Khó thở ở thanh quản là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Khó thở ở thanh quản thường khởi phát do nhiễm trùng (viêm thanh quản cấp, lao thanh quản,…), u nhú (ung thư thanh quản, polyp dây thanh,…), vướng dị vật đường thở hoặc do cấu trúc dị thường. Tình trạng này là một dạng cấp cứu hô hấp cần được xử trí và điều trị kịp thời. 

Khó Thở Ở Thanh Quản
Nguyên nhân gây khó thở ở thanh quản và cách điều trị

Dấu hiệu nhận biết khó thở ở thanh quản

Khó thở ở thanh quản là triệu chứng cấp cứu hô hấp xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được xử lý kịp thời, dây thanh có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn, gây ra tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng và dẫn đến tử vong.

Khó thở ở dây thanh thường có triệu chứng khác biệt so với khó thở ở cổ họng hay thực quản. Các triệu chứng thường gặp, bao gồm:

  • Khó thở khi hít vào
  • Khi thở, cơ hô hấp bị kéo vào, gây rút lõm lồng ngực và lõm ức
  • Có tiếng rít

Ngoài ra, khó thở ở dây thanh còn có thể đi kèm với các triệu chứng phụ như:

  • Mất tiếng khi ho, khó và nói to
  • Khàn tiếng
  • Sụn thanh quản có xu hướng nhô lên khi hít vào
  • Gật gù khi thở
  • Nhăn mặt và nở cánh mũi khi thở

Khó thở ở thanh quản là bệnh gì?

Khó thở ở thanh quản là dấu hiệu cho thấy dây thanh bị tổn thương, phù nề, hẹp hoặc viêm nhiễm. Triệu chứng này có thể xảy ra do những nguyên nhân sau:

1. Do viêm nhiễm

Viêm nhiễm là nguyên nhân chủ yếu gây khó thở ở thanh quản. Các tình trạng viêm nhiễm thường gặp, bao gồm:

Khó Thở Ở Thanh Quản
Viêm nhiễm là nguyên nhân phổ biến nhất gây khó thở ở dây thanh quản
  • Viêm thanh quản cấp: Viêm thanh quản cấp xảy ra khi virus, vi khuẩn (Streptocoque, H, influenza và Staphylocoque) xâm nhập, gây nhiễm trùng và sưng viêm niêm mạc.
  • Bạch hầu thanh quản: Bệnh xảy ra khi thanh quản xuất hiện các giả mạc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Giả mạc ở thanh quản có thể làm hẹp dây thanh và gây ra tình trạng khó thở tăng dần theo thời gian.
  • Viêm thanh quản do sởi: Virus sởi có thể gây viêm thanh quản, đặc trưng bởi triệu chứng nóng sốt, mệt mỏi, khàn giọng, khó thở và mọc ban sởi trên da.
  • Áp xe thành sau họng: Áp xe thành sau họng là tình trạng tụ mủ ở phía sau họng, gây đau nhức và sưng viêm. Tuy nhiên nếu nhiễm trùng lan rộng và có mức độ nghiêm trọng, dây thanh có thể bị sưng viêm và làm phát sinh tình trạng khó thở.
  • Viêm thanh quản do lao (lao thanh quản): Bệnh thường gặp ở người lớn, thứ phát sau lao phổi hoặc lao hạch. Vi khuẩn lao xâm nhập vào thanh quản có thể gây khó thở từ từ, toàn thân yếu và sốt về chiều.
  • Viêm thanh quản do virus cúm: Đặc trưng của bệnh lý này là tình trạng khó thở xuất hiện nhanh, sốt cao 39 – 40 độ C, thở nông, mặt tái và xám.
  • Viêm thanh quản do viêm VA: Thường xảy ra ở trẻ từ 3 – 6 tuổi và làm phát sinh triệu chứng khó thở chủ yếu vào ban đêm. Khó thở xảy ra đột ngột, kéo dài trong vài phút và thuyên giảm dần.

2. Do vướng dị vật

Khó thở ở thanh quản có thể xảy ra do nuốt hoặc hít phải các dị vật như kim băng, nắp bút, thuốc, côn trùng,… Các dị vật này đi qua cổ họng và rơi vào dây thanh, khiến không gian trong cơ quan này bị thu hẹp, dẫn đến tình trạng khó thở.

3. Do u nhú ở dây thanh

Sự xuất hiện các u nhú ở dây thanh có thể khiến không gian bị thu hẹp và làm phát sinh tình trạng khó thở. Các bệnh lý u nhú ở thanh quản thường gặp, bao gồm:

Khó Thở Ở Thanh Quản
Các u và nang ở dây thanh có thể làm hẹp không gian và gây ra tình trạng khó khăn khi thở
  • Ung thư thanh quản: Ung thư thanh quản xảy ra khi tế bào biểu mổ bị kích thích, dẫn đến tình trạng tăng sản bất thường và hình thành khối u ác. Ung thư thực quản thường không gây triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên nếu khối u phát triển lớn, bạn có thể bị khó thở và giảm cân bất thường.
  • Papilloma thanh quản: Là tình trạng niêm mạc dây thanh xuất hiện các hạt gai và u nhú nhỏ. Bệnh khởi phát do nhiễm virus HPV. Các u nhú này thường phát triển nhanh, gây hẹp dây thanh và làm phát sinh triệu chứng khó thở.
  • Polyp thanh quản: Polyp thanh quản là một dạng u thanh quản lành tính, xảy ra khi lạm dụng dây thanh quá mức. Tuy nhiên có một số ít trường hợp, u có thể hóa ác và phát triển thành ung thư thanh quản.
  • Nang dây thanh: Nang dây thanh là tình tuyến nhầy bị tắc nghẽn, dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch hoặc mủ và tạo thành các nang. Khi nang phát triển, bạn có thể bị khàn tiếng, khó thở và vướng nghẹn khi nhai nuốt.

4. Do chấn thương và bất thường ở cấu trúc thanh quản

Ngoài ra khó thở thanh quản cũng có thể xảy ra do tác động từ chấn thương và cấu trúc thanh quản dị thường.

  • Thanh quản bị phù nề do tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
  • Sẹo gây hẹp thanh quản do phẫu thuật dây thanh hoặc phẫu thuật mở khí quản.
  • Dị dạng hoặc mềm sụn thanh quản là các dị tật bẩm sinh có thể gây ra tình trạng khó thở.

5. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, khó thở ở thanh quản cũng có thể xảy ra do liệt cơ khép hoặc các cơ mơ thanh quản. Tuy nhiên các nguyên nhân này thường rất hiếm gặp.

Xác định mức độ khó thở thanh quản và cách xử trí

Khó thở được phân thành 3 cấp độ, bao gồm cấp I, II và II. Với mỗi cấp độ, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp sơ cứu và xử trí khác nhau.

Khó Thở Ở Thanh Quản
Bác sĩ sẽ tiến hành xác định mức độ khó thở và áp dụng các biện pháp xử trí tương ứng

Khó thở cấp độ I

  • Triệu chứng toàn thân: Chưa xuất hiện.
  • Triệu chứng cơ năng: Khàn tiếng, ho, khó thở, thanh quản có tiếng rít nhẹ.
  • Xử trí: Sử dụng thuốc an thần, chống viêm và chống phù nề. Bên cạnh đó cần sử dụng ống thở oxy để đảm bảo chức năng hô hấp và theo dõi chặt chẽ.

Khó thở cấp độ II

  • Triệu chứng toàn thân: Kích động, hốt hoảng, lo sợ và vật vã.
  • Triệu chứng cơ năng: Tiếng ho ồm ồm, mất tiếng, khó khăn khi giao tiếp, xuất hiện các triệu chứng khó thở thanh quản điển hình (co kéo cơ hô hấp, tiếng rít thanh quản rõ rệt).
  • Xử trí: Tiến hành mở khí quản trong thời gian sớm nhất và kết hợp với các biện pháp hồi phục.

Khó thở cấp độ III

  • Triệu chứng toàn thân: Vã mồ hôi, da tái xanh, chậm nhịp tim, vật vã, hôn mê và lờ đờ.
  • Triệu chứng cơ năng: Mất tiếng hoàn toàn, ho và khóc không ra tiếng, rối loạn nhịp thở, khó thở dữ dội do thiếu oxy nghiêm trọng.
  • Xử trí: Hỗ trợ hô hấp, mở khí quản cấp cứu và theo dõi tình trạng chặt chẽ.

Điều trị nguyên nhân gây khó thở thanh quản

Sau khi tình trạng khó thở được kiểm soát, bác sĩ sẽ đánh giá lại sau 5 – 10 phút và tiến hành giải quyết nguyên nhân.

Khó Thở Ở Thanh Quản
Sau khi tình trạng khó thở được kiểm soát, bác sĩ sẽ đánh giá và can thiệp khắc phục nguyên nhân
  • Vướng dị vật: Tiến hành loại bỏ dị vật ra khỏi đường thở.
  • Do viêm thanh quản bạch hầu: Sử dụng kháng sinh penicillin liều cao kết hợp với thuốc chống viêm và giảm đau. Cần theo dõi sát sao, trợ tim và điều trị tích cực tại khoa truyền nhiễm.
  • Nhiễm trùng dây thanh do cúm: Cần tiêm ngay Depersolon với liều 2mg/ kg trọng lượng. Sau đó kết hợp với kháng sinh đường tiêm và điều trị triệu chứng.
  • Áp xe thành sau họng: Được điều trị bằng kháng sinh kết hợp với phương pháp trích rạch và dẫn lưu mủ.
  • Viêm thanh quản do VA: Với trường hợp do viêm VA, bác sĩ có thể yêu cầu nạo VA để ngăn ngừa tái phát.
  • Do u nhú: Phần lớn các khối u ở dây thanh đều được phẫu thuật để cắt bỏ và bóc tách. Nếu khối u ác, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng phối hợp với thuốc hóa trị để ức chế tế bào ung thư.
  • Sẹo/ cấu trúc dây thanh dị thường: Nếu tình trạng khó thở xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật chỉnh hình và tái tạo cấu trúc cơ quan này.

Khó thở ở dây thanh là tình trạng cấp cứu hô hấp thường gặp. Trong trường hợp chậm trễ, dây thanh có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây tử vong. Vì vậy nếu nhận thấy các biểu hiện của triệu chứng này, bạn nên chủ động đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Tham khảo thêm: Các bệnh về thanh quản thường gặp và cách phòng ngừa

Ngày đăng 11:42 - 19/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:45 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Các bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản rẻ tiền hiệu quả
Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm thanh quản là khuynh hướng được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể dùng gừng và các nguyên liệu rẻ tiền…
viêm thanh quản cấp tính Viêm thanh quản cấp – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm hộp giọng nói hoặc dây thanh âm ở dạng nhẹ, thường…

Có nên mổ u nang dây thanh quản?

Mổ u nang dây thanh quản là phương pháp điều trị ngoại khoa, được thực hiện khi u nang có…

chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam Chữa viêm thanh quản bằng thuốc nam hiệu quả không ngờ

Viêm thanh quản thường gây ra tình trạng đau họng, khó nuốt, khàn tiếng mất giọng, với trẻ nhỏ nếu…

Thuốc đông y điều trị bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, ho

Thời tiết càng trở lạnh thì tỉ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng nói chung và viêm họng,…

U nang thanh quản là gì, nguy hiểm không và cách điều trị

U nang thanh quản là sự xuất hiện khối u ở dây thanh khiến giọng nói bị thay đổi, ảnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua