Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung – Theo Bộ Y Tế

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Ung thư cổ tử cung hiện đang là một trong 10 loại bệnh ung thư có tỉ lệ mắc mới và tử vong cao hàng đầu Việt Nam. Các cơ sở y tế cần chú ý áp dụng phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung của Bộ Y tế để điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Từ đó hỗ trợ người bệnh hạn chế gặp phải các biến chứng nguy hiểm và nâng cao tiên lượng sống.

phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung
Tìm hiểu phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung theo Bộ Y tế

Ung thư cổ tử cung là bệnh gì?

Ung thư cổ tử cung hiện đang là căn bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh này phổ biến thứ 2, chỉ đứng sau ung thư vú. Theo thống kê của GLOBOCAN năm 2018 thì trên thế giới có gần 600.000 nữ giới mắc bệnh. Trong đó có đến gần 312.000 người tử vong vì căn bệnh này.

Riêng tại Việt Nam, vào năm 2018, số ca mắc mới là 4.177 ca và có đến 2.420 ca tử vong. Trong vòng 30 năm trở lại đây, nhờ các chương trình sàng lọc giúp phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào học cổ tử cung đã giúp làm giảm 70% tỉ lệ tử vong do bệnh lý này gây ra.

Một số yếu tố được cho là liên quan đến sự khởi phát bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Nhiễm Human papiloma virus
  • Quan hệ tình dục sớm hay với nhiều người
  • Sinh đẻ nhiều
  • Vệ sinh sinh dục kém
  • Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa mãn tính

Bệnh ung thư cổ tử cung thường gây ra một số triệu chứng sau:

  • Ra máu bất thường ở âm đạo
  • Ra khí hư nhiều, khí hư có mùi hôi và lẫn máu
  • Đau vùng hạ vị và đau ngang cột sống thắt lưng
  • Có thể sút cân, biếng ăn, phù 2 chân, suy thận, rò phân và nước tiểu qua đường âm đạo… khi bệnh bước sang giai đoạn muộn
ung thư cổ tử cung là bệnh gì
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất phổ biến ở phụ nữ trên khắp thế giới

Nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường nêu trên thì chị em cần sớm thăm khám bác sĩ. Cần kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, giảm thiểu mức độ nguy hại cho sức khỏe.

Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn tiền xâm nhập

Giai đoạn tiền xâm nhập chính là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ. Lúc này, các tế bào bất thường chỉ mới xuất hiện tại lớp lót của cổ tử cung. Tế bào bất thường chưa ăn sâu xuống các mô chính. Đồng thời chưa có dấu hiệu lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể chỉ định nhiều phương pháp điều trị tại chỗ. Mục đích là để giữ lại chức năng tử cung và buồng trứng. Các phương pháp thường được áp dụng bao gồm:

  • Phương pháp khoét chóp
  • Phẫu thuật bằng vòng cắt đốt
  • Laser
  • Đông lạnh tế bào ung thư bằng nitơ lỏng

Phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn xâm nhập

Dưới đây là các phương pháp điều trị áp dụng trong các phác đồ. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp cho từng cá thể người bệnh.

1. Phẫu thuật

  • Phẫu thuật khoét chóp tử cung: Thường được chỉ định khi bệnh ở giai đoạn IA1, phụ nữ trẻ và còn mong muốn sinh con.
  • Phẫu thuật Wertheim Meigs: Tiến hành cắt toàn bộ tử cung, 2 phần phụ và vét hạch chậu 2 bên. Phương pháp phẫu thuật này có thể được chỉ định ở giai đoạn I và IIA.

2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung được áp dụng phổ biến. Có thể dùng đơn thuần hay kết hợp với phẫu thuật và hóa chất.

– Xạ trị triệt căn đơn thuần:

+ Chỉ định: Áp dụng trong giai đoạn O, I, IIA, IIB.

  • Phương pháp: Kết hợp xạ trị ngoài cùng với xạ trị áp sát. Có thể xạ trị bằng máy 60Co hay máy gia tốc theo phương pháp 3D conformal. Nhiều trường hợp còn áp dụng xạ trị biến liều, xạ trị proton hay xạ trị điều biến thể tích. Chụp mô phòng bằng MRI, CT hay PET/CT, PET/MRI.

+ Xạ trị áp sát đơn thuần: Áp dụng trong giai đoạn O, IA1, IA2.

  • Xạ trị từ ngoài kết hợp với xạ trị áp sát trong giai đoạn IIA, IIB.
  • Thể tích chiếu xạ bao gồm tử cung, cổ tử cung, hai phần phụ, hạch chậu trong, chậu ngoài và chậu gốc.
  • Liều lượng: Tùy thuộc vào thể tích của khối u cùng với sự phối hợp xạ trị áp suất. Tổng liều: Xạ trị ngoài 50Gy vào tiểu khung và xạ trị áp sát 20Gy vào tử cung – âm đạo.

– Xạ trị tiền phẫu:

+ Chỉ định: Áp dụng trong giai đoạn IB, IIA.

+ Phác đồ:

  • Nếu tổn thương nhỏ hơn 4cm: Tiến hành xạ trị áp sát vào tử cung, âm đạo với liều 60Gy tại điểm A. Kết hợp với phẫu thuật Wertheim sau 6 tuần.
  • Nếu tổn thương lớn hơn 4cm: Tiến hành xạ trị từ ngoài vào vùng chậu với liều 20 – 30Gy. Kết hợp xạ trị áp sát vào tử cung, âm đạo với liều 65 – 70Gy tại điểm A. Sau 6 tuần sẽ kết hợp phẫu thuật Wertheim.

– Xạ trị hậu phẫu:

+ Chỉ định: Áp dụng sau phẫu thuật, có kết quả mô bệnh học của hạch, diện cắt dây chằng rộng và âm đạo dương tính.

+ Biện pháp: Xạ trị áp sát mỏm cụt âm đạo với liều 25 – 30Gy hay xạ trị từ ngoài vào tiểu khung với liều 30 – 50Gy. Có thể nâng liều vào vùng hạch chậu tới 50 – 55Gy tùy theo đã xạ ngoài trước đó hay chưa.

phác đồ xạ trị ung thư cổ tử cung
Xạ trị là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư cổ tử cung

3. Hóa trị

– Chỉ định:

Phác đồ hóa trị điều trị ung thư cổ tử cung được chỉ định trong giai đoạn IIB, III và IV. Khi mà bệnh nhân từ chối điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị.

– Phương thức:

  • Hóa chất đơn thuần: Áp dụng cho giai đoạn IVB.
  • Hóa chất tiền phẫu: Dùng trong giai đoạn IIB.
  • Hóa chất hậu phẫu: Dùng sau phẫu thuật khi có kết quả diện cắt dây chằng rộng, mô bệnh học ở hạch và âm đạo dương tính. Thường được chỉ định kết hợp xạ trị.
  • Hóa chất kết hợp với xạ trị: Áp dụng trong giai đoạn IIB, III và IV.
  • Trường hợp giai đoạn IB2, IIA nếu người bệnh từ chối phẫu thuật thì bác sĩ có thể cân nhắc điều trị bằng hóa chất kết hợp với xạ trị.

– Các phác đồ:

  • Phác đồ Cisplatin đơn thuần: Cisplatin: 50mg/m2 đường dùng truyền tĩnh mạch ngày 1 với chu kỳ 12 ngày. Hoặc dùng Cisplatin: 40mg/m2 được truyền tĩnh mạch hàng tuần và kết hợp với xạ trị.
  • Phác đồ Capecitabine: Capecitabine 1.000 – 1.250mg/m2/lần, uống đúng 2 lần/ ngày, ngày 1 – 14 với chu kỳ 21 ngày. Hoặc dùng Capecitabine 825mg/m2/lần, uống đúng 2 lần/ngày, ngày 1 – 5, chu kỳ 21 ngày kết hợp với xạ trị.
  • Phác đồ UFT: Dùng Tegafur+Uracil: 100 – 125mg/m2, uống đúng 3 lần/ngày, ngày 1-14 với chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ Docetaxel đơn thuần: Dùng Docetaxel 100mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1với chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ Paclitaxel đơn thuần: Dùng Paclitaxel 175mg/m2, truyền tĩnh mạch ngày 1 với chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ Vinorelbine: Dùng Vinorelbine 30mg/m2 da để truyền tĩnh mạch vào ngày 1, 8 hoặc Vinorelbin 60-80mg/m2 da để uống ngày 1, 8. Thực hiện theo chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ Topotecan: Dùng Topotecan 1,5mg/m2 da để truyền tĩnh mạch với chu kỳ 3 – 4 tuần.
  • Phác đồ PC: Dùng Paclitaxel 135mg/m2 để truyền tĩnh mạch 24 giờ ngày 1
     kết hợp Cisplatin: 50mg-75mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 2, chu kỳ 21 ngày. Hoặc dùng Paclitaxel 175mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1 và Cisplatin: 75mg/m2 cũng để truyền tĩnh mạch ngày 1, chu kỳ 21 ngày. Hoặc dùng Paclitaxel 175mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1 kết hợp Carboplatin: 300mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1, chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ topotecan – cisplatin: Dùng Topotecan 0,75mg/m2 để truyền tĩnh mạch trong 30 phút vào ngày 1 – 3. Kết hợp dùng Cisplatin: 50mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ topotecan – paclitaxel: Dùng Topotecan 0,75mg/m2 để truyền tĩnh mạch trong 30 phút vào ngày 1 – 3. Kết hợp Paclitaxel: 175mg/m2 dùng truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ Irinotecan: Dùng Irinotecan 125mg/m2 da để truyền tĩnh mạch vào ngày 1, 8, 15, 28. Tuân thủ chu kỳ 42 ngày.
  • Phác đồ Pemetrexed: Dùng Pemetrexed 900mg/m2 da để truyền tĩnh mạch ngày 1 với chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ Gemcitabine: Dùng Gemcitabine 800mg/m2 da để truyền tĩnh mạch vào các ngày 1, 8, 15. Theo chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ 5 FU: Dùng 5-FU 370mg/m2 da để truyền tĩnh mạch bolus và Leucovorin 200mg/m2 da cũng truyền tĩnh mạch bolus. Chu kỳ mỗi 4 tuần.
  • Phác đồ Gemcitabine – Cisplatin: Dùng Cisplatin 30mg/m2 da để truyền tĩnh mạch vào ngày 1, 8. Kết hợp dùng Gemcitabine 800mg/m2 da để truyền tĩnh mạch  cũng vào ngày 1, 8. Chu kỳ 28 ngày.
  • Phác đồ PF: Dùng Cisplatin: 50 -75mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1. Kết hợp dùng 5 FU: 750mg-1.000mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1 – 4. Theo chu kỳ từ 21 – 28 ngày. Có thể kết hợp với xạ trị.
  • Phác đồ vinorelbine – cisplatin: Dùng Vinorelbine 30mg/m2 để truyền tĩnh mạch trong 6 – 10 phút, hoặc liều 60-80mg/m2 để uống, hàng tuần. Kết hợp với Cisplatin: 75mg/m2 để truyền tĩnh mạch trong 4 giờ ngày 1 với chu kỳ 28 ngày.
  • Phác đồ EP: Dùng Etoposide: 40mg/m2 để truyền tĩnh mạch vào ngày 1 – 5. Kết hợp dùng Cisplatin: 25mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1 – 5. Chu kỳ 2 tuần và có thế kết hợp với xạ trị.
  • Phác đồ IP: Dùng Ifosfamide: 5.000mg/m để truyền tĩnh mạch 24 giờ vào ngày 1, kết hợp Cisplatin: 50mg/m2 để truyền tĩnh mạch vào ngày 1 với chu kỳ 21 ngày. Hoặc dùng  Cisplatin: 20mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1 – 5, kết hợp Ifosfamide: 1.200mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1 – 5 với chu kỳ 21 ngày. Hoặc dùng Ifosfamide: 5.000mg/m2 để truyền tĩnh mạch 24 giờ ngày 1, kết hợp dùng Carboplatin: 300mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1 với chu kỳ 28 ngày.
  • Phác đồ TIP: Dùng Paclitaxel: 175mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1. Kết hợp Cisplatin: 50mg/m2 cũng truyền tĩnh mạch ngày 1. Và Ifosfamide: 5.000mg/m2 truyền tĩnh mạch 24 giờ vào ngày 2. Chu kỳ 28 ngày.
phác đồ điều trị ung thư cổ tử cung
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định phác đồ hóa trị tương thích

Lưu ý: Trong các phác đồ khi truyền Ifosfamide thì cần phối hợp truyền Mesna với liều từ 50% tới 100% liều Ifosfamide. Truyền cả trước và sau khi truyền Ifosfamide để hạn chế nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.

– Điều trị đích:

  • Bevacizumab: Đây là thuốc kháng sinh mạch – kháng thể đơn dòng tái tổ hợp tác động đặc hiệu lên thụ thể tăng sinh nội mạc mạch máu trên tế bào ung thư. Bevacizumab giúp làm giảm tăng sinh mạch và giảm nuôi dưỡng tế bào u. Đồng thời giảm khả năng di căn của tế bào ung thư, làm tăng sự nhạy cảm của tế bào ung thư với hóa trị liệu. Bevacizumab được chỉ định cho ung thư biểu mô cổ tử cung kéo dài, tái phát hay di căn. Liều dùng 15mg/kg được truyền tĩnh mạch mỗi ba tuần. Có thể phối hợp cùng các phác đồ hóa chất cho tới khi bệnh tiến triển hay xuất hiện độc tính không dung nạp được.
  • Phác đồ BTP: Dùng Bevacizumab 15mg/kg để truyền tĩnh mạch ngày 1. Kết hợp Topotecan 0,75mg/m2 để truyền tĩnh mạch trong 30 phút vào ngày 1 – 3. Và dùng Paclitaxel: 175mg/m2 để truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.
  • Phác đồ BPC: Dùng Bevacizumab 15mg/kg để truyền tĩnh mạch ngày 1. Kết hợp Paclitaxel 175mg/m2 cũng truyền tĩnh mạch ngày 1. Và Cisplatin: 50mg/m2 cũng để truyền tĩnh mạch ngày 1. Chu kỳ 21 ngày.

– Điều trị miễn dịch:

Pembrolizumab được FDA phê duyệt để điều trị ung thư cổ tử cung có bộc lộ PD – L1 tái phát, di căn hay tiến triển bệnh. Ngoài ra thuốc này còn được sử dụng sau hóa trị. Liều dùng pembrolizumab 200mg/m2 tĩnh mạch ngày 1. Dùng liên tục đến 2 năm hay tới khi bệnh tiến triển hay không dung nạp được.

4. Điều trị trong các trường hợp u xâm lấn rộng hay di căn xa

Tùy theo vị trí di căn của khối ung thư mà sẽ có các giải pháp điều trị khác nhau:

  • Trường hợp u xâm lấn bàng quang, trực tràng: Nếu còn có khả năng phẫu thuật thì cần phẫu thuật vét đáy chậu trước, sau và toàn bộ. Đồng thời kết hợp điều trị hóa xạ trị. Nếu không còn khả năng phẫu thuật thì chỉ áp dụng điều trị hóa xạ trị.
  • Khối u lan rộng chèn ép gây chảy máu, suy thận: Trước tiến cần xạ trị triệu chứng với liều 30 – 50Gy. Nếu hết chảy máu và suy thận thì cần xem xét khả năng điều trị hóa trị.
  • Khối u di căn não: Cần xạ phẫu bằng dao gamma, cyberknife… Có thể kết hợp với phương pháp xạ trị gia tốc toàn não.
  • Khối u xâm lấn di căn xương: Trước tiên cần dùng thuốc chống hủy xương như pamidronat, zoledronic acid… Cùng với đó là kết hợp xạ trị giảm đau vào vùng tổn thương di căn xương gây đau hay xạ trong giảm đau.

Bài viết đã phân tích rõ phác đồ điều trị ung thư tử cung theo Bộ Y tế. Đối với từng trường hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc để đưa ra một phác đồ phù hợp nhất. Tốt nhất chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa thường xuyên để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Đồng thời sớm phát hiện và điều trị nếu không may mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:41 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:41 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
Ung thư cổ tử cung có chết không? Sống được bao lâu? Ung thư cổ tử cung có chết không? Sống được bao lâu?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh không chỉ đe dọa thiên chức làm mẹ của người phụ nữ…

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối – Điều cần biết

Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối ( giai đoạn IV) thường gây ra các dấu hiệu như…

Địa chỉ khám, tầm soát ung thư cổ tử cung tốt nhất 2023

Bệnh ung thư tử cung là thủ phạm gây tử vong cho hàng triệu phụ nữ, đặc biệt là nữ…

Bị ung thư cổ tử cung có quan hệ được không? Bị ung thư cổ tử cung có quan hệ được không?

Đời sống tình dục có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, tuy nhiên ung thư cổ tử cung…

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 và cách trị Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 và cách trị

Các chuyên gia nhận định ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 có tỷ lệ điều trị khỏi rất…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua