Các thuốc trị viêm niệu đạo và lưu ý khi sử dụng

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Hà Thị Dung

Cố vấn chuyên môn sản phụ khoa

Dùng thuốc điều trị viêm niệu đạo hiện đang là giải pháp chính đối với bệnh lý này. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, biểu hiện triệu chứng và các yếu tố liên quan khác mà bác sĩ sẽ lên toa thuốc phù hợp. Vấn đề của người bệnh là cần sớm thăm khám và tuân thủ kháng sinh đồ mà bác sĩ đưa ra.

thuốc trị viêm niệu đạo
Dùng thuốc hiện đang là phương pháp điều trị chính với bệnh viêm niệu đạo

Tổng quan về bệnh viêm niệu đạo

Niệu đạo chính là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể. Riêng đối với nam giới thì đây cũng chính là đường dẫn tinh dịch. Khi ống này bị viêm hay bị kích thích thì có thể làm phát sinh các tình trạng đau khi đi tiểu hay tăng cảm giác muốn đi tiểu.

Viêm niệu đạo là thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng cơ quan này bị viêm nhiễm. Thường là do một số tác nhân như vi khuẩn Chlamydia, E. Coli, lậu cầu khuẩn… gây ra. Tình trạng viêm nhiễm nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ dễ dàng tiến triển, khó điều trị và làm phát sinh các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Niệu đạo gặp vấn đề bất thường thì sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng bài tiết nước tiểu cũng như khả năng xuất tinh ở nam giới. Đồng thời có thể gây ra các biến chứng liên quan tới chức năng sinh sản. Cùng với đó là gây ảnh hưởng tới một số cơ quan lân cận.

Các thuốc trị viêm niệu đạo được dùng phổ biến nhất

Đối với bệnh viêm niệu đạo dù là đặc hiệu hay không đặc hiệu thì việc điều trị bằng thuốc kháng sinh cũng là lựa chọn ưu tiên. Và dưới đây là thông tin về một số thuốc trị viêm niệu đạo hiện đang được dùng phổ biến nhất:

1. Thuốc Azithromycin trị viêm niệu đạo

Azithromycin là thuốc thuộc nhóm kháng sinh Macrolid. Nó có công dụng ức chế hoạt động và ngăn chặn sự bùng phát của một số chủng vi khuẩn. Nhờ đó mà được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Trong đó có bệnh viêm niệu đạo.

Kháng sinh Azithromycin nhạy cảm với một số chủng vi khuẩn như Streptococcus pneumonia, Haemophilus parainfluenzae, Borrelia burgdorferi, Clostridium perfringens… Thuốc có thể được bào chế ở dạng viêm uống hay hỗn dịch uống.

viêm niệu đạo uống thuốc gì
Azithromycin là loại thuốc được dùng khá phổ biến trong kháng sinh đồ chữa viêm niệu đạo

Đối với bệnh viêm niệu đạo, loại thuốc này được dùng với liều như sau:

  • Trường hợp nhiễm trùng thông thường: 1g duy nhất.
  • Trường hợp có vi khuẩn lậu: dùng 2g.

Thuốc chống chỉ định với:

  • Đối tượng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Người có tiền sử bị dị ứng với kháng sinh.

Trong quá trình sử dụng, một số người có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Nhất là trong trường hợp dùng chung với một số thuốc có thể gây tương tác. Báo với bác sĩ về tất cả các thuốc bạn đang dùng hay khi gặp phải tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị viêm niệu đạo với Azithromycin.

2. Chữa viêm niệu đạo bằng thuốc Doxycycline

Thuốc Doxycycline là một loại kháng sinh phổ rộng được dùng khá phổ biến trong điều trị bệnh viêm niệu đạo. Nó có tác dụng ức chế hoạt động của nhiều loại vi khuẩn, vi nấm và ký sinh trùng. Không chỉ có hiệu quả với vi khuẩn ưa khí mà còn đối phó được nhiều chủng vi khuẩn kỵ khí (gram âm và gram dương).

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thích hợp. Liều phổ biến như sau:

  • Trường hợp nhiễm trùng cấp tính: 200g/ liều/ ngày ở liều khởi đầu. Sau đó duy trì với liều 100g/ liều/ ngày.
  • Trường hợp nhiễm trùng mãn tính: 200g/ liều/ ngày và duy trì trong suốt thời gian điều trị.

Thuốc chống chỉ định với một số trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người bị suy gan nặng
  • Trẻ em dưới 8 tuổi
  • Bệnh nhân lupus ban đỏ
thuốc chữa bệnh viêm niệu đạo
Doxycycline có tác dụng kìm hãm sự phát triển của nhiều loại kháng sinh gây bệnh viêm niệu đạo

Doxycycline có thể gây hại cho thai nhi và trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Chính vì vậy loại kháng sinh này được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ có thai hay đang cho bé bú. Ngoài ra, ở bệnh nhân cao huyết áp, thuốc có thể tạo phản ứng quang động với ánh nắng mặt trời.

Doxycycline dễ gây phản ứng tương tác với một số thuốc như Penicillin, Isotretinoin, thuốc chống đông máu warfarin, thuốc kháng axit có chứa nhôm, canxi, magie, sắt, thuốc chống co giật. Hơn nữa, trong quá trình điều trị viêm niệu đạo với thuốc Doxycycline, người bệnh có thể gặp một số tác dụng ngoại ý. Nên ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ ngay nếu gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng.

3. Thuốc Tetracycline trị bệnh viêm niệu đạo

Thuốc Tetracycline là loại kháng sinh kìm khuẩn có phổ kháng khuẩn rất rộng. Đặc biệt nhạy cảm với cả vi khuẩn gram âm và gram dương, vi khuẩn nội bào Chlamydia, xoắn khuẩn, Mycoplasma, Rickettsia… Ngoài ra loại kháng sinh này còn nhạy cảm với cả virus mắt hột, ký sinh trùng sốt rét và sinh vật đơn vào.

Tetracycline hoạt động nhờ khả năng ức chế quá trình tổng hợp protein của các tế bào vi khuẩn. Từ đó có thể kìm hãm sự phát triển của rất nhiều chủng vi khuẩn gây viêm niệu đạo nói riêng và các bệnh nhiễm trùng khác nói chung.

Liều dùng phổ biến với bệnh viêm niệu đạo:

  • Liều lượng: Tetracyline 500mg uống 1 viên/ lần.
  • Tần suất: 4 lần/ ngày.
  • Thời gian: Kéo dài khoảng 1 tuần.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh và khả năng đáp ứng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp. 

thuốc trị viêm niệu đạo
Bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc Tetracyline vào kháng sinh đồ chữa bệnh viêm niệu đạo

Thuốc Tetracyline chống chỉ định với các trường hợp dưới đây:

  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc
  • Trẻ em dưới 8 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú
  • Bệnh nhân bị suy thận hay suy gan nặng

Cần chú ý là thuốc Tetracyline có thể tương tác với một số thuốc khác khi được dùng đồng thời. Điều này làm tăng nguy cơ phát sinh các phản ứng phụ nghiêm trọng. Cần báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng những loại thuốc như Penicillin, thuốc kháng acid, thuốc lợi tiểu, chế phẩm chứa sắt hay chế phẩm chứa sữa.

4. Trị viêm niệu đạo bằng thuốc Levofloxacin

Levofloxacin là một loại kháng sinh thuộc nhóm quinolon được dùng khả phổ biến trong điều trị bệnh viêm niệu đạo. Thuốc có tác dụng ức chế sự sinh sôi của nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh.

Liều dùng phổ biến được chỉ định trong chữa viêm niệu đạo như sau:

  • Liều lượng: 250mg/ ngày.
  • Thời gian: Dùng liên tục trong khoảng từ 7 – 10 ngày.
  • Trường hợp triệu chứng nặng nề hơn thì bác sĩ có thể tiêm tĩnh mạch.

Không dùng thuốc Levofloxacin cho các trường hợp sau:

  • Quá mẫn hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người bị động kinh
  • Trẻ em dưới 18 tuổi (có thể phát sinh tình trạng thoái hóa sụn khớp)
  • Bệnh nhân suy thận hay đang phải chạy thận nhân tạo
viêm niệu đạo dùng thuốc gì
Thuốc Levofloxacin cũng là một trong những loại kháng sinh có khả năng đáp ứng nhiều chủng vi khuẩn gây viêm niệu đạo

Thuốc Levofloxacin có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trong quá trình sử dụng. Bao gồm chóng mặt, tim đập nhanh, tiểu ít, mất ngủ, tiêu chảy, đau khớp… Hãy báo cho bác sĩ trong trường hợp tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng.

Loại thuốc này có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ nhỏ đang trong thời gian bú mẹ. Vì vậy cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang mang thai hay trong thời gian cho con bú.

Ngoài ra, việc dùng Levofloxacin với một số thuốc khác đồng thời có thể gây tương tác và làm phát sinh tác dụng không mong muốn. Strontium, Ofloxacin, Amitriptylline, Clomipramide, Aspirin, Ibprofen, Disopyramide, Dronedaron, Notriptyline… là những thuốc dễ gây tương tác nhất.

5. Thuốc Ciprofloxacin trị viêm niệu đạo

Ciprofloxacin cũng là một loại thuốc kháng sinh thuộc phân nhóm quinolon có khả năng đáp ứng với bệnh viêm niệu đạo. Tác dụng diệt khuẩn của thuốc là nhờ vào khả năng ngăn chặn hoạt động của DNA-gyrase. Đây là loại enzyme liên quan trực tiếp đến quá trình tái tạo và phục hồi DNA của vi khuẩn.

Thuốc Ciprofloxacin đặc biệt hữu ích với vi khuẩn gram âm. Bao gồm một số loại như neisseria, pseudomonas, salmonella, shigella, campylobacter… Trong trường hợp vi khuẩn kháng lại các loại kháng sinh thường dùng thì bác sĩ thường sẽ chỉ định Ciprofloxacin.

Liều dùng tham khảo:

  • Liều lượng: 250 – 500mg/ lần.
  • Tần suất: 1 lần/ ngày.
  • Thời gian: Khoảng từ 7 – 10 ngày tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Thuốc Ciprofloxacin chống chỉ định với các đối tượng sau:

  • Quá mẫn với các thành phần trong thuốc hay dị ứng với các fluoroquinolone khác.
  • Đang dùng Tizanidine.
  • Người bị tim mạch, tiểu đường, suy thận.
  • Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.
Thuốc gì chữa viêm niệu đạo
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh nhóm quinolon thường được bác sĩ kê toa trong điều trị viêm niệu đạo

Cần lưu ý bởi thuốc này có thể tạo phản ứng tương tác với rất nhiều loại thuốc khác nếu dùng đồng thời. Vì vậy, trước khi dùng thuốc cần chủ động báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Đồng thời nếu có những bất thường phát sinh khi điều trị cũng cần thông báo ngay để xử lý kịp thời.

Nguyên tắc khi dùng thuốc kháng sinh chữa bệnh viêm niệu đạo

Sử dụng thuốc chính là giải pháp điều trị chính có thể đáp ứng với trường hợp bị viêm niệu đạo. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn nên kháng sinh chính là lựa chọn ưu tiên.

Việc lựa chọn kháng sinh và thời gian sử dụng nó phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

  • Hoạt phổ kháng sinh vi khuẩn đã định danh hay những vi sinh vật có khả năng lây bệnh cao nhất.
  • Viêm niệu đạo đơn thuần hay phức tạp.
  • Hiệu quả, tác hại của thuốc với bệnh nhân.
  • Bệnh nhân có tiền sử kháng thuốc hay không và ở mức độ nào.

Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản khi dùng kháng sinh chữa bệnh viêm niệu đạo:

  • Nồng độ kháng sinh trị viêm niệu đạo trong nước tiểu được nhận định là quan trọng hơn nồng độ trong huyết thanh. Riêng trường hợp bệnh nặng có kèm theo nhiễm trùng máu thì phải cần chú trọng tới nồng độ kháng sinh trong huyết thanh. Bởi lúc này kháng sinh được đưa vào cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch.
  • Nên dùng kháng sinh bằng đường tĩnh mạch trong trường hợp bệnh làm phát sinh triệu chứng sốt cao, rét run. Đồng thời xét nghiệm máu cho thấy bạch cầu tăng.
  • Dùng thuốc kháng sinh trị viêm niệu đạo thường kéo dài từ 7 – 14 ngày.
  • Trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch suy giảm nhưng không bị nhiễm độc, có dấu hiệu nôn mửa thì nên điều trị bằng kháng sinh đường uống trước.
  • Trường hợp xét nghiệm cho kết quả còn vi khuẩn trong nước tiểu sau khi dùng thuốc 24 – 48 giờ thì người bệnh có thể đã bị kháng thuốc. Lúc này cần đổi loại kháng sinh để đảm bảo kết quả điều trị.
  • Trường hợp bệnh nhân có tiền sử bị viêm niệu đạo kháng thuốc thì cần dùng kháng sinh phổ rộng trước. Sau đó mới từ từ điều chỉnh kháng sinh căn cứ vào bằng chứng vi khuẩn học cùng với tình trạng kháng thuốc.

Trên đây là thông tin về một số loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị viêm niệu đạo. Tất cả các thuốc này cần dùng đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để hỗ trợ quá trình điều trị. Nếu có vấn đề bất thường phát sinh khi điều trị viêm niệu đạo bằng thuốc thì hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 08:40 - 27/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:14 - 11/10/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Diệp Phụ Khang thực hiện bởi Ths.Bs Đỗ Thanh Hà đang là giải pháp điều trị bệnh Phụ khoa an toàn, ngừa tái phát, được hơn 10.000 phụ nữ tin dùng
viêm niệu đạo không đặc hiệu Viêm niệu đạo không đặc hiệu là gì? Nguy hiểm không?
Viêm niệu đạo không đặc hiệu là một bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu phổ biến hiện nay. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng…
Bệnh viêm niệu đạo: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm niệu đạo là tình trạng viêm, sưng, nhiễm trùng, hẹp ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi…

Bệnh viêm niệu đạo ở nam giới và thông tin cần biết

Viêm niệu đạo ở nam giới là bệnh lý xảy ra khi có hiện tượng nhiễm trùng, sưng viêm xảy…

Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? Bị viêm niệu đạo nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất?

Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến ở nam và nữ giới trong mọi độ tuổi. Bên cạnh việc…

viêm niệu đạo có lây không Viêm niệu đạo có lây không? Qua đường nào?

Viêm niệu đạo là bệnh lý có thể ảnh hưởng tới cả nam giới và chị em phụ nữ trong…

viêm niệu đạo có mủ Viêm niệu đạo có mủ là gì? Cách điều trị và lưu ý

Viêm niệu đạo có mủ là giai đoạn diễn tiến nặng của tình trạng nhiễm trùng ở ống dẫn nước…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua