Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Tiểu đường là một bệnh có tính di truyền, nhất là đối với trường hợp tiểu đường loại 1. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể hình thành từ những nguyên nhân khác như: béo phì, cơ thể bị rối loạn hấp thụ Glucose,…

bệnh tiểu đường có di truyền không?
Bệnh tiểu đường có thể di truyền không?

Tổng quan về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường (Diabetes) còn được gọi với tên gọi khác là đái tháo đường. Nguyên nhân gây ra bệnh là do lượng đường Glucose trong nước tiểu quá cao nên giới y khoa định danh chứng bệnh này là “tiểu đường”.

Tuy nhiên, cơ chế hình thành bệnh tiểu đường hoàn toàn phức tạp. Chúng tôi xin tóm tắt như sau: Trong cơ thể người, Insulin là hormone có tác dụng chuyển hóa đường Glucose thành Glycogen. Glycogen sẽ được lưu trữ trong các mô mỡ, các tế bào và gan. Khi cơ thể cần đường, thiếu hụt đường, hormone Insulin lại làm nhiệm vụ chuyển hóa ngược Glycogen thành đường Glucose, đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuyến tụy là nơi sản xuất hormone Insulin cho cơ thể.

Tiểu đường xảy ra khi hormone Insulin không được sản xuất, bị thiếu hụt hoặc cơ thể sử dụng không đúng cách. Từ đó, đường Glucose không được chuyển hóa thành Glycogen để dự trữ tại gan mà sẽ đi trực tiếp vào máu. Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận sẽ lọc bỏ đường và thải ra ngoài theo đường nước tiểu.

Ở người bình thường, lượng đường trong máu luôn nằm trong ngưỡng 90 – 130mg/dl. Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ vượt qua khỏi mức này và luôn ở trong tình trạng mạn tính.

tiểu đường có di truyền không
Tiểu đường là tình trạng lượng đường Glucose luôn tăng cao trong máu.

Đường huyết cao gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như: gây hại cho thận, gây tổn hại các dây thần kinh, ảnh hưởng đến tim mạch, ảnh hưởng đến mắt,…

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Các chuyên gia chia bệnh tiểu đường thành 2 loại:

  • Tiểu đường loại 1 (tiểu đường tuýp 1): Tuyến tụy không sản xuất đủ Insulin hoặc ngưng sản xuất Insulin. Nguyên nhân là do tuyến tụy bị tổn thương nên suy giảm chức năng sản xuất Insulin.
  • Tiểu đường loại 2 (tiểu đường tuýp 2): Cơ thể không dùng Insulin đúng cách. Các tế bào trong cơ thể kháng lại Insulin. Nếu lượng Insulin tiết ra không nhiều hơn so với lượng tế bào chống lại nó thì người bệnh sẽ bị mắc chứng tiểu đường.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường loại 1 thường là do di truyền hoặc tiếp xúc với virus phá hủy tuyến tụy. Đối với tiểu đường loại 2, các nhà khoa học cho rằng có rất nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu thường là do béo phì và di truyền.

Tóm lại, bệnh tiểu đường là một bệnh có tính di truyền từ các thế hệ trong gia đình. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể hình thành từ một số nguyên nhân khác như:

  • Rối loạn hấp thụ Glucose;
  • Béo phì;
  • Thói quen sinh hoạt;
  • Cao huyết áp.
Kiểm tra đường huyết là cách để phát hiện và chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Kiểm tra đường huyết là cách để phát hiện và chẩn đoán bệnh tiểu đường.

3 phương pháp điều trị bệnh tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị, chưa thể tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường hiện nay đều là các phương pháp giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp chỉ số đường huyết không tăng cao, làm giảm nguy cơ bị biến chứng.

Chúng tôi xin giới thiệu những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường phổ biến hiện nay:

1. Điều trị bằng Insulin

Về căn bản, cơ chế hình thành bệnh tiểu đường là do cơ thể thiếu hụt Insulin. Do đó, để cải thiện tình trạng này, bệnh nhân tiểu đường sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng cách dùng Insulin. Khi bổ sung Insulin, lượng đường đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành Glycogen và được dự trữ tại gan, thay vì đi trực tiếp vào máu.

Điều trị bằng Insulin chỉ là phương pháp điều trị kiểm soát đường trong máu, không thể điều trị dứt điểm chứng tiểu đường.

Người bệnh có thể dùng Insulin ở dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Về liều dùng, người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc.

Bệnh nhân tiểu đường có thể điều trị bằng cách tiêm Insulin.
Bệnh nhân tiểu đường có thể điều trị bằng cách tiêm Insulin.

Nếu người bệnh đã xuất hiện những biến chứng của bệnh như tăng nhãn áp, suy thận, bệnh tim mạch, bệnh về da,… bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thêm một số loại thuốc giúp cải thiện các biến chứng của tiểu đường.

2. Điều trị bằng thuốc Nam

Thuốc Nam hay còn được gọi là các bài thuốc y học cổ truyền. Các bài thuốc Nam này đã được nghiên cứu để đưa ra một công thức chính xác, có công dụng chữa bệnh.

Người bệnh tiểu đường cũng có thể chọn thuốc Nam để điều trị bệnh. Tuy nhiên, thuốc Nam thường có tác dụng chậm, do đó thường được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh.

Công dụng chính của các bài thuốc Nam đó là bồi bổ sức khỏe, giúp hạ đường huyết, giữ đường huyết ở mức ổn định. Một số vị thuốc có công dụng hạ đường huyết, tốt cho người tiểu đường là: Dây thìa canh, lá xoài, khổ qua (mướp đắng), quế chi, mạch môn, lá cây mật gấu, sinh địa,…

Lưu ý, người bệnh cần đến gặp bác sĩ Y học cổ truyền để được khám, tư vấn và hướng dẫn cách chế biến các bài thuốc để điều trị tiểu đường. Người bệnh tuyệt đối không được dùng các bài thuốc truyền miệng trong dân gian, các bài thuốc mẹo,… vì chúng không có cơ sở khoa học, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

3. Điều trị tại nhà

Người bệnh tiểu đường cũng có thể điều trị bệnh tại nhà bằng cách thay đổi thói quen xấu, ăn uống lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, chăm sóc sức khỏe đúng cách,… Duy trì một lối sống lành mạnh sẽ giúp chứng tiểu đường được cải thiện và giúp hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Một số biện pháp điều trị bệnh tiểu đường tại nhà là:

  • Tăng cường vận động, tập luyện thể dục, yoga, đi bộ,… để rèn luyện sức khỏe;
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để béo phì;
  • Đối với người béo phì, cần giảm cân;
  • Hạn chế tiêu thụ quá nhiều tinh bột, đường, thức ăn ngọt;
  • Tránh dùng thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp;
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi có nhiều vitamin C, cá biển, các loại đậu,…;
  • Kiểm tra đường huyết hàng ngày để ăn uống hợp lý;
  • Tránh dùng rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt,…;
  • Luôn giữ đầu óc thoải mái, tinh thần lạc quan;
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
Người bệnh tiểu đường cần tập luyện thể dục hàng ngày, kiểm soát cân nặng, ăn uống khoa học,... để cải thiện tình trạng bệnh.
Người bệnh tiểu đường cần tập luyện thể dục hàng ngày, kiểm soát cân nặng, ăn uống khoa học,… để cải thiện tình trạng bệnh.

Có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường hay không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Nếu người bệnh mang gen di truyền tiểu đường, việc ngăn ngừa bệnh sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng góp phần giảm nhẹ mức độ bệnh. Bên cạnh đó, béo phì cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường. Do đó, có thể phòng ngừa bệnh bằng cách kiểm soát cân nặng, không để cơ thể bị thừa cân.

Sau đây là một số biện pháp cụ thể giúp mọi người có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường:

  • Tập luyện thể dục, chơi thể thao thường xuyên. Điều này giúp cơ thể khỏe mạnh, không bị thừa cân;
  • Tránh để béo phì, luôn giữ cơ thể ở mức cân nặng tiêu chuẩn;
  • Hạn chế ăn thức ăn nhiều đường ngọt, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh,…;
  • Ăn nhiều rau xanh, rau củ tươi, trái cây, thực phẩm giàu omega-3, các loại đậu,…
  • Ăn tinh bột với hàm lượng vừa đủ;
  • Hạn chế tiêu thụ quá nhiều bia, nước ngọt có gas, trà sữa, rượu, cà phê, thuốc lá,…;
  • Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái;
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc;
  • Khám sức khỏe định kỳ.

Tóm lại, bệnh tiểu đường là một bệnh có tính di truyền. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh tiểu đường cũng xuất phát từ nguyên nhân di truyền. Ngày nay, nhiều người mắc bệnh tiểu đường là do lối sống, chế độ ăn uống nhiều đường bột, béo phì,…

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 11:24 - 27/10/2023 - Cập nhật lúc: 16:44 - 27/10/2023
Chia sẻ:
Bệnh tiểu đường tuýp 1 – Cách nhận biết và điều trị
Tiểu đường tuýp 1 còn gọi là đái tháo đường tuýp 1 hay tiểu đường vị thành niên. Đây là…
tiểu đường tuýp 2 là gì Bệnh tiểu đường tuýp 2 – Mức độ nguy hiểm và cách điều trị
Thống kê cho thấy rằng, trong 100 người mắc bệnh tiểu đường thì đã có tới khoảng 90 người bị…
20 hoa quả tốt cho người tiểu đường và lưu ý khi ăn
Bệnh nhân bị tiểu đường luôn luôn được cảnh báo hạn chế tiêu thụ carbs trong khẩu phần ăn hằng…
Thuốc Metformin trị bệnh tiểu đường: Cách sử dụng & giá bán
Thuốc Metformin là thuốc trị tiểu đường thuộc nhóm biguanid, thường được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.…
Mắc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm nữa?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm nữa là vấn đề nhiều người bệnh và người thân quan tâm.…

Gạo dành cho người tiểu đường loại nào tốt, mua ở đâu?

Gạo là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn ở các gia đình thuộc nước Á Đông. Khi…

Các biến chứng của bệnh tiểu đường khiến bạn không dám nhìn

Tiến triển âm thầm nhưng bệnh tiểu đường lại tàn phá cơ thể và gây nhiều biến chứng nguy hiểm…

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển sức khỏe của mẹ và bé.…

Chỉ số đường huyết bao nhiêu được xem là an toàn là thắc mắc của nhiều người Chỉ số đường huyết (Glucose) là gì? Bao nhiêu là bị tiểu đường?

Đái tháo đường hay tiểu đường là căn bệnh xuất hiện do sự gia tăng chỉ số đường huyết. Vậy…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua