Phù nề thanh quản là tình trạng dễ gặp có thể kích hoạt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng này có thể kèm theo tình trạng nhiễm trùng hoặc không. Cần sớm tìm ra nguyên nhân để có cách khắc phục phù hợp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Phù nề thanh quản – Nguyên nhân do đâu?
Phù nề thanh quản đặc trưng bởi tình trạng niêm mạc của biểu mô cùng với dây thanh âm dày và sưng lên. Thông thường, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như khàn tiếng, mất tiếng, đau họng, khó nuốt…
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là:
1. Nhiễm trùng
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng phù nề thanh quản. Sự tấn công của các loại virus , vi khuẩn, lạm dụng giọng nói, nhiễm lạnh được cho là những yếu tố liên quan trực tiếp.
Tình trạng nhiễm trùng ở thanh quản có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do một số yếu tố như:
- Tác động của hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
- Lạm dụng chất kích thích hay rượu bia
- Rối loạn dây thanh, chấn thương
- Tiếp xúc với chất dị ứng, hít nhiều khói bụi
Nhiễm trùng không chỉ khiến thanh quản bị phù nề mà còn phát sinh nhiều triệu chứng khác. Điển hình như sưng viêm cổ họng, đau rát, khó nuốt, nuốt đau…
2. Phản ứng phản vệ
Đây là một phản ứng dị ứng cấp tính với mức độ nặng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Tình trạng này diễn ra khi một số chất hóa học được giải phóng từ hệ thống miễn dịch khiến cơ thể bị sốc.
Hậu quả của phản ứng phản vệ chính là sự gia tăng tính thẩm thấy mao mạch cùng sự nhạy cảm quá mức của phế quản. Điều này khiến cho tính thẩm thấu thành mạch tăng, đồng thời thể thích tuần hoàn bị giảm.
Từ đó không chỉ dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, phế quản co thắt mà thanh quản còn bị phù nề. Ngoài ra, đường hô hấp cũng sẽ bị thu hẹp dẫn đến tình trạng suy hô hấp cấp.
3. Khối u
Tình trạng thanh quản bị phù nề cũng có thể phát sinh khi có khối u xuất hiện ở cơ quan này. Khối u ở thanh quản có thể là lành tính nhưng trong nhiều trường hợp cũng có thể là khối u ác tính.
Khối u ác tính thường xuất hiện khi các tế bào biểu mô phát triển quá mức gây ra tình trạng mất kiểm soát. Triệu chứng thường gặp nhất là ho kéo dài, khó thở khàn tiếng hay giảm cân không lý do.
Còn khối u lành tính sẽ thường xuất hiện do nhiễm Human Papilloma virus. Nó là dạng u nhú nhỏ kích hoạt các triệu chứng như khó thở, khàn tiếng, phù nề thanh quản. Ngoài ra nếu không kịp thời can thiệp, thanh quản có thể sẽ bị bít hoàn toàn, dẫn đến tắc đường thở, gây tử vong.
Ngoài ra, tình trạng phù nề thanh quản cũng có thể kích hoạt khi có khối polyp xuất hiện ở cơ quan này. Nó thường là hệ quá của việc quá lạm dụng dây thanh khi đang bị nhiễm trùng thanh quản.
4. Dị vật thanh quản
Dị vật thanh quản chiếm tỷ lệ tương đối cao trong dị vật đường thở. Nó có thể dẫn đến tử vong khi không được xử lý kịp thời và đúng cách.

Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ với thói quen ăn vội, vừa ăn vừa cười đùa hay la hét. Dị vật mắc trong thanh quản thường sẽ khiến cho cơ quan này bị tổn thương với triệu chứng đặc trưng nhất là phù nề gây khó thở, khàn tiếng.
5. Các yếu tố khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì tình trạng phù nề thanh quản có thể được kích hoạt do các yếu tố khác. Có thể kể đến như:
- Bệnh lao thanh quản
- Nang dây thanh
- Hút thuốc lá, uống rượu thường xuyên
- Sử dụng giọng nói quá nhiều
- Thời tiết thay đổi thất thường
- Chấn thương thanh quản
- Biến chứng của phẫu thuật tuyến giáp
- Phù mạch và nổi mề đay
Cách khắc phục tình trạng phù nề thanh quản
Muốn khắc phục tình trạng phù nề thanh quản trước tiên người bệnh cần tìm ra nguyên nhân của nó. Trong một số trường hợp việc chăm sóc tại nhà có thể sẽ hỗ trợ làm giảm triệu chứng. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp cần chăm sóc y tế kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm.
1. Chăm sóc tại nhà
Các biện pháp chăm sóc tại nhà thường sẽ có tác dụng giúp giảm sưng đau do tình trạng phù nề thanh quản gây ra. Tuy nhiên, cách này hoàn toàn không thay thế được cho phác đồ điều trị mà bác sĩ gây ra.
Có thể áp dụng một vài cách phổ biến sau đây:
- Chườm nóng: Sử dụng nước ấm để chườm nóng sẽ có tác dụng làm giảm kích thích. Từ đó hạn chế tình trạng đau rát kích hoạt tại thanh quản. Bên cạnh đó, để hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng, bạn nên giữ ấm cổ họng, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
- Uống trà mật ong gừng: Cả mật ong và gừng đều có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Chính vì thế mà cách này đặc biệt phù hợp với chứng phù nề thanh quản do viêm. Pha trà gừng mật ong với nước ấm và uống trực tiếp sẽ giúp giảm đau đáng kể.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng khi thanh quản đang gặp tổn thương. Đồng thời tránh hút thuốc, uống rượu bia cũng như tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng.
2. Điều trị theo phác đồ bác sĩ
Đối với tình trạng phù nề thanh quản thì người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định. Tùy thuộc vào từng nhóm nguyên nhân mà sẽ có cách can thiệp khác nhau.
- Trường hợp không do viêm: Có thể các thuốc kháng histamin hay thuốc chống dị ứng sẽ được chỉ định.
- Trường hợp do viêm: Giảm viêm bằng cách chỉ định thuốc kháng viêm không steroid, kháng sinh giảm viêm hoặc giảm phù nề.
- Trường hợp do dị vật: Thường sẽ phải phẫu thuật để lấy dị vật ra.
- Trường hợp do khối u hay polyp: Việc phẫu thuật để loại bỏ cũng có thể được cân nhắc khi cần thiết.
Người bệnh cần lưu ý, trường hợp dùng thuốc để khắc phục triệu chứng cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Không được thay đổi liều lượng, tần suất cũng như kế hoạch điều trị khi bác sĩ chưa cho phép.
Phù nề thanh quản là tình trạng mà người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Cần sớm thăm khám để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục phù hợp. Điều này sẽ giúp loại bỏ được các vấn đề nguy cơ tiềm ẩn, đôi khi đe dọa cả tính mạng.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!