Viêm niệu đạo khi mang thai và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm niệu đạo khi mang thai là bệnh lý mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Do mang thai là thời kỳ nhạy cảm nên việc điều trị thường gặp phải nhiều khó khăn. Mẹ bầu cần cẩn trọng và nghiêm túc trong điều trị để kiểm soát tốt bệnh, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ.

viêm niệu đạo khi mang thai
Mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng khi mắc bệnh viêm niệu đạo trong thai kỳ

Viêm niệu đạo khi mang thai – Nguyên nhân và triệu chứng

Viêm niệu đạo là bệnh lý rất thường gặp ở phụ nữ. Đặc biệt là các chị em đang trong thời kỳ mang thai. Mang thai là giai đoạn sinh lý đặc biệt nên chị em cần đặc biệt cẩn trọng khi mắc căn bệnh này.

1. Nguyên nhân gây viêm niệu đạo khi mang thai

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm niệu đạo là sự xâm nhập và tấn công của các tác nhân gây hại. Phổ biến và thường gặp nhất là lậu cầu khuẩn, Trichomonas hay nấm men.

Các yếu tố dưới đây được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở các mẹ bầu:

– Sự thay đổi của hormone:

Khi mang thai, nhất là mới bước vào thai kỳ, các hormone nội tiết trong cơ thể nữ giới sẽ có sự thay đổi lớn. Điều này khiến cho ống niệu đạo nở ra và co bóp chậm hơn. Từ đó gây nên tình trạng nước tiểu chảy chậm, hình thành các chất dịch tại bàng quang và niệu đạo có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

Hơn nữa, sự gia tăng của các hormone nội tiết trong thai kỳ còn khiến khí hư ra nhiều. Điều này dẫn tới mất cân bằng pH vùng kín. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Cùng với đó niệu đạo nữ giới lại ngắn và rộng nên vi khuẩn rất dễ tấn công và gây bệnh.

– Tử cung mở rộng:

Khi nữ giới mang thai, tử cung sẽ phải từ từ mở rộng ra để tạo khoảng trống cho thai nhi phát triển. Tử cung to ra có thể gây áp lực chèn ép cho bàng quang và đường niệu đạo. Từ đó khiến các cơ quan này luôn ở trong trạng thái bị kích thích. Và đây được cho là nguyên nhân tạo cơ hội cho các vấn đề bất thường phát sinh. Trong đó có tình trạng viêm nhiễm niệu đạo.

– Mẹ bầu vệ sinh vùng kín kém:

Vệ sinh và chăm sóc vùng kín kém cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo ở phụ nữ mang thai. Vệ sinh kém, mặc đồ lót chất, bí bách sẽ khiến cho vi khuẩn, nấm men có môi trường thuận lợi để sinh sôi. Không chỉ dễ mắc viêm niệu đạo mà còn gây ra nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.

– Quan hệ tình dục thiếu an toàn:

Nhiều cặp vợ chồng cho rằng quan hệ trong thai kỳ sẽ không còn phải lo lắng về việc mang thai ngoài ý muốn nữa. Vì vậy, họ thoải mái quan hệ mà không sử dụng bao cao su. Chính điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khỏe của mẹ bầu. Nó làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm niệu đạo, phụ khoa hay thậm chí là mắc các bệnh lây qua đường tình dục.

viêm niệu đạo khi mang thai do đâu
Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ bị viêm niệu đạo khi mang thai

2. Các triệu chứng thường gặp

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà biểu hiện của triệu chứng mà từng mẹ bầu gặp phải là khác nhau. Cụ thể như sau:

– Trường hợp do Trichomonas hay nấm:

  • Dịch âm hộ tiết nhiều hơn bình thường
  • Dịch tiết có màu trắng, mủ hay giống như bã đậu
  • Vùng kín có mùi hôi và ngứa rát khó chịu
  • Thường bị đau khi quan hệ tình dục
  • Niệu đạo co thắt mạnh khi bị kích thích

– Trường hợp do vi khuẩn lậu cầu:

  • Mẹ bầu thường bị tiểu nhiều, tiểu rát, tiểu buốt
  • Tiểu ra mủ, trường hợp nặng có thể tiểu ra máu
  • Đau âm ỉ vùng bụng dưới
  • Ngứa rát âm hộ
  • Khí hư thường có màu vàng xanh và mùi khó chịu
  • Có hạch ở bẹn
  • Cơ thể mệt mỏi, stress
dấu hiệu viêm niệu đạo trong thai kỳ
Viêm niệu đạo do lậu cầu khuẩn có thể khiến mẹ bầu mệt mỏi, stress

Triệu chứng viêm niệu đạo ở phụ nữ mang thai thường thể hiện rõ hơn. Đồng thời cũng có diễn tiến nhanh hơn nhiều so với những đối tượng bình thường khác.

Bị viêm niệu đạo khi mang thai có nguy hiểm không?

Mang thai là thời kỳ rất nhạy cảm đối với mỗi người phụ nữ. Lúc này, bất cứ vấn đề sức khỏe nào từ mẹ bầu cũng sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng hơn bình thường.

Bệnh viêm niệu đạo với người bình thường có thể dễ dàng điều trị và ít gây ra nguy hiểm. Tuy nhiên với mẹ bầu thì việc điều trị thường khó khăn hơn. Hơn nữa còn dễ phát sinh các vấn đề rủi ro. Nhất là trong trường hợp bệnh kéo dài mà không được khắc phục.

1. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Những triệu chứng mà bệnh viêm niệu đạo gây ra rất phiền toái, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của các bà bầu. Thêm vào đó là các hội chứng hay gặp trong thai kỳ như chuột rút, đau lưng, táo bón… sẽ khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu nói riêng và sức khỏe thai kỳ nói chung. Thể trạng của mẹ bầu suy yếu quá mức rất dễ dẫn đến sảy thai và nhiều biến chứng thai kỳ khác.

2. Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa

Ở nữ giới, các cơ quan trong hệ sinh dục và hệ tiết niệu có mối liên quan mật thiết đến nhau. Vì vậy nếu chị em mắc bệnh viêm niệu đạo mà không sớm điều trị thì có thể dễ dàng mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.

Một số bệnh thường gặp bao gồm viêm âm hộ, âm đạo, viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng cổ tử cung, viêm bàng quang, viêm nhiễm bể thận… Các bệnh lý này ảnh hưởng rất lớn tới sức đề kháng của cả mẹ bầu lẫn thai nhi.

3. Đe dọa đến thai nhi

Như đã phân tích, bệnh viêm niệu đạo khiến mẹ bầu suy giảm sức khỏe, chán ăn, stress. Vì vậy sẽ không thể nào cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát sinh. Tình trạng mệt mỏi kéo dài, đề kháng yếu còn dễ dẫn đến sảy thai.

Trong nhiều trường hợp viêm nhiễm lan rộng còn gây ra các biến chứng khác ở bào thai. Ví dụ như bé sinh ra dễ mắc các dị tật bẩm sinh, nhẹ cân, chậm phát triển, nhiễm trùng giác mạc, thể lực kém…

Cách xử lý khi mắc bệnh viêm niệu đạo cho bà bầu

Đối với mẹ bầu thì việc điều trị bệnh viêm niệu đạo thường gặp nhiều khó khăn hơn các đối tượng bình thường khác. Bởi mang thai là thời kỳ nhạy cảm, không cẩn trọng trong điều trị có thể gây ra những hệ quả khó lường.

Khi không may mắc bệnh viêm niệu đạo, mẹ bầu cần chú ý:

1. Thăm khám và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ

Nhiều mẹ bầu thường dễ có tâm lý chủ quan khi bệnh viêm niệu đạo còn kích hoạt ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên việc để lâu sẽ khiến bệnh tình diễn tiến nặng nề, cản trở quá trình điều trị.

Tốt nhất, khi nhận thấy sự kích hoạt của các triệu chứng, mẹ bầu nên chủ động thăm khám ngay. Tùy thuộc vào từng thời điểm thai kỳ và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bà bầu.

chữa viêm niệu đạo khi mang thai
Mẹ bầu cần chủ động thăm khám ngay khi phát hiện dấu hiệu viêm niệu đạo

Việc dùng thuốc trong thai kỳ thường không được khuyến khích. Bởi nó có thể gây ra những tác dụng phụ. Thậm chí là các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Vì vậy, với những trường hợp thật sự cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích và rủi ro để chỉ định các thuốc phù hợp. Mẹ bầu cần chú ý dùng thuốc theo đúng hướng dẫn từ bác sĩ. Trường hợp gặp phải những bất thường hãy báo cáo lại ngay để có sự điều chỉnh kịp thời.

2. Một số biện pháp điều trị tại nhà

Các giải pháp tại nhà rất hữu ích với quá trình điều trị bệnh. Đồng thời có khả năng hỗ trợ khắc phục các triệu chứng, làm giảm bớt phiền toái mà bệnh gây ra cho bà bầu. Hơn nữa, các mẹo điều trị tại nhà còn được đánh giá cao bởi sự an toàn, ít tác dụng phụ. Và đặc biệt là không ảnh hưởng tới thai nhi đang còn trong bụng mẹ.

Có thể tham khảo một số mẹo chữa viêm niệu đạo khi mang thai tại nhà dưới đây:

– Sử dụng sữa chua:

Sữa chua là một chế phẩm sữa chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe mẹ bầu. Hàm lượng men vi sinh cao trong sữa chua có khả năng ức chế hoạt động của một số hại khuẩn cũng như nấm men.

Mẹ bầu có thể sử dụng mỗi ngày 1 hũ sữa chua, vừa tốt cho tiêu hóa, đẹp da lại giúp hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo. Ngoài ra cũng có thể dùng ngoài để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín.

Chỉ cần dùng miếng gạc y tế nhúng vào sữa chua không đường rồi đắp lên lỗ niệu đạo. Sau 30 phút thì lấy ra và rửa lại với nước sạch. Trước khi áp dụng nên vệ sinh và lau khô vùng kín.

– Dùng tinh dầu tràm trà:

Đây là loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và sát trùng tương đối mạnh mẽ. Đặc biệt là nó có khả năng đáp ứng tốt với một số chủng hại khuẩn gây bệnh viêm niệu đạo. Hơn nữa, tinh dầu tràm trà còn rất an toàn cho phụ nữ mang thai.

trị viêm niệu đạo khi mang thai
Có thể dùng tinh dầu tràm trà để hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo khi mang thai

Cần chuẩn bị khoảng 2 lít nước sạch. Sau đó thêm vào một vài giọt tinh dầu tràm trà rồi khuấy đều. Mẹ bầu dùng nước này để vệ sinh vùng kín. Nên áp dụng đều đặn 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi ngủ.

– Sử dụng giấm táo:

Giấm táo có chứa lượng acid tự nhiên dồi dào được nhiều nghiên cứu ghi nhận là có khả năng cân bằng độ pH trong đường sinh dục. Ngoài ra còn hữu ích với việc ức chế và tiêu diệt hại khuẩn, nấm men. Dùng giấm táo ngâm rửa vùng kín sẽ giúp các mẹ bầu sớm thoát khỏi tình trạng ngứa rát, khó chịu. Hơn nữa còn hỗ trợ đắc lực cho quá trình kiểm soát bệnh.

Chỉ cần chuẩn bị 1 bồn tắm chứa nước có độ ấm vừa phải. Thêm vào đó khoảng 2 chén giấm táo rồi khuấy đều lên. Sau đó mẹ bầu chỉ cần ngâm mình trong bồn tắm này khoảng 20 phút. Nên tắm lại với nước sạch để loại bỏ hết cảm giác bết rít và khó chịu.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm niệu đạo khi mang thai

Bà bầu bị viêm niệu đạo sẽ gặp phải rất nhiều hệ quả nghiêm trọng khó lường. Vì vậy, hãy chủ động trong việc phòng ngừa để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe thai kỳ. Ngoài ra nếu mẹ bầu đã mắc bệnh thì những giải pháp dưới đây cũng sẽ giúp hỗ trợ điều trị rất tốt.

Các biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm niệu đạo khi mang thai bao gồm:

– Bổ sung đủ nước cho cơ thể:

Cơ thể mẹ bầu luôn cần đáp ứng đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để hoạt động tốt nhất. Hơn nữa, uống đủ nước còn giúp cải thiện khả năng bài tiết nước tiểu của hệ tiết niệu. Nhờ đó sẽ giúp loại bỏ bớt các hại khuẩn tồn tại trong hệ tiết niệu.

Uống đủ nước được cho là giải pháp rất hữu hiệu giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo. Ngoài nước lọc thì mẹ bầu có thể bổ sung thêm cho cơ thể các loại nước trái cây có tính acid để rửa bàng quang tốt hơn.

– Nâng cao sức đề kháng cho cơ thể:

Trong thời kỳ mang thai, hầu hết các mẹ bầu đều bị suy giảm đề kháng. Để cải thiện điều này cần chú ý ăn uống đủ chất dinh dưỡng. Thêm vào đó hãy sinh hoạt điều độ và dành thời gian tối thiểu 30 phút mỗi ngày cho việc rèn luyện thể dục nhẹ nhàng. Sức đề kháng khỏe mạnh chính là tiền đề giúp mẹ bầu chống lại sự xâm nhập của hại khuẩn từ bên ngoài. Đồng thời bảo vệ tốt cho sức khỏe thai kỳ.

bà bầu ngăn ngừa bệnh viêm niệu đạo
Các mẹ bầu nên ăn uống lành mạnh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

– Quan hệ tình dục lành mạnh:

Hiện nay, vấn đề quan hệ tình dục khi mang thai đã không còn là điều cấm kỵ. Nó có thể giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, stress và khắc phục một số hội chứng trong thai kỳ. Tuy nhiên hãy quan hệ an toàn, vừa đủ và nhớ dùng bao cao su khi giao hợp.

– Chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân:

Khi mang thai, vùng kín mẹ bầu thường có xu hướng tiết nhiều dịch âm đạo hơn. Vì vậy cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và giữ cho vùng kín luôn được thông thoáng. Tuy nhiên cần tránh lạm dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh có chất tẩy mạnh. Sau khi rửa sạch, đừng quên dùng khăn mềm để lau khô vùng kín trước khi mặc đồ.

– Lựa chọn đồ lót phù hợp:

Việc lựa chọn đồ lót phù hợp cũng là giải pháp rất quan trọng có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm niệu đạo. Nên ưu tiên chọn quần chíp vừa vặn và có chất liệu thấm hút tốt. Tuyệt đối không mặc quần chật hay còn ẩm ướt bởi chúng sẽ khiến cho vùng kín luôn bí bách, khó chịu.

Viêm niệu đạo khi mang thai là bệnh lý mà các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Nếu nhận thấy các triệu chứng của bệnh diễn ra, hãy chủ động thăm khám bác sĩ ngay. Nghiêm túc điều trị và chăm sóc theo chỉ dẫn sẽ giúp các mẹ bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe thai kỳ.

Có thể bạn quan tâm:

NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM

Ngày đăng 08:19 - 27/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:42 - 11/10/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
viêm niệu đạo không đặc hiệu Viêm niệu đạo không đặc hiệu là gì? Nguy hiểm không?

Viêm niệu đạo không đặc hiệu là một bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến hiện nay. Mặc…

thuốc trị viêm niệu đạo Các thuốc trị viêm niệu đạo và lưu ý khi sử dụng

Dùng thuốc điều trị viêm niệu đạo hiện đang là giải pháp chính đối với bệnh lý này. Tùy thuộc…

viêm niệu đạo khi mang thai Viêm niệu đạo khi mang thai và thông tin cần biết

Viêm niệu đạo khi mang thai là bệnh lý mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Do mang thai là…

viêm niệu đạo có được quan hệ tình dục không Viêm niệu đạo có được quan hệ vợ chồng không?

Quan hệ tình dục chính là nhu cầu thiết yếu của mỗi người trong đời sống. Tuy nhiên, nếu đang…

Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Bên cạnh việc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà công tác tại Thuốc dân tộc đã chia sẻ đến độc giả những thông tin hữu ích nhất, cũng như giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa hiệu quả, an toàn.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua