Viêm niệu đạo không đặc hiệu là gì? Nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Viêm niệu đạo không đặc hiệu là một bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến hiện nay. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng cần chú ý thăm khám và điều trị kịp thời. Trường hợp chủ quan có thể khiến bệnh tiến triển nặng, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm.

viêm niệu đạo không đặc hiệu
Cả nam và nữ giới đều phải cẩn trọng với nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu

Viêm niệu đạo không đặc hiệu là gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm niệu đạo không đặc hiệu còn được gọi với thuật ngữ khác là viêm niệu đạo không do lậu. Chứng bệnh này đặc trưng bởi tình trạng nhiễm trùng đường tiểu mà nguyên nhân không phải từ vi khuẩn lậu gây ra.

Đây là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tinh dục tương đối phổ biến. Tuy nhiên vẫn có thể hạn chế được bằng các giải pháp quan hệ tình dục an toàn.

Có thể nhận biết bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu thông qua một số triệu chứng như sau:

  • Niệu đạo tấy đỏ, đau sưng và rất dễ bị kích thích
  • Gặp khó khăn khi tiểu
  • Nước tiểu đôi khi có lẫn dịch màu hơi trắng đục, máu mủ
  • Dịch tiết có thể dai dẳng, thường nhiều nhất vào buổi sáng sớm
  • Đau rát và khó chịu khi quan hệ tình dục

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo không đặc hiệu

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này không phải do lậu cầu khuẩn gây ra. Mà tác nhân chủ yếu là các loại vi khuẩn, vi nấm hay ký sinh trùng thông thường như chlamydia, trichomonas, nấm candida…

  • Chlamydia Trachomatis:

Đây được cho là một trong những loại vi khuẩn tương đối đặc biệt. Chúng có rất nhiều đặc tính khá giống với siêu vi trùng. Chlamydia Trachomatis được nhận định là tác nhân gây ra khoảng 50% ca mắc viêm niệu đạo không do lậu. Nó chính là loại vi khuẩn chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Cả quan hệ bộ phận sinh dục, miệng hay hậu môn đều có nguy cơ lây nhiễm.

  • Micoplasnosis:

Số liệu thống kê ghi nhận rằng, có trên 20% ca mắc viêm niệu đạo không do lậu là do Micoplasnosis gây ra. Đây là loại vi khuẩn thường cư trú ở đường sinh dục của cả nam và nữ. Chúng có kích thước siêu nhỏ và rất khó quan sát dưới kính hiển vi thông thường.

  • Trichomonas Vaginalis và Herpes Simplex:

 Đây cũng được cho là 2 tác nhân làm bùng phát bệnh viêm niệu đạo không do lậu ở rất nhiều bệnh nhân. Trong đó, trường hợp bị viêm niệu đạo do Trichomonas Vaginalis thường sẽ có ít dấu hiệu đặc trưng hơn là do những tác nhân khác.

nguyên nhân gây viêm niệu đạo không do lậu
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân khác có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu gây nên. Bao gồm:

  • Di chứng chấn thương
  • Tổn thương ở niệu đạo do từng làm tiểu phẫu đặt ống thông tiểu
  • Sự thu hẹp niệu đạo bất thường
  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
  • Không bổ sung đủ nước cho cơ thể
  • Thói quen thủ dâm nhiều ở nam giới
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Tình trạng hẹp hoặc dài bao quy đầu

Viêm niệu đạo không đặc hiệu có nguy hiểm không?

Viêm niệu đạo không do lậu nếu được chẩn đoán và can thiệp điều trị kịp thời thì không gây nguy hiểm. Đồng thời không để lại các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.

Tuy nhiên ở trường hợp chủ quan không điều trị nghiêm tục và kịp thời thì các vấn đề nguy hiểm rất dễ phát sinh. Điển hình là tình trạng viêm nhiễm lan rộng ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận lân cận. Cụ thể như:

  • Ở nam giới: Có thể khiến nam giới bị sưng viêm gây hẹp niệu đạo. Thậm chí còn gây viêm tinh hoàn dẫn tới vô sinh.
  • Ở nữ giới: Có thể bị viêm buồng trứng, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng… Nếu không can thiệp kịp thời cũng rất dễ dẫn tới vô sinh.

Cách điều trị bệnh viêm niệu đạo không đặc hiệu

Để điều trị bệnh lý này, trước hết bạn cần chủ động tới thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra chẩn đoán xác định dựa vào thăm khám lâm sàng và doi hay cấy dịch niệu đạo.

Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh mà sẽ có phác đồ kháng sinh khác nhau để điều trị. Cụ thể như sau:

1. Do Chlamydia và Mycoplasma

Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các loại thuốc sau đây:

  • Azithromycin 1g/ viên: Thường sẽ được chỉ định uống liều cao nhất.
  • Doxycyclin: Uống 100 mg/ lần, tần suất 2 lần/ ngày. Mỗi lần uống cách nhau 12 giờ. Thuốc này được dùng giới hạn trong 7 ngày.
  • Ofloxacin: Uống 300mg/ lần, tần suất 2 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các lần uống thuốc là 12 giờ. Thuốc cũng được chỉ định dùng trong 7 ngày.
  • Erythromycin: Uống 500mg/ lần, tần suất 4 lần/ ngày. Khoảng cách giữa các lần uống là 6 giờ. Thuốc được chỉ định dùng trong 14 ngày.

Cần chú ý điều trị cho cả người bệnh và người cùng quan hệ. Trong tất cả các thuốc điều trị nêu trên thì Doxycycline và Azithromycin được cho là lựa chọn ưu tiên.

2. Trường hợp do nhiễm Trichomonas

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ ưu tiên chỉ định thuốc metronidazol. Được dùng theo chỉ dẫn cụ thể như sau:

  • Liều lượng: 500mg/ lần.
  • Tần suất: 2 lần/ ngày.
  • Khoảng cách giữa các lần uống: 12 giờ.
  • Thời gian dùng thuốc: 7 ngày.

Cần chú ý điều trị cho cả người bệnh và người cùng quan hệ tình dục.

điều trị viêm niệu đạo không đặc hiệu
Tùy thuộc vào tác nhân cụ thể gây bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh đồ phù hợp

3. Trường hợp do nấm

Viêm niệu đạo không đặc hiệu do nấm là trường hợp ít gặp hơn. Tuy nhiên, nếu không may mắc phải thì bác sĩ có thể kê toa các thuốc sau:

– Fluconazol:

  • Liều dùng: 150mg/ lần.
  • Tần suất: 1 lần/ ngày.
  • Điều trị dự phòng: 150mg/ lần, dùng 1 lần/ tháng, dự phòng được 6 – 12 tháng.

– Itraconazol:

  • Liều dùng: 200mg/ lần.
  • Tần suất: 1 lần/ ngày vào sau bữa ăn.
  • Thời gian dùng thuốc: 3 – 5 ngày.

Các thuốc điều trị nấm thường rất hiếm khi gây dị ứng. Tuy nhiên chúng có thể tác động và gây ảnh hưởng tới chức năng gan thận. Chính vì vậy cần chú ý theo dõi chứ năng gan thận trước, trong và cả sau khi điều trị.

4. Trường hợp do các vi khuẩn thông thường

Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tương tự như trong điều trị bệnh viêm bàng quang cấp. Lựa chọn ưu tiên vẫn là điều trị bằng kháng sinh đồ. Trường hợp không có kết quả cấy vi khuẩn thì các nhóm kháng sinh sau có thể được chỉ định:

  • fluoroquinolone
  • beta-lactam
  • trimethoprim-sulfamethoxazol

Các loại thuốc này có thể được chỉ định dùng trong 3 – 5 ngày tùy thuộc vào mức độ bệnh. Cần chú ý dùng thuốc đúng với liều lượng và tần suất mà bác sĩ đã hướng dẫn.

5. Một số vấn đề cần lưu ý

Để giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời kiểm soát tốt triệu chứng cũng như nguy cơ lây nhiễm bệnh, cần chú ý đến các lưu ý sau:

  • Tuyệt đối tuân thủ và thực hiện đúng phác đồ điều trị đã được bác sĩ chỉ định
  • Tốt nhất không quan hệ tình dục khi đang trong thời gian điều trị bệnh. Nếu có quan hệ cần dùng bao cao su để tránh nhiễm trùng lây lan.
  • Nếu phát hiện mắc bệnh thì nên thông báo cho người cùng quan hệ tình dục để sớm thăm khám, dự phòng nguy cơ lây nhiễm.
  • Không tự ý ngưng thuốc khi chưa có yêu cầu từ bác sĩ.
  • Trường hợp dùng thuốc phát sinh bất thường hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Tái khám đúng hẹn để kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh. Nếu phác đồ chưa phù hợp, bác sĩ sẽ kiểm tra và có sự điều chỉnh kịp thời.
điều trị viêm niệu đạo không do lậu
Chủ động tái khám đúng lịch hẹn từ bác sĩ để kiểm soát tốt diễn tiến của bệnh

Biện pháp phòng tránh viêm niệu đạo không đặc hiệu

Để có thể dự phòng nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo không do lậu, bạn nên thực hiện tốt các giải pháp sau:

  • Uống đủ nước để rửa bàng quang:

Bổ sung cho cơ thể đủ từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày có thể giúp cho khả năng bài tiết nước tiểu của hệ tiết niệu diễn ra tốt hơn. Từ đó loại đỏ vi khuẩn tồn tại trong bàng quang cũng như đường tiết niệu.

Đây là giải pháp rất hữu hiệu giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo. Bên cạnh nước lọc có thể uống các thức uống lợi tiểu như trà hay các nước trái cây có tính acid.

  • Nâng cao sức đề kháng:

Có nhiều giải pháp tự nhiên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ví dụ như ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao. Sức đề kháng tốt sẽ giúp cơ thể chống lại được sự xâm nhập của các loại vi khuẩn từ bên ngoài.

  • Chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân:

Cần thường xuyên tắm rửa và vệ sinh cá nhân, nhất là vệ sinh vùng kín. Hạn chế tắm bồn. Điều này sẽ giúp tránh vi khuẩn trong nước xâm nhập vào niệu đạo. Không dùng chung đồ lót. Đồng thời nên dùng chậu và khăn riêng để vệ sinh và lau khô bộ phận sinh dục.

  • Quan hệ tình dục an toàn và chung thủy:

Đây được cho là cách tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh và làm giảm nguy cơ tái phát. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ và chung thủy với 1 đối tác duy nhất.

  • Chọn đồ lót phù hợp:

Mặc đồ lót chật, chất liệu sợi tổng hợp hay pha nilon rất dễ khiến cho bộ phận sinh dục ẩm ướt, bí bách. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Tốt nhất bạn nên mặc đồ vừa vặn được làm từ sợi cotton sẽ thông thoáng hơn.

Viêm niệu đạo không đặc hiệu mặc dù là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn cần hết sức cẩn trọng. Khi triệu chứng xuất hiện hãy chủ động thăm khám ngay. Chậm trễ trong phát hiện và can thiệp có thể làm phát sinh nhiều hệ quả khó lường.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:55 - 27/06/2023 - Cập nhật lúc: 23:54 - 28/06/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
thuốc trị viêm niệu đạo Các thuốc trị viêm niệu đạo và lưu ý khi sử dụng
Dùng thuốc điều trị viêm niệu đạo hiện đang là giải pháp chính đối với bệnh lý này. Tùy thuộc…
Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu và cách điều trị Viêm niệu đạo do lậu: Dấu hiệu và cách điều trị
Viêm niệu đạo do lậu xảy ra khi niệu đạo bị tấn công bởi vi khuẩn lậu. Khi ống niệu…
viêm niệu đạo khi mang thai Viêm niệu đạo khi mang thai và thông tin cần biết
Viêm niệu đạo khi mang thai là bệnh lý mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Do mang thai là…
chữa viêm niệu đạo tại nhà 10 cách chữa viêm niệu đạo tại nhà hiệu quả, dễ dùng
Áp dụng các cách chữa viêm niệu đạo tại nhà là giải pháp được nhiều người tin tưởng lựa chọn.…
viêm niệu đạo có được quan hệ tình dục không Viêm niệu đạo có được quan hệ vợ chồng không?

Quan hệ tình dục chính là nhu cầu thiết yếu của mỗi người trong đời sống. Tuy nhiên, nếu đang…

10 địa chỉ khám viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay 10 địa chỉ khám viêm niệu đạo tốt nhất hiện nay

Viêm niệu đạo là căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh…

Các bài thuốc đông y chữa viêm niệu đạo hiệu quả Các bài thuốc đông y chữa viêm niệu đạo hiệu quả

Viêm niệu đạo là bệnh lý đường tiết niệu thường gặp ở nam và nữ giới.  Bên cạnh phương pháp…

viêm niệu đạo không đặc hiệu Viêm niệu đạo không đặc hiệu là gì? Nguy hiểm không?

Viêm niệu đạo không đặc hiệu là một bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến hiện nay. Mặc…

Bệnh viêm niệu đạo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm, sưng, nhiễm trùng, hẹp ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi…

Bình luận (1)

  1. Hữu Nguyễn Anh
    Hữu Nguyễn Anh says: Trả lời

    Cho cháu hỏi nếu bệnh viện tiết niệu k đặc hiệu, chữa trị khoảng bao lâu thì khỏi ?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Đỗ Thanh Hà

Trưởng khoa Phụ Sản

Ths.Bs Đỗ Thanh Hà công tác tại Thuốc dân tộc đã chia sẻ đến độc giả những thông tin hữu ích nhất, cũng như giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa hiệu quả, an toàn.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua