Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHẠM HUY THÀNH

Bác sĩ điều trị

Vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng với quá trình điều trị thoái hóa khớp gối. Giải pháp này giúp phục hồi chức năng và tăng cường phạm vi chuyển động cho khớp. Đồng thời kiểm soát tốt triệu chứng cùng diễn tiến của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng rất phổ biến

Vật lý trị liệu là gì?

Vật lý trị liệu ((physical therapy) là phương pháp điều trị y tế không dùng thuốc được ứng dụng rất phổ biến. Phương pháp này ứng dụng các yếu tố vật lý tác động lên cơ thể người bệnh với mục đích phục hồi chức năng, phòng và trị bệnh.

Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến bao gồm:

  • Điều trị bằng dòng điện
  • Điều trị bằng siêu âm
  • Điều trị bằng từ trường
  • Điều trị bằng ánh sáng
  • Điều trị bằng tác dụng nhiệt
  • Điều trị bằng nước
  • Điều trị bằng các tác nhân cơ học
  • Điều trị bằng oxy hóa cao áp
  • Điều trị bằng vận động

Vật lý trị liệu có giúp phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối không?

Vật lý trị liệu là phương pháp được dùng phổ biến với các bệnh xương khớp, trong đó có bệnh thoái hóa khớp gối. Giải pháp này được đánh giá là tương đối đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả điều trị tốt.

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

Thoái hóa khớp gối là bệnh cơ xương khớp đặc biệt phổ biến ở những người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà người trẻ cũng có thể mắc bệnh. Đau nhức khớp, hạn chế chức năng vận động là các triệu chứng đặc trưng nhất.

Song song với việc sử dụng thuốc thì bác sĩ khuyên rằng, người bệnh thoái hóa khớp gối nên áp dụng vật lý trị liệu. Đây là giải pháp an toàn, có thể hỗ trợ cải thiện chức năng của khớp.

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối thường là áp dụng các bài tập vận động trị liệu. Ngoài ra có thể tác dụng nhiệt và các giải pháp sử dụng máy móc hiện đại khác.

Mục tiêu chính của việc điều trị là kiểm soát tốt triệu chứng. Bằng cách làm giảm co thắt các cơ. Từ đó hỗ trợ khắc phục tình trạng đau nhức. Đồng thời tăng cường khả năng vận động và phạm vi di chuyển các khớp.

tác dụng vật lý trị liệu với bệnh thoái hóa khớp gối
Vật lý trị liệu có thể hỗ trợ phục hồi chức năng của khớp gối bị thoái hóa

Đồng thời, phương pháp vật lý trị liệu còn giúp ngăn ngừa khớp bị biến dạng. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này cần được thực hiện dưới chỉ định và sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối

Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu được nhận định là đáp ứng được với bệnh thoái hóa khớp gối. Có thể là các bài tập vận động trị liệu, tác dụng nhiệt, siêu âm, chiếu đèn hồng ngoại…

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định mức độ ảnh hưởng của bệnh. Sau đó chỉ định phương pháp vật lý trị liệu phù hợp với từng đối tượng người bệnh.

Dưới đây là một số phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối được áp dụng phổ biến:

1. Các bài tập vận động trị liệu thoái hóa khớp gối

Trong tất cả các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối thì đây là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Người bệnh có thể dùng các loại dụng cụ hỗ trợ để dễ dàng tập luyện. Đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị.

– Bài tập số 1 – Dùng dây vải hỗ trợ:

Bài tập này được đánh giá là có thể giúp tăng mức độ dẻo dai cho hệ thống gân bao quanh khớp gối. Từ đó tăng cường khả năng vận động của khớp.

Cách thực hiện như sau:

  • Trước khi bước vào bài tập chính hãy dành 3 – 5 phút làm nóng cơ thể
  • Nằm ngửa trên sàn tập, đưa chân phải lên cao, dùng dây vải vòng qua bàn chân
  • Dùng 2 tay kéo 2 đầu dây vải cho căng, chân vẫn giữ thẳng và kéo dài
  • Giữ tư tế này trong khoảng 20 giây rồi thực hiện tương tự với chân trái
  • Đổi bên thường xuyên khoảng 3 – 5 lần là được

– Bài tập số 2 – Dùng ghế tựa lưng hỗ trợ:

Đây là bài tập giúp kéo giãn hệ thống gân cơ ở bắp chân. Đồng thời tăng cường sức khỏe cho bắp chân, khớp gối và làm giảm tình trạng đau nhức.

Cách thực hiện như sau:

  • Đứng thẳng người, bước chân phải ra sau, giữ cho chân thẳng
  • Chú ý để gót chân phải và ngón chân trái nằm trên 1 đường thẳng
  • Sau đó khuỵu chân trái xuống, giữ đầu gối không được vượt quá ngón chân cái
  • Cùng với đó, cúi người về phía trước, sử dụng 2 tay giữ vào thành ghế nhằm tạo điểm tựa
  • Giữ nguyên tư thế khoảng 10 – 15 giây thì thực hiện với bên còn lại
  • Có thể áp dụng 3 lần cho mỗi bên

– Bài tập số 3 – Đứng thẳng và vịn tay vào thành ghế:

Bài tập này cũng sử dụng ghế tựa lưng làm dụng cụ hỗ trợ. Tuy nhiên cách thực hiện đơn giản hơn nhiều so với bài tập phía trên. Nó giúp thư giãn toàn bộ chi dưới, đồng thời giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh ở vùng bắp chân.

Người bệnh thoái hóa khớp gối cần thực hiện các bài tập vận động trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ

Cách thực hiện như sau:

  • Người đứng thẳng, 2 tay vịn vào thành ghế để làm điểm tựa
  • Đồng thời ngón gót chân lên, áp lực lúc này sẽ được đặt lên phần mũi chân
  • Giữ yên tư thế này trong khoảng 3 – 5 giây rồi hạ gót chân xuống
  • Lặp lại các thao tác trên khoảng 10 lần/ 1 bài tập

– Bài tập số 4 – Tăng cường sức mạnh cơ bắp:

Rèn luyện bài tập này có thể làm giảm bớt áp lực đè nén lên khớp gối. Nhờ đó mà hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau nhức. Hơn nữa còn hỗ trợ phục hồi phạm vi chuyển động của khớp.

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn nằm ngửa trên sàn tập ở tư thế duỗi thẳng 2 chân
  • Sau đó chống 2 khuỷu tay xuống sàn và gập đầu gối bên phải lại
  • Đồng thời đưa chân trái lên, chú ý giữ chân trái cách mặt sàn 1 khoảng tầm 50cm
  • Giữ thẳng chân trái khoảng 3 giây, các ngón chân hướng lên trên
  • Sau đó hạ chân trái xuống và thực hiện tương tự với chân còn lại
  • Cần lặp lại động tác khoảng 7 – 10 lần cho mỗi chân là được

– Bài tập số 5 – Tăng cường cơ đùi và cơ hông:

Đây cũng là cách giúp hạn chế áp lực lên khớp gối. Đồng thời ngăn chặn cơn đau lan tỏa trên diện rộng. Từ đó giúp hỗ trợ phục hồi chức năng vận động cho toàn bộ chi dưới. Với bài tập này bạn cần sử dụng ghế tựa lưng để hỗ trợ.

Cách thực hiện như sau:

  • Ngồi thẳng lưng trên ghế tựa rồi đẩy chân phải sát vào ghế
  • Đồng thời nhón gót chân phải lên, đồn áp lực về phía các ngón chân
  • Chân trái nhấc khỏi sàn, co đầu gối lên và giữ khoảng 3 – 5 giây
  • Hạ chân xuống và thực hiện tương tự với bên còn lại
  • Mỗi bên cần lặp lại các động tác khoảng 10 lần luân phiên nhau

2. Áp dụng nhiệt trị liệu

Bên cạnh vận động trị liệu thì nhiệt trị liệu cũng là phương pháp được dùng phổ biến trong phục hồi chức năng thoái hóa khớp gối. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng cách chườm nóng hay chườm lạnh.

– Đối với chườm nóng:

Nhiệt độ cao sẽ giúp các mạch máu được giãn nở, lưu thông dễ dàng hơn. Từ đó sẽ giúp làm giảm các cơn đau đầu gối và tăng cường khả năng chuyển hóa dưỡng chất.

Các phương pháp có thể là:

  • Chườm đắp với thảo dược
  • Chườm muối nóng
  • CHườm đắp Paraphin

– Đối với chườm lạnh:

Đây là cách giúp làm giảm sưng đau khớp gối tương đối hiệu quả. Chỉ nên áp dụng khi khớp gối bị sưng. Nhiệt độ thấp góp co mạch, làm giảm tình trạng xuất huyết và tiết dịch. Từ đó giúp làm giảm sưng viêm và phù nề nhanh chóng.

tác dụng nhiệt chữa thoái hóa khớp gối
Tác dụng nhiệt là phương pháp vật lý trị liệu được dùng phổ biến với bệnh thoái hóa khớp gối

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị vài viên đá lạnh bọc trong 1 chiếc túi
  • Sử dụng túi đá chườm lên khớp gối bị sưng đau khoảng 10 phút
  • Có thể áp dụng với tần suất 2 – 3 lần/ ngày

3. Chiếu tia hồng ngoại

Chiếu tia hồng ngoại là phương pháp vật lý trị liệu cho trường hợp bị thoái hóa khớp gối nặng. Lúc này người bệnh có biểu hiện căng cứng hay co thắt khớp.

Các bác sĩ sẽ sử dụng đèn hồng ngoại để chiếu xuyên qua da khoảng 3mm. Các tia hồng ngoại có khả năng làm nóng vùng khớp gối đang tổn thương. Từ đó khắc phục tình trạng đau nhức khớp và ngăn ngừa các cơ bị co cứng.

Ngoài ra, chiếu tia hồng ngoại còn có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa các dưỡng chất tới nuôi dưỡng khớp xương đang bị thoái hóa và tổn thương.

4. Chiếu sóng ngắn trị thoái hóa khớp gối

Phương pháp vật lý trị liệu này phù hợp với những người bị thoái hóa khớp gối mãn tính. Đi kèm với đó là các triệu chứng đau cứng và co thắt khớp gối thường xuyên.

Với phương pháp chiếu sóng ngắn, bác sĩ sẽ sử dụng máy bức xạ có bước sóng 11.2m để tác động lên sớm gối. Nhiệt sóng có khả năng gây ức chế các sợi dẫn truyền thần kinh báo tín hiệu đau. Hơn nữ còn giúp làm giảm sự căng thẳng thần kinh.

Các chuyên gia cho biết, nhiệt sóng khi đi sâu vào trong khớp gối có công dụng chống viêm rất tốt. Đồng thời làm giảm tình trạng sưng và phù nề.

5. Sử dụng điện xung và điện phân

Phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối này bao gồm:

  • Sử dụng xung điện: Dùng xung điện sẽ giúp kích thích các dây thần kinh tại cơ quanh khớp. Từ đó cải thiện tình trạng đau khớp rất hiệu quả.
  • Chiếu tia Laser: Phương pháp này có thể giúp khớp gối được tái tạo. Đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm lan rộng. Hơn nữa còn hỗ trợ giảm đau và thư giãn các cơ quanh khớp.
  • Dùng dòng điện Faradic và Galvanic: Hai dòng điện này có tác dụng đưa thuốc giảm đau vào trong khớp gối. Từ đó hỗ trợ khắc phục cơn đau khớp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định tác dụng điện để khắc phục triệu chứng thoái hóa khớp gối

Lưu ý khi áp dụng vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối

Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối là giải pháp rất dễ thực hiện. Hơn nữa còn có ưu điểm lớn là an toàn, ít gây ra các tác dụng ngoại ý.

Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả điều trị, trong quá trình thực hiện người bệnh cần chú ý:

  • Các bài tập vận động trị liệu nên được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh tình trạng tập không đúng cách khiến bệnh chuyển biến nặng nề thêm.
  • Tránh vận động mạnh và luyện tập quá sức. Điều này giúp hạn chế gây áp lực cho khớp gối. Từ đó hỗ trợ tốt hơn cho việc phục hồi chức năng vận động của khớp.
  • Khi thức dậy vào buổi sáng, hãy dành khoảng 3 – 5 phút để co giãn đầu gối. Đây là cách rất tốt giúp ngăn chặn tình trạng co cứng khớp gối.
  • Thay đổi các tư thế xấu. Tuyệt đối không duy trì lâu 1 tư thế, kể cả đứng hay ngồi. Đặc biệt là ngồi xổm. Đồng thời tránh vận động khớp gối quá nhiều trong trường hợp bệnh nặng.
  • Kết hợp với chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt khoa học. Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và khoáng chất. Tránh làm việc quá sức, nên đi ngủ đúng giờ, đủ giấc. Đồng thời chú ý kiểm soát tốt căng thẳng.
  • Trường hợp có các vấn đề bất thường phát sinh trong quá trình điều trị hãy tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.

Bài viết đã cung cấp thông tin cần biết về các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối. Đây chỉ là giải pháp hỗ trợ không thể tác động toàn diện đến diễn tiến của bệnh. Người bệnh nên thăm khám và làm theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Kết hợp điều trị dùng thuốc với vật lý trị liệu sẽ giúp kiểm soát bệnh và khắc phục triệu chứng tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 06:38 - 26/01/2023 - Cập nhật lúc: 14:19 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh nhân thoái hóa khớp gối có nên chơi thể thao?

Rất nhiều thông tin gần đây cho rằng, khi mắc bệnh thoái hóa khớp gối, bệnh nhân không nên chơi…

Đau nhức khớp gối không còn là nỗi lo riêng của người lớn tuổi nữa Nhức mỏi khớp gối (đầu gối) – Vì sao ngày càng nhiều người bị?

Nhức mỏi khớp gối thường xảy ra khi khớp này bị thoái hóa theo tuổi tác. Do đó, tình trạng…

Theo ACR (Hội thấp khớp học Hoa Kỳ), cần phải có một tiêu chuẩn để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn. Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối theo ACR

Thoái hóa khớp gối rất dễ bị nhầm với chứng viêm khớp gối. ARC (Hội thấp khớp học Hoa Kỳ)…

thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi Bệnh thoái hóa khớp gối ở người trẻ tuổi và những điều cần biết

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp ở những người đã bước qua độ tuổi 55.…

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp, trong đó nữ giới chiếm 80% tổng ca mắc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHẠM HUY THÀNH

Bác sĩ điều trị

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua