Bệnh nhân bị gout cấp và mãn tính lâu năm phải đối mặt với tình trạng đau nhức, sưng tấy các khớp chữa nhiều cách không khỏi nên xem ngay phác đồ hoàn chỉnh từ Y học cổ truyền này.

Triệu chứng bệnh gút mạn tính và cách điều trị, phòng biến chứng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh gút khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc kiểm soát. Các biến chứng có thể phát sinh bất cứ lúc nào khiến sức khỏe người bệnh bị đe dọa nghiêm trọng.

gout mạn tính
Bệnh gút mạn tính sẽ rất dễ khởi phát khi tình trạng cấp tính tái diễn nhiều lần không kiểm soát tốt

Tìm hiểu về bệnh gút mạn tính

Bệnh gút là một dạng viêm khớp khiến tình trạng đau nhức bị kích hoạt một cách đột ngột. Khi xét nghiệm máu sẽ cho thấy sự gia tăng đột ngột của hàm lượng axit uric. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì các triệu chứng sẽ kích hoạt ở mức độ nặng nề hơn rất nhiều. Thêm vào đó, việc khắc phục triệu chứng và kiểm soát bệnh cũng sẽ phức tạp hơn.

Nắm vững một số thông tin về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn có được sự chủ động trong phát hiện cũng như điều trị.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân chính khiến bệnh gút mạn tính khởi phát chính là do sự tái đi tái lại của những đợt gút cấp tính không được kiểm soát. Ngoài ra, một số yếu tố sau sẽ có thể là yếu tố tác nhân:

  • Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh, dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa purin khi đang bị gút.
  • Rối loạn chuyển hóa gucid – protid – lipid
  • Yếu tố gen di truyền
  • Chức năng thận suy giảm nghiêm trọng
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích
  • Mắc các bệnh về đường tiết niệu, viêm khớp, đái tháo đường…

2. Triệu chứng

Người bệnh sẽ dễ thấy những dấu hiệu sau đây, khi bệnh gút chuyển sang giai đoạn mạn tính:

  • Cơn đau dữ dội và dai dẳng kéo dài xuất hiện với tần suất dày đặc.
  • Hạt tophi bắt đầu hình thành ở xung quanh khớp với nhiều kích thước lớn bé khác nhau tùy thuộc vào lượng muối urat kết tủa.
  • Khớp bị tổn thương có dấu hiệu sưng đỏ và nóng lên.
  • Khớp có thể bị biến dạng khi hạt tophi phát triển, chèn ép lên hệ thống dây thần kinh và ăn mòn sụn xương.
  • Khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế rõ rệt. Khi di chuyển hay vận động mạnh, những cơn đau có thể sẽ nghiêm trọng hơn.

Bệnh gút mạn tính có nguy hiểm không?

Bệnh gút nếu sớm phát hiện và điều trị thì sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bệnh gút chuyển sang giai đoạn mạn tính thì việc kiểm soát sẽ trở nên rất khó khăn.

Lúc này, các biến chứng nguy hiểm sẽ rất dễ phát sinh, đôi khi tính mạng người bệnh còn đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Sau đây là các biến chứng thường gặp nhất:

1. Hỏng khớp, bại liệt

Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, các hạt tophi sẽ xuất hiện ở các khớp bị tổn thương. Nếu không sớm can thiệp, hạt tophi sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này, tế bào da và các mô sụn ở xung quanh khớp sẽ bị ăn mòn dần.

Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhức mãn tính, dai dẳng kéo dài. Khớp rất dễ bị biến dạng, thậm chí còn bị phá hủy hoàn toàn. Chức năng vận động bị đe dọa nghiêm trọng, người bệnh có thể đứng trước nguy cơ bại liệt vĩnh viễn.

2. Tổn thương thận

Ở giai đoạn mạn tính này, lượng axit uric thường tồn tại ở mức cao trong máu. Chúng có thể khiến các tinh thể muối urat hình thành và lắng đọng ngay tại thận và khiến thận bị tổn thương. Bởi thận chính là cơ quan giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể. Các vấn đề về thận dễ gặp nhất là viêm khe thận, sỏi thận hay tắc ống thận…

biến chứng bệnh gút mạn tính
Suy thận là một trong những biến chứng nặng nề có thể phát sinh bất cứ lúc nào

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị gút mạn tính còn dễ gây tác dụng phụ. Điều này có thể gây suy giảm chức năng của thận và phát sinh các vấn đề như ngộ độc thận, suy thận…

3. Đột quỵ

Đây cũng là vấn đề mà người bệnh cần hết sức chú ý khi bị gút mạn tính. Biến chứng này sẽ phát sinh khi các tinh thể muối urat lắng đọng trực tiếp trong lòng mạch máu.

Lúc này, quá trình lưu thông máu sẽ bị cản trở, hệ mạch, van tim hay cơ tim thường bị tổn thương. Chính điều này đã làm nguy cơ đột quỵ, tai biến tăng lên. Nếu các biến chứng này không sớm được kiểm soát, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa.

Ngoài các biến chứng được đề cập trên đây, bệnh gút mãn tính còn có thể gây ra các biến chứng khác, bao gồm:

  • Rối loạn cảm giác
  • Tầm nhìn kém, khô mắt
  • Đục thủy tinh thể
  • Viêm loét dạ dày
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Hướng điều trị bệnh gút mạn tính

Khi bệnh gút đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn. Việc điều trị luôn phải được kiểm soát bởi bác sĩ chuyên khoa để tránh các vấn đề nguy hiểm phát sinh.

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành bước thăm khám và chẩn đoán. Các xét nghiệm sau thường sẽ được sử dụng:

  • Siêu âm
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang
  • Xét nghiệm dịch khớp
  • Chụp cắt lớp

Kết quả của các xét nghiệm sẽ giúp nhận diện tình trạng bệnh một cách chính xác nhất. Một số liệu pháp điều trị dưới đây có thể sẽ đáp ứng:

1. Sử dụng thuốc

Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất với bệnh gút mạn tính. Tùy thuộc vào diễn tiến của bệnh và biểu hiện triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp nhất.

Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid:

Nhóm thuốc này có giá trị kiểm soát tốt tình trạng đau nhức. Đồng thời có thể ức chế các phản ứng viêm phát triển khiến khớp bị tổn thương nặng nề.

Thuốc được chỉ định có thể là dạng giảm đau thông thường hay một số loại kháng viêm như Diclofenac, Aspirin, Ibuprofen… Nếu các loại thuốc này không đáp ứng thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu Corticosteroid đường uống hay đường tiêm. Trong một số trường hợp thuốc colchicine cũng có thể được dùng khi triệu chứng trở nên trầm trọng.

Thuốc hạ acid uric:

Nhóm thuốc này có tác dụng điều tiết lượng axit uric để làm chậm quá trình kết tủa, hình thành tinh thể muối urat. Từ đó sẽ giúp bệnh gút mạn tính được kiểm soát tốt hơn.

Thuốc hạ axit uric được chia làm 3 nhóm chính:

  • Thuốc giảm tổng hợp axit uric: Allopurinol, Febuxostat, Topiroxostat…
  • Thuốc tăng thải axit uric: Probenencid, Benzbromarone, Lesinurad…
  • Thuốc hủy urat: Pegloticase, Rasburicase…

Tất cả các thuốc được sử dụng trong điều trị gút mạn tính đều tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Chính vì thế mà người bệnh cần hết sức cẩn trọng, dùng đúng cách với chỉ định từ bác sĩ. Khi triệu chứng chưa đáp ứng hay có vấn đề bất thường phát sinh, hãy chủ động báo cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

2. Phẫu thuật

Liệu pháp phẫu thuật thường không được khuyến khích trong điều trị bệnh gút mạn tính. Tuy nhiên, trong những trường hợp khẩn thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định.

gút mạn tính
Biện pháp phẫu thuật điều trị gút mạn tính sẽ được cân nhắc khi cần thiết

Phẫu thuật thường được áp dụng khi các hạt tophi phát triển quá mức. Lúc này các khớp, hệ thống thần kinh và các cơ quan trong cơ thể đứng trước nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh đứng trước nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Mục đích của việc phẫu thuật là loại bỏ hạt tophi để phục hồi chức năng vận động. Mặc dù vậy, khi kích thước hạt quá lớn hay hạt dính liền với khớp thì cũng không thể cắt bỏ. Ngoài ra, quá trình phẫu thuật cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro nhất định.

Ngăn ngừa bệnh gút mạn tính phát sinh biến chứng

Bệnh gút mạn tính nếu kiểm soát không tốt sẽ rất dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế mà nguyên tắc để phòng ngừa biến chứng đó là cần kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh.

Cần chú ý đến những khuyến nghị sau đây:

  • Nghiêm túc trong việc điều trị, thường xuyên tái khám để nắm bắt tốt hơn tình trạng bệnh.
  • Điều chỉnh chế độ ăn khoa học, tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin.
  • Không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia, nước ngọt hay đồ uống có gas.
  • Bổ sung đủ lượng nước cơ thể cần, mỗi ngày từ 2 – 2,5 lít để tăng cường trao đổi chất cũng như thanh lọc cơ thể. Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình đào thải axit uric.
  • Tránh vận động mạnh hay làm việc quá sức, nhất là khi các khớp đang bị sưng đau, tổn thương. Chú ý cân bằng tốt giữa công việc và nghỉ ngơi ngay cả khi cơn đau không kích hoạt.
  • Xây dựng chế độ rèn luyện phù hợp để cải thiện khả năng vận động của khớp, hạn chế biến chứng phát sinh gây bại liệt, hỏng khớp.

Bệnh gút khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính tuyệt đối không được xem thường. Cần nghiêm túc trong điều trị và chăm sóc để tình trạng bệnh được kiểm soát. Như vậy, người bệnh mới có thể ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm phát sinh.

Bạn nên tìm hiểu thêm: Chế độ ăn cho người bị tăng axit uric giúp phòng gút hiệu quả

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:10 - 29/05/2022 - Cập nhật lúc: 08:43 - 08/02/2023
Chia sẻ:
“Lời khuyên vàng” của chuyên gia về chế độ ăn cho người bị gout trong ngày Tết

Vào ngày Tết, các chuyên gia sức khoẻ cho biết tình trạng tái phát của các bệnh nhân gout tăng…

Nổi cục ở đốt ngón tay là bệnh gì? Nổi cục ở đốt ngón tay có phải gout hay bệnh gì?

Tình trạng nổi cục ở đốt ngón tay có thể là dấu hiệu của Gout hay một số bệnh lý…

gout mạn tính Triệu chứng bệnh gút mạn tính và cách điều trị, phòng biến chứng

Bệnh gút khi đã chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc kiểm soát.…

gút cấp Bệnh Gút Cấp: Triệu chứng và cách xử lý, giảm đau nhanh nhất

Bệnh gút cấp tính thường sẽ khởi phát sau giai đoạn tăng acid uric không triệu chứng. Lúc này, tinh…

biến chứng bệnh gút Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút – Hậu quả nặng nề

Bệnh gút nếu không được kiểm soát tốt sẽ rất dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Thường gặp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang nổi tiếng với thành phần và công thức thuốc ĐỘC QUYỀN điều trị bệnh gout cấp và mãn tính hiệu quả, an toàn. [ĐỌC NGAY]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua