Bệnh nhân bị gout cấp và mãn tính lâu năm phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng tấy các khớp chữa nhiều cách không khỏi nên xem ngay phác đồ hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền này.

Bệnh gút có chữa khỏi được không? Bằng cách nào?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Những cơn đau nhức khủng khiếp do bệnh gút gây ra khiến cho nhiều người bị ám ảnh. Chính vì vậy, khi được chẩn đoán mắc căn bệnh này, rất nhiều bệnh nhân đều có chung thắc mắc là bệnh gút có chữa khỏi được không và làm cách nào để bệnh nhanh khỏi. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này.

Hiểu hơn về bệnh gút

Bệnh gút (hay gout) là một loại viêm khớp thường gặp ở những người có nồng độ axit uric trong máu cao. Axit uric tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ lắng đọng thành các tinh thể muối urat sắc nhọn bám vào khớp. Chúng gây tổn thương, sưng đỏ khớp và tạo ra những cơn đau đột ngột xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động. 

Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể. Tuy nhiên thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở ngón tay, khớp cổ tay, cổ chân, khớp ngón chân cái hay khớp gối. Trường hợp bị bệnh gút ở chi dưới, cơn đau khớp có thể khiến bạn không thể đi lại.

Bệnh gút có chữa khỏi được không
Bệnh gút có chữa khỏi được không là thắc mắc được nhiều người quan tâm

Tùy theo mức độ nghiêm trọng, bệnh gút được chia thành các giai đoạn phát triển như sau:

  • Giai đoạn tăng axit uric máu: Hiện tượng tăng axit uric máu thường tiến triển một cách âm thầm trước khi có tổn thương tại khớp. Xét nghiệm axit uric máu sẽ thấy chỉ số tăng cao vượt ngưỡng cho phép (> 420 mmol/l ). Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các tinh thể urat dần hình thành tại khớp.
  • Giai đoạn gút cấp tính: Ở giai đoạn này, cơn đau gút có thể xuất hiện một cách đột ngột khi có yếu tố thúc đẩy lượng axit uric trong máu tăng vọt (chẳng hạn như sau một chầu nhậu hoặc một bữa ăn nhiều purin). Các cơn đau do gút cấp thường tấn công bạn vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm khiến cho khớp bị sưng viêm, nóng đỏ. Cơn đau có thể đạt được cường độ đỉnh điểm sau khoảng 8 – 12 giờ kể từ khi bắt đầu khởi phát. Sau một vài ngày, các triệu chứng bắt đầu có khuynh hướng thuyên giảm dần và có thể chấm dứt sau 7 – 10 ngày. Lúc này, mặc dù không có cảm giác đau đớn nhưng bệnh vẫn còn tồn tại và có thể tái phát trở lại bất cứ lúc nào.
  • Giai đoạn bệnh gút mạn tính: Khi không được điều trị tốt, các đợt gút cấp tính tái đi tái lại nhiều lần trong năm sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng bệnh gút mạn tính xảy ra thường xuyên với mức độ nghiêm trọng hơn và kéo dài lâu hơn. Tinh thể urat lắng đọng nhiều tạo thành các cục tophi nổi rõ trên bề mặt da và chúng có thể gây biến dạng khớp khiến cho bệnh nhân mất khả năng vận động.

Nghiên cứu cho thấy, bệnh gút có tính chất di truyền. Theo đó thì trong gia đình có người thân từng mắc căn bệnh này thì bạn có nguy cơ bị gút cao hơn những người khác. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh nhiều hơn so với nữ. Ngoài ra, bệnh gút còn phát triển tập trung ở các trường hợp có thói quen ăn nhiều hải sản, thịt đỏ, người sử dụng thuốc lợi tiểu thuốc ức chế miễn dịch, thuốc điều trị bệnh cao huyết áp hoặc bệnh vảy nến, người bị béo phì, lạm dụng bia rượu, người bị bệnh tiểu đường, tim mạch…

Người mắc bệnh gút thường phải sống chung với những cơn đau nhức khủng khiếp kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng lớn đến đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc tìm ra giải pháp điều trị bệnh hiệu quả, triệt để là mối bận tâm của nhiều người.

Bệnh gút có chữa khỏi được không?

Đây là thắc mắc chung của tất cả bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc bệnh gút. Theo các bác sĩ chuyên khoa, gút là một dạng viêm khớp mãn tính và y học vẫn chưa tìm ra được phương pháp nào có thể giúp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. 

Mặc dù vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi nếu được điều trị đúng cách và có lối sống lành mạnh thì bạn vẫn có thể kiểm soát tốt được bệnh và hạn chế được các đợt gút cấp diễn ra trong tương lai.

Bệnh gút chữa bằng cách nào? 

Các phương pháp được sử dụng trong điều trị bệnh gút hiện nay đều nhắm đến mục đích chính là kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu, đưa chỉ số này về mức tiêu chuẩn để kéo giãn khoảng cách giữa các đợt tái phát bệnh và giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là cách giải pháp đang được thực hiện để chữa trị bệnh gút:

1. Chữa bệnh gút bằng thuốc Tây

 Các loại thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị bệnh gút bao gồm một số nhóm thuốc có khả năng làm giảm axit uric trong máu và thuốc làm giảm triệu chứng liên quan đến bệnh. Bao gồm:

  • Thuốc Colchicin:

Loại thuốc này có khả năng ổn định nồng độ pH trong cơ thể, ngăn chặn quá trình kết tinh của axit uric thành tinh thể muối urat, đồng thời giảm đau, chống viêm tại khớp bị ảnh hưởng. Colchicin cũng được sử dụng để dự phòng tái phát bệnh gút. 

Sử dụng thuốc với liều cao hoặc kéo dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Ngộ độc, tổn thương tủy xương, thiếu máu, rụng tóc, phát ban, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, thận…

  • Corticosteroid

Thuốc được chỉ định trong các đợt điều trị bệnh gout ở giai đoạn cấp tính cho các trường hợp bị viêm khớp nghiêm trọng. Corticosteroid có tác dụng kháng viêm mạnh. Thuốc được điều chế dưới dạng uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp.

Do ẩn chứa nhiều tác dụng phụ, nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong một đợt điều trị ngắn hạn. Bệnh nhân không được tự ý lạm dụng khi chưa được bác sĩ kê đơn.

bệnh gút chữa bằng cách nào
Tiêm Corticoid có thể giúp giảm sưng viêm khi bị gút
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm non steroid

Đây là loại thuốc được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân. Trong đó Indometacin và Diclofenac là những loại thuốc thường được lựa chọn.

Các loại thuốc giảm đau, chống viêm khác như Ibuprofen, Paracetamol hay Acid acetyl- salicylic thường không được chỉ định vì chúng hoạt động kém hiệu quả đối với căn bệnh này. 

Sử dụng nhóm thuốc kháng viêm non-steroid kéo dài có thể gây viêm loét dạ dày, đường ruột. Vì vậy, cần thận trọng khi chỉ định thuốc cho người có vấn đề về đường tiêu hóa.

  • Các thuốc điều trị dự phòng ngăn ngừa các đợt gút cấp tính:

Ngoài Colchicin, một số loại thuốc giảm axit uric trong máu có thể được chỉ định để điều trị dự phòng, ngăn ngừa bệnh tái phát như:

+ Thuốc ức chế tổng hợp axit uric

+ Thuốc tiêu giảm axit uric

+ Thuốc làm tăng sự đào thải axit uric

2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Sự hình thành của bệnh gút có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống của người bệnh. Chính vì vậy, việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho khoa học làm sao để không làm tăng axit uric máu chính là một phần quan trọng của quá trình điều trị bệnh.

– Những thực phẩm người bị bệnh gút nên ăn:

  • Rau quả chứa nhiều vitamin B, C và chất xơ 
  • Thực phẩm chứa nhiều protein lành mạnh như đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành, sữa tách béo hoàn toàn hoặc ít béo, đậu phộng…
  • Thức ăn có tính kiềm: Cần tây, bơ, cải bó xôi, dưa chuột, tỏi, ớt chuông…
  • Thịt và cá có màu trắng

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý uống nhiều nước, từ 2 lít trở lên mỗi ngày để tăng cường đào thải axit uric qua đường nước tiểu. Tốt nhất là sử dụng nước lọc hoặc các loại nước khoáng có tính kiềm. Các món ăn nên được ưu tiên chế biến ở dạng hấp, luộc để dễ tiêu hóa và không làm tăng cân.

– Thực phẩm cần hạn chế khi bị bệnh gút:

Người bị gút cần hạn chế sử dụng các thức ăn chứa nhiều nhân purin bởi chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành axit uric. Ngoài ra, cần tránh các thực phẩm có tính kích thích và chứa nhiều cacbon hidrat cũng như axit nếu không muốn các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Chúng bao gồm:

  • Nội tạng động vật
  • Hải sản
  • Thịt đỏ
  • Bánh mì
  • Ngũ cốc
  • Măng chua
  • Dưa cải muối chua
  • Các loại đậu
  • Rau mầm
  • Nấm
  • Giá đỗ
  • Dọc mùng
  • Các món ăn nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn nhanh
  • Gia vị cay nóng
  • Bia, rượu
bệnh gút nên kiêng bia rượu
Uống bia rượu có thể khiến bệnh gút thêm nghiêm trọng

>> Tham khảo thêm: Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric giúp phòng gút hiệu quả

3. Điều trị bệnh gút bằng thuốc nam

Một số cây thuốc nam có thể giúp làm giảm axit uric máu và cải thiện các triệu chứng của gút. Người bệnh có thể áp dụng song song với thuốc tây để rút ngắn thời gian điều trị. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng để tránh hiện tượng tương tác giữa các thuốc.

– Bài thuốc trị bệnh từ lá tía tô:

Các thành phần trong lá tía tô có tác dụng ức chế hoạt động của xanthine oxidase – một loại enzym thúc đẩy sự hình thành của axit uric. Ngoài ra, cây thuốc này còn có tác dụng giảm đau, chống viêm nên được dân gian tin dùng làm thuốc chữa bệnh gút.

Cách sử dụng:

Dùng 1 nắm lá tía tô rửa sạch, đem nấu với 300ml nước, để nước sôi được khoảng 7 phút thì tắt bếp. Gạn ra uống vài lần trong ngày. Kết hợp sử dụng lá tía tô trong chế biến món ăn hàng ngày để nhanh thấy được hiệu quả tốt.

– Dùng lá lốt chữa bệnh gút

Lá lốt có tính ấm, giúp hoạt huyết, tiêu thũng, kháng viêm. Sử dụng vị thuốc nam này đúng cách sẽ giúp giảm được các cơn đau nhức và sưng viêm ở khớp.

  • Cách 1: Lấy 10 cái lá lốt khô đem sắc lấy nước đặc chia uống 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi tối. 
  • Cách 2: Dùng cả lá và thân cây lá lốt đem nấu nước. Khi nước sôi được khoảng 10 phút, thêm vào một ít muối, tắt bếp. Dùng nước này ngâm tay hoặc chân nơi có khớp bị bệnh mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.

Trị bệnh gút với bài thuốc từ lá trầu không

Lá trầu không chứa các thành phần như Eugenol, Chavicol, hay Estragol… Những chất này đã được chứng minh về khả năng kháng viêm, an thần, giảm đau. Hơn nữa, sử dụng lá trầu thường xuyên còn giúp giải độc, tăng cường khả năng chuyển hóa trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình phục hồi hư tổn ở khớp.

Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị 100g lá trầu và 1 quả dừa xiêm
  • Lá trầu rửa sạch, thái nhuyễn
  • Quả dừa vạt nắp ở ngay đầu, gạn bớt đi một ít nước rồi nhét lá trầu vào bên trong. 
  • Đậy nắp gáo lại, để khoảng 30 phút vớt bỏ xác lá
  • Gạn nước ra ly uống hết 1 lần sau khi ngủ dậy vào buổi sáng
  • Chờ cho đến khi đi tiểu trở lại rồi mới được ăn sáng.
  • Thực hiện bài thuốc này trong 7 – 10 ngày liên tục

– Bài thuốc trị bệnh gút từ chuối hột

Đây cũng là cách chữa khỏi bệnh gút bằng cây thuốc nam đang được nhiều người áp dụng mà bạn không thể bỏ qua. Bạn có thể dùng chuối hột rừng hay chuối nhà trồng đều được. Nguyên liệu này thường được phối hợp với các vị thuốc nam khác để tăng công dụng điều trị.

Cách sử dụng

  • Chuẩn bị thang thuốc gồm: Chuối hột 3g, dã vu (củ ráy) 4g, tỳ giải 2g, mướp đắng 1g
  • Tất cả thái nhỏ, sao khô, tán nhỏ
  • Mỗi ngày lấy 10g thuốc hãm với nước sôi, chia uống 3 lần
  • Áp dụng liên tục mỗi ngày cho đến khi các dấu hiệu thuyên giảm

– Cách chữa bệnh gút bằng lá ổi non

Thành phần tanin trong lá ổi non có tác dụng chống oxy hóa, giảm sưng đau ở khớp bị gút. Vị thuốc này khá dễ kiếm. Bạn có thể tận dụng làm thuốc trị bệnh gút theo hướng dẫn sau:

cách chữa bệnh gút bằng búp ổi non
Búp ổi non chứa tanin trong búp ổi non có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm sưng đau khớp khi bị gút
  • Chuẩn bị: Lá và búp ổi non 20g, lá sa kê già đã chuyển sang màu vàng 100g, đậu bắp 100g
  • Tất cả rửa sạch, thái nhỏ
  • Cho vào ấm nấu với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 1 lít thì ngưng
  • Gạn uống nhiều lần trong ngày.
  • Mỗi ngày sắc uống 1 thang đều đặn đến khi các đợt gút cấp bị dập tắt.

4. Các phương pháp điều trị bảo tồn khác

Ngoài việc dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, một số phương pháp điều trị bảo tồn khác cũng có thể được thực hiện để đẩy lùi các triệu chứng bệnh bệnh gút:

  • Vật lý trị liệu:

Các bài tập vật lý trị liệu kết hợp với châm cứu, điện trị liệu, chiếu hồng ngoại… có thể giúp giảm đau, chống sưng viêm, cải thiện chức năng vận động của khớp. Người bệnh cần nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia vật lý trị liệu để có kế hoạch điều trị bài bản, đúng cách.

  • Giảm cân

Giảm cân là cần thiết đối với các trường hợp bị béo phì. Dư thừa cân nặng sẽ làm tăng gánh nặng cho khớp, đặc biệt là các khớp dưới chân. Điều này có thể khiến khớp bị đau và sưng nặng hơn, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục tổn thương.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một chế độ ăn kiêng và tập luyện khoa học để có thể đưa cân nặng trở về ngưỡng an toàn.

  • Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng có thể kích hoạt phản ứng viêm bùng phát và làm tăng nặng triệu chứng của bệnh gút. Vì vậy, người bệnh cần cố gắng duy trì một tâm lý thoải mái. Sắp xếp lại công việc cho hợp lý để không bị căng thẳng thần kinh quá mức.

  • Chườm nóng, chườm lạnh:

Đây cũng là giải pháp giúp giảm sưng đau cho khớp bị ảnh hưởng. Liệu pháp chườm lạnh được áp dụng trong vòng 72 giờ đầu tiên kể từ khi khớp lên cơn đau. Sau đó, người bệnh có thể chuyển qua chườm nóng bằng cách sử dụng chai nước nóng hoặc rang muối với gừng, ngải cứu hay lá lốt chườm vào chỗ đau.

chườm lạnh giảm đau gút
Chườm lạnh giúp giảm nhanh cơn đau nhức xương khớp do bệnh gút gây ra

Mỗi ngày có thể chườm từ 4- 5 lần tùy theo mức độ đau. Khi chườm lạnh chú ý không sử dụng cục đá lạnh áp trực tiếp vào da sẽ khiến da bị bỏng nhiệt. Tương tự đối với chườm nóng, bạn cần canh chỉnh độ nóng cho phù hợp để không bị bỏng.

  • Tập luyện:

Khi cơn đau đã thuyên giảm, người bệnh nên bắt đầu đi lại và tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để tránh hiện tượng co cứng khớp và củng cố sức mạnh cho các cơ. Trường hợp các đợt gút cấp đã được điều trị khỏi, hãy cố gắng duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày với các bài tập như đi bộ, bơi lội, đạp xe hay yoga để nâng cao thể trạng và cải thiện sức khỏe xương khớp.

5. Phẫu thuật điều trị bệnh gút

Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn sau cùng để điều trị bệnh gút. Bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu rơi vào các trường hợp sau:

  • Không đáp ứng được với thuốc và các phương pháp điều trị nội khoa
  • Khớp xuất hiện các cục tophi có kích thước to gây biến dạng khớp hoặc cản trở khả năng vận động của người bệnh.
  • Hạt tophi bị vỡ gây nhiễm trùng, viêm loét
  • Bệnh gây biến chứng ở thận, tim mạch hay các cơ quan khác

Mục tiêu của phẫu thuật là cắt bỏ các hạt tophi và sửa chữa những tổn thương ở khớp để phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. Trường hợp bị hư hại khớp nghiêm trọng thì cần phẫu thuật thay khớp nhân tạo. Sau phẫu thuật, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục dùng thuốc và thực hiện các phương pháp điều trị dự phòng để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thông tin trên đây vừa giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh gút có chữa khỏi được không? Đây là một căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi song nếu tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và có lối sống lành mạnh, bạn vẫn có thể chung sống hòa bình với bệnh. 

Bạn cần biết

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 07:57 - 23/02/2023 - Cập nhật lúc: 15:20 - 18/05/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Trứng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với người bệnh gút Bệnh gút có được ăn trứng không, ăn bao nhiêu là đủ?

Trứng là một trong những thực phẩm giàu đạm, giàu dưỡng chất được nhiều người yêu thích. Vậy người bệnh…

nổi cục ở mu bàn chân Bị nổi cục ở mu bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Bị nổi cục ở mu bàn chân là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Theo các chuyên gia, đây…

Lá tía tô chữa bệnh gút hiệu quả khi dùng đúng cách

Lá tía tô ngoài tác dụng làm giảm mùi tanh, tăng hương vị cho món ăn chúng còn được sử…

Bệnh gút sưng chân phải làm sao?

Bị gút sưng chân khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động và thực…

chế độ ăn cho người tăng axit uric Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric giúp phòng gút hiệu quả

Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh gout là do chế độ ăn uống không hợp lý khiến hàm…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang nổi tiếng với thành phần và công thức thuốc ĐỘC QUYỀN điều trị bệnh gout cấp và mãn tính hiệu quả, an toàn. [ĐỌC NGAY]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua