Bệnh viêm đa cơ là gì, chữa được không? Nguyên nhân & triệu chứng

Viêm đa cơ (Polymyositis) là một bệnh chứng mãn tính không phổ biến thường làm viêm, yếu và teo nhiều cơ. Bệnh nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể gây viêm cơ tim, phổi và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Viêm đa cơ hay còn gọi là viêm đa cơ tự miễn là căn bệnh hiếm gặp. Cứ 1 triệu người mới có vài trường hợp mắc phải bệnh mỗi năm. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ lớn hơn 20 tuổi và đối tượng trung niên từ 45 – 60 tuổi. Bệnh thường phổ biến ở người da đen hơn người da trắng. Và đặc biệt, bệnh viêm đa cơ thường ảnh hưởng nhiều ở phụ nữ hơn nam giới. Các dấu hiệu bệnh thường xuất hiện sau khi mắc bệnh một vài tuần hoặc vài tháng. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức và khó khăn trong việc leo câu thang, đứng lên hoặc ngồi xuống hay vương tay lấy vật trên đầu. 

Viêm đa cơ
Viêm đa cơ tự miễn là bệnh lý gây viêm và yếu cơ ở hai bên đối xứng hoặc các cơ ở vị trí gần, đồng thời làm tăng men xương

Nguyên nhân gây bệnh viêm đa cơ

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm đa cơ là do đâu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra, bệnh xảy ra có thể là liên quan đến yếu tố di truyền hoặc do các kháng thể tự miễn trong cơ thể. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh cũng có thể là do yếu tố mùa trong năm hoặc do môi trường ô nhiễm hay do bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, bệnh xảy ra cũng có thể là do bệnh nhân bị nhiễm trùng do virus coxsackie, virus viêm gan B hay HIV hoặc do vi khuẩn. Mặt khác bệnh hình thành một phần do tác dụng phụ của thuốc chữa sốt rét hydroxy chloroquine, thuốc hạ áp huyết ACE inhibitors . 

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh viêm đa cơ

Các nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đa cơ có thể kể tên như:

  • Người cao tuổi: Bệnh viêm đa cơ thường xảy ra ở những đối tượng có độ tuổi từ 30 – 50 
  • Chủng tộc: Bệnh xảy ra phổ biến ở người da đen hơn người da trắng
  • Phụ nữ: Tỷ lệ mắc bệnh viêm đa cơ ở phụ nữ cao hơn đàn ông
  • Người bệnh mắc các bệnh liên quan đến tim và phổi
  • Bệnh nhân bị bệnh Lupus, xơ cứng bì, hội chứng Sjogren và viêm khớp dạng thấp

Triệu chứng viêm đa cơ

Ngoài triệu chứng nhận biết lâm sàng như tình trạng đau nhức và sưng ở các khớp xương, cơ mỗi khi bệnh nhân leo cầu thang, chải tóc hoặc tham gia hoạt động thể chất,…. bác sĩ còn nhận biết triệu chứng cận lâm sàng thông quá các xét nghiệm chuyên khoa. Cụ thể:

  • Xét nghiệm máu: Chuyên viên y tế sẽ phát hiện bệnh viêm đa cơ dựa vào kết quả xét nghiệm như trong huyết thanh có các enzyme cơ tăng cao, bao gồm GPT, CK hoặc GOT,… Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của các kháng thể kháng nhân dương tính và kháng thể đặc hiệu với viêm cơ tự miễn trong cơ thể
  • Điện cơ: Cho thấy tình trạng yếu cơ và cơ dễ bị kích thích ở các vị trí như cơ mông đùi, cơ ngực, cơ lưng và cơ cánh tay
  • Sinh thiết: Đối với sinh thiết cơ cho thấy được kết quả bất thường của cơ. Cơ bị xâm lấn, thoái hóa và hoại tử. Ở một số tổ chức xung quanh có xuất hiện hiện tượng teo cơ. Theo thời gian, bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu có thể gây tách bó cơ. Còn trong sinh thiết da, viêm đa cơ được chẩn đoán dựa vào triệu chứng da thâm nhiễm, teo da và thoái hóa các tổ chức của da
  • Chẩn đoán hình ảnh, chụp CT và đo chức năng hô hấp: Giúp xác định tổn thương và xâm lấn. Một số trường hợp cảm thấy khó thở do cơ hô hấp bị ảnh hưởng

Viêm đa cơ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đa cơ nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Khó nuốt: Nếu các cơ trong thực quản bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ gặp phải vấn đề về nuốt. Từ đó dẫn đến tình trạng sợ ăn và gây giảm cân, suy dinh dưỡng
  • Viêm phổi hoặc bệnh phổi kẽ: Khó nuốt chính là nguyên nhân khiến bệnh nhân hít phải thức ăn hoặc chất lỏng vào phổi, lâu dần dẫn đến viêm phổi. Ngoài ra, ở một số trường hợp bệnh có thể gây bệnh phổi kẽ làm cho phổi cứng và không co giãn, người bệnh thường ho khan và cảm thấy khó thở
  • Vấn đề về hô hấp: Viêm đa cơ nếu gây ảnh hưởng đến cơ ngực, người bệnh sẽ gặp rắc rối lớn về hô hấp như khó thở, nghiêm trọng hơn bệnh nhân bị suy hô hấp
  • Bệnh tim mạch: Viêm đa cơ có thể gây viêm cơ tim (myocarditis) và suy tim sung huyết hay rối loạn nhịp tim
  • Ung thư: Viêm đa cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Bệnh viêm đa cơ có chữa được không
Viêm đa cơ bệnh học có thể gây biến chứng viêm cơ tim nếu không được điều trị sớm

Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm đa cơ

Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh viêm đa cơ, ngoài các câu hỏi về tiền sử bệnh cũng như khám lâm sàng, họ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng sau đây để xác định chính xác bệnh. Từ đó đưa ra biện pháp điều trị giúp kiểm soát nhanh triệu chứng và ngăn ngừa bệnh phát triển xấu.

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này sẽ cho bác sĩ biết nồng độ các men cơ trong cơ thể có cao hay không. Mức creatine kinase (CK) và aldolase sẽ giúp bác sĩ phát hiện các kháng thể tự miễn có liên quan đến bệnh và đưa ra loại thuốc điều trị thích hợp
  • Điện cơ đồ: Một cây kim mỏng đã được khử trùng sẽ được đưa qua da và vào cơ của bệnh nhân, giúp bác sĩ đo hoạt động của cơ. Từ đó phát hiện những bất thường hay thay đổi của cơ và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Máy quét sẽ dựng lên hình ảnh mặt cắt của cơ bắp giúp bác sĩ đánh giá tình trạng viêm trong vùng cơ rộng
  • Sinh thiết cơ: Thông qua phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy một mảng nhỏ mô cơ và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Cách làm này có thể chỉ ra những điểm bất thường trong cơ như nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc tổn thương cơ

Biện pháp điều trị viêm đa cơ

Theo các chuyên gia khoa cơ xương khớp, hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm đa cơ nhưng người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng các phương pháp chữa trị sau.

1. Thuốc

Thông thường để giảm thiểu tình trạng đau nhức ở các cơ và khớp xương, bác sĩ thường kê đơn thuốc cho người bệnh sử dụng. Một số loại thuốc điều trị viêm đa cơ thường được dùng như:

  • Thuốc Corticosteroid: Nhóm thuốc này có tác dụng hiệu quả trong việc quản lý và khắc phục triệu chứng viêm đa cơ. Prednisone là loại thuốc thuộc nhóm Corticosteroid thường dùng để điều trị bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng trong thời gian dài với liều lượng cao. Bởi chúng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh
  • Kết hợp Corticosteroid với các loại thuốc khác: Trong trường hợp sử dụng thuốc Corticosteroid đơn thuần không mang lại kết quả chữa trị, bệnh nhân có thể sử dụng Corticosteroid chung với các loại thuốc khác như methotrexate(Trexall®) và azathioprine (Azasan® và Imuran®) để làm tăng tác dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng đúng liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Rituximab (Rituxan): Thuốc được sử dụng với mục đích điều trị viêm khớp dạng thấp. Thế nhưng, chúng cũng được xem là một trong những lựa chọn khả thi giúp làm giảm và kiểm soát triệu chứng bệnh viêm đa cơ
Phác đồ điều trị viêm đa cơ
Điều trị viêm đa cơ bằng thuốc

2. Biện pháp trị liệu

Ngoài dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp trị liệu để chữa viêm đa cơ. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhe, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân thực hiện một trong các cách trị liệu sau:

  • Vật lý trị liệu: Một bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp duy trì và cải thiện tình trạng sức khỏe của cơ bắp và xương khớp. Ngoài ra, các động tác trị liệu sẽ giúp phòng tránh cơ bắp bị co rút và teo lại vì ít sử dụng, đồng thời giúp cơ bắp sớm phục hồi chức năng ban đầu. Tuy nhiên, bệnh nhân nên nhờ bác sĩ tư vấn bài tập phù hợp tránh tập quá sức khiến cơ bắp bị tổn thương nghiêm trọng
  • Ngôn ngữ trị liệu: Biện pháp điều trị này giúp cải thiện tình trạng cơ bắp ở cổ họng bị suy yếu do viêm đa cơ gây nên
  • Đánh giá chế độ ăn uống: Trong quá trình viêm đa cơ, việc nhai và nuốt thức ăn thường trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách lựa chọn và chế biến thực phẩm phù hợp vừa giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa giảm đau.

3. Phẫu thuật hoặc tiêm Globulin miễn dịch vào tĩnh mạch

Trong trường hợp các biện pháp nêu trên không mang lại kết quả, bác sĩ có thể tiêm Globulin miễn dịch vào tĩnh mạch (IVIg) để cải thiện tình trạng viêm đa cơ. Globulin là sản phẩm máu có chứa nhiều kháng thể lành mạnh có tác dụng ngăn chặn các kháng thể gây hại tấn công các cơ bắp, giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Thông thường, phương pháp điều trị này cần được thực hiện thường xuyên để làm tăng tác dụng chữa trị. Ngoài biện pháp này ra, nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu và gây biến chứng, nhân viên y tế sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật để giảm viêm và đau ở các cơ.

Trên đây là tất cả các thông tin về bệnh viêm đa cơ, hy vọng sẽ giúp người bệnh có thêm hiểu biết về bệnh, từ đó chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị bệnh. Nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu hoặc triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị viêm đa cơ phù hợp với mức độ bệnh của mỗi người.

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 13:47 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:47 - 15/06/2022
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm bằng Lá Lốt – Bí kíp hay từ Dân gian

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt là bí kíp trị bệnh quen thuộc được dân gian áp dụng…

Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối có phải dấu hiệu sắp sinh?

Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối là hiện tượng rất nhiều bà bầu gặp phải. Một số ý…

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm – Điều cần biết

Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi cho những…

Các bài thuốc ngâm rượu chữa thoát vị đĩa đệm giúp cải thiện bệnh

Trong dân gian vẫn lưu truyền nhau cách dùng bài thuốc ngâm rượu chữa thoát vị đĩa đệm. Liệu cách…

Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng Tìm hiểu cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Thoát vị đĩa đệm từ lâu đã trở thành căn bệnh phổ biến và làm ảnh hưởng rất lớn đến…

Bình luận (5)

  1. Vương tỵ
    Vương tỵ says: Trả lời

    Tôi cung bị bệnh này nghe ns mà thấy buồn

  2. Lê Thị Hồng Ngân
    Lê Thị Hồng Ngân says: Trả lời

    Tôi cũng đang bị mà thấy lo lắng quá…!

    1. Tran thi loan
      Tran thi loan says:

      Cô năm nay bao nhiêu tuổi rồi ạ

  3. Phan vịnh
    Phan vịnh says: Trả lời

    Bố tôi cũng bị bệnh này hiện dang nằm cấp cứu tại bv bạch mai mọi người có bài thuốc nào chưa trị có tác dụng nho mọi người giúp đỡ

  4. Thị nuol
    Thị nuol says: Trả lời

    Em năm nay 29 tuổi. Em bị bệnh viêm Đa Cơ hơn 1 rồi ak. Có uống thuốc bệnh viện chợ rẫy, chỉ giảm bệnh thôi ak chưa khỏi bệnh, tay chân còn yếu

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua