Bị trào ngược dạ dày có nên uống nước dừa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nước dừa là thức uống bổ dưỡng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể người. Tuy nhiên, những người có bệnh về dạ dày, đặc biệt là người trào ngược cần có một chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Vậy, bị trào ngược dạ dày có nên uống nước dừa không, người bệnh có thể tìm hiểu thông tin trong bài biết này.

Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Nước Dừa
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe

Tác dụng của nước dừa đối với sức khỏe

Nước dừa chứa các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết mà cơ thể cần. Hơn thế nữa, nước dừa có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe bao gồm:

  • Hỗ trợ giảm cân, làm tăng năng lượng trong cơ thể, hạn chế sự thèm ăn và giúp người dùng cảm thấy no lâu hơn.
  • Cung cấp một lượng lớn vitamin B, Riboflavin, Niacin, Thiamin, Pyridoxine Và Folates. Đây là các hoạt chất có thể khôi phục lại quá trình cân bằng pH ở đường ruột, giúp hạ axit và cải thiện các triệu chứng sau say rượu.
  • Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa khó tiêu và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ợ nóng. Do đó, một người cảm thấy đầy hơi chướng bụng, khó chịu do axit cao có thể uống một ít nước dừa để cải thiện tình trạng.
  • Chứa nhiều Vitamin C, Magiê và Kali có thể hỗ trợ cân bằng và làm giảm huyết áp.
  • Tránh tình trạng mất nước trong cơ thể, giữ nước ở đường tiêu hóa, hạn chế táo bón và các vấn đề khác do mất nước gây ra.

Bị trào ngược dạ dày có nên uống nước dừa không?

Một người bị trào ngược dạ dày có thể cảm thấy nóng rát, đau đớn ở họng và ngực. Bên cạnh đó một số loại thực phẩm và thức uống có thể làm cho tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.

công dụng của dừa
Nước dừa có thể làm giảm axit dạ dày, kiểm soát tình trạng ợ nóng và trào ngược dạ dày

Tuy nhiên, một lượng nhỏ nước dừa có thể hỗ trợ cải thiện nồng độ axit trong dạ dày. Điều này có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và thoát khỏi cảm giác cồn cào do axit dạ dày cao mang lại. Độ pH axit trong cơ thể có thể chuyển thành kiềm khi người bệnh uống nước dừa. Ngoài ra, nước dừa cũng hỗ trợ sản xuất chất nhầy trong dạ dày. Điều này có thể giúp dạ dày tránh khỏi các tác tổn thương do axit quá cao gây ra.

Nước dừa cũng giàu chất xơ có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa axit dạ dày tăng cao. Hơn nữa, nước dừa cũng làm mát niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện cảm giác nóng rát ở dạ dày.

Do đó, để cải thiện nồng độ axit ở dạ dày, người bệnh có thể uống một cốc nước dừa sau bữa ăn chính 30 phút. Tiêu thụ nước dừa hàng ngày trong 2 – 3 tháng cùng với chế độ ăn uống dinh dưỡng có thể giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng trào ngược.

Thời điểm tốt nhất để uống nước dừa trong ngày

Nước dừa khi được uống đúng thời điểm có thể tăng gấp đôi công dụng của nước dừa mang lại. Do đó, người dùng có thể tham khảo một số thời điểm thích hợp để uống nước dừa như:

thời điểm uống nước dừa
Uống nước dừa đúng thời điểm có thể làm tăng gấp đôi lợi ích mang lại
  • Uống vào buổi sáng khi bụng đói có thể tăng cường khả năng miễn dịch, tăng cường quá trình trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân. Phụ nữ mang thai được cho là nên uống nước dừa vào buổi sáng để hạn chế tình trạng ợ nóng, ốm nghén và các triệu chứng phổ biến khác của thai kỳ.
  • Trước và sau khi bữa ăn có thể hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giảm đầy hơi và giúp việc hấp thụ thức ăn diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, tiêu thụ nước dừa thường xuyên có thể kiểm soát các chất điện giải trong cơ thể và giúp chức năng tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Uống nước dừa trước khi ngủ có thể giúp cơ thể thư giãn, chống lại căng thẳng và hỗ trợ làm dịu tâm trí của bạn. Bên cạnh đó, uống nước dừa có thể làm sạch độc tố ở đường tiêu hóa và tiết niệu, hỗ trợ cải thiện các vấn đề về thận.

Một số lưu ý khi uống nước dừa

Nước dừa được xem là an toàn và phù hợp cho hầu hết người trưởng thành. Tuy nhiên, một số người có thể không phù hợp khi sử dụng nước dừa, bao gồm:

  • Người bị xơ nang, xơ nang có thể làm giảm lượng muối trong cơ thể. Do đó, người bệnh bệnh xơ nang cần uống thuốc để tăng cường lượng muối trong cơ thể. Nước dừa không phải là nước uống có thể làm tăng lượng muối trong cơ thể. Do đó, người bệnh xơ nang không nên sử dụng nước dừa thường xuyên.
  • Người có lượng Kali trong máu cao không nên uống nước dừa. Bởi vì nước dừa chứa nhiều Kali, sử dụng nước dừa có thể làm tình nồng độ Kali tăng đột biến.
  • Nước dừa có thể làm giảm huyết áp, do đó những người có huyết áp thấp không nên sử dụng nước dừa để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Người có vấn đề về thận không nên sử dụng nước dừa thường xuyên. Bởi vì nước dừa có chứa hàm lượng Kali cao và Kali được bài tiết chủ yếu qua thận và nước tiểu. Do đó, nếu thận hoạt động không tốt có thể khiến Kali tích tụ và dẫn đến các vấn đề về thận, bao gồm sỏi thận.

Uống nước dừa thường xuyên có thể hỗ trợ cải thiện rối loạn tiêu hóa, ợ nóng, ngăn ngừa táo bón và các vấn đề khác ở dạ dày. Ngoài ra, nước dừa có thể hỗ trợ làm giảm axit dạ dày, do đó rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, khi sử dụng cần chú ý về liều lượng để tránh gây ra các vấn đề không mong muốn. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 03:20 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:04 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Các món ăn giúp kiểm soát cơn trào ngược dạ dày của bạn

Cháo nấm thịt gà, cá hồi áp chảo, súp cua và bắp non là các món ăn giúp kiểm soát…

Sơ can bình vị tán Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Chuyên Gia Nói Gì? Giá Bao Nhiêu?

Trên thị trường hiện nay có đến cả trăm bài thuốc chữa bệnh dạ dày, trong đó lựa chọn Đông…

Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua không? Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua Không? Lưu Ý

Trào ngược dạ dày có nên ăn sữa chua và ăn như thế nào cho đúng là những thông tin…

Trào Ngược Dạ Dày Có Vi Khuẩn Hp Chữa Khỏi Được Không?

Trào ngược dạ dày có vi khuẩn HP đề cập đến tình trạng axit dịch vị trào ngược lên thực…

Thuốc Kagasdine

Thuốc Kagasdine thuốc nhóm thuốc làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày. Thuốc thường được sử dụng để…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua