc Trimafort

Thuốc Trimafort 10ml và thuốc Trimafort 200mg là nhóm thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loét được sản xuất bởi công ty Daewoong Pharm – Hàn Quốc. Thuốc chứa các thành phần hoạt chất chính như:

  • Aluminium Hydroxide Gel
  • Magnesium Hydroxide
  • imethicone 30% emusion

Chính nhờ những thành phần này, Trimafort có tác dụng chính như:

  • Điều trị viêm dạ dày cấp và mãn tính
  • Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản, giảm nhanh triệu chứng ợ hơi, nóng rát và khó chịu ở ngực
  • Điều trị viêm hang vị dạ dày

Ngoài những tác dụng này, Trimafort còn được chỉ định dùng ở những đối tượng như:

  • Bệnh nhân có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, ói mửa và khó tiêu
  • Người có dấu hiệu tăng tiết acid dịch vị, ngộ độc acid hoặc kiềm, sử dụng chất ăn mòn gây xuất huyết

Tuy nhiên, thuốc không được dùng ở đối tượng có cơ địa mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. Đặc biệt, bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng sinh như Tetracycline, tuyệt đối không dùng Trimafort để điều trị bệnh dạ dày. Bởi thuốc có thể tương tác gây tác động tiêu cực đến sức khỏe. Ngoài ra, ngươi bị rối loạn chức năng gan, thận hoặc phụ nữ đang mang thai, cho con bú cũng nên thận trọng khi sử dụng Trimafort điều trị bệnh.

Liều dùng/ Cách dùng thuốc Trimafort như thế nào?

Trimafort là hỗn dịch uống nên thường được dùng trước mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Để biết cách dùng thuốc đúng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì. Lưu ý, sau hai tuần sử dụng thuốc nếu không thấy có kết quả điều trị tốt, ngược lại triệu chứng bệnh càng thêm nặng, người bệnh nên ngưng sử dụng và liên hệ với bác sĩ.

Liều dùng thuốc Trimafort ở mỗi người là khác nhau. Do đó, bệnh nhân nên dùng theo chỉ định của bác sĩ. Liều dùng ở người lớn thường là 1 – 3 gói trên ngày và liều dùng tối đa mỗi ngày không quá 80 ml. Còn ở trẻ em, liều lượng thuốc vẫn chưa được nghiên cứu. Vì thế, phụ huynh chỉ nên cho con uống thuốc khi được bác sĩ kê đơn.

Tác dụng phụ của thuốc Trimafort

Trong quá trình sử dụng Trimafort, người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ thường gặp như:

  • Tiêu chảy, táo bón
  • Đau nhức đầu
  • Buồn nôn hoặc ói mửa
  • Đau dạ dày
  • Tiểu nhiều hoặc đau khi tiểu
  • Cảm giác khô miệng

Ngoài những biểu hiện này, người bệnh còn gặp phải các phản ứng phụ nguy hiểm khác cần được xử lý sớm như:

  • Tăng huyết áp
  • Co giật, đau cơ hoặc xương
  • Tim đập nhanh, nhịp tim không đều
  • Cảm thấy có vị kim loại trong miệng
  • Cơ thể mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà thuốc có thể gây những tác dụng phụ khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xuất hiện, bệnh nhân nên thận trọng. Tốt nhất nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm.

Tác dụng phụ của thuốc Trimafort
Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Trimafort là táo bón

Thuốc Trimafort tương tác với những thuốc nào?

Một số loại thuốc khi sử dụng chung có thể hỗ trợ làm tăng tác dụng chữa trị nhưng ở các loại khác, chúng có thể gây tương tác ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng điều trị bệnh. Vì vậy, trong quá trình kết hợp thuốc, bệnh nhân nên cẩn thận. Tốt nhất nên dùng theo đơn kê của bác sĩ. 

Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây tương tác với Trimafort:

  • Fluoroquinolon
  • Tetracyclin
  • Ketoconazol
  • Thuốc kháng thụ thể H2
  • Muối sắt
  • Methenamin
  • Thuốc dạng bao tan trong ruột
  • Na polystyren sulfonat resin

Để tránh tương tác thuốc, bệnh nhân nên dùng những loại thuốc này sau khi uống Trimafort 2 – 3 tiếng. 

Giá thuốc Trimafort là bao nhiêu?

Thuốc Trimafort hiện đang được bán với giá 110.000 VNĐ/ 1 hộp 20 gói. Thuốc được phân bố rộng rãi ở Việt Nam. Vì vậy, người bệnh có thể mua thuốc ở bất kỳ cửa hàng sức khỏe nào. Tuy nhiên, để thuốc đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị, bệnh nhân nên lựa chọn mua ở nơi bán thuốc uy tín.

Thuốc Trimafort có tốt không?

Trimafort chứa nhiều thành phần hóa học có tác dụng cân bằng hàm lượng acid trong dạ dày. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. Tuy nhiên, để điều trị bệnh đau hoặc viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn gây nên, bệnh nhân cần phối hợp Trimafort với một số loại thuốc khác để mang lại kết quả chữa trị tốt. 

Đây cũng chính là lý do không thể khẳng định thuốc Trimafort có tốt không. Bởi tác dụng điều trị của thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ địa, mức độ bệnh và chế độ chăm sóc tại nhà,… Do đó, để có kết quả điều trị như mong muốn, bệnh nhân nên khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Trimafort mặc dù có tác dụng cải thiện triệu chứng viêm đau dạ dày. Nhưng, để dự phòng rủi ro và ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe, bệnh nhân nên tìm hiểu kỹ về thành phần, tác dụng cũng như cách dùng trước khi sử dụng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 09:29 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:10 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Bí kíp chữa viêm hang vị dạ dày bằng nghệ khỏi nhanh và dễ thực hiện

Chữa viêm hang vị dạ dày bằng nghệ là phương pháp được rất nhiều người áp dụng để cải thiện…

Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không? Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua Không? Lưu Ý

Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua và ăn như thế nào cho đúng là những thông tin…

Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không, Uống Loại Nào?

Sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và vô cùng quen thuộc trong…

trẻ bị viêm dạ dày Trẻ Bị Viêm Dạ Dày: Nguyên Nhân, Dấu Diệu và Điều Trị

Hệ tiêu hóa của trẻ thường chưa được hoàn thiện cùng với đó là sức đề kháng yêu nên rất…

Cách phân biệt xuất huyết tiêu hóa trên và dưới đúng nhất

Xuất huyết tiêu hóa gồm xuất huyết tiêu hóa trên và dưới. Người bệnh cần nắm rõ cách phân biệt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua