Viêm thanh quản ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ là tình trạng dây thanh quản bị tổn thương, dẫn đến sưng, viêm, gây khàn tiếng, đau đớn khi nói, nuốt thức ăn. Nguyên nhân gây bệnh là do virus cảm cúm, khói bụi, axit từ dạ dày trào ngược. Cần đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị sớm, tránh biến chứng.

Viêm thanh quản ở trẻ là tình trạng dây thanh quản của trẻ nhỏ bị viêm sưng, gây khàn tiếng, đau rát.
Viêm thanh quản ở trẻ là tình trạng dây thanh quản của trẻ nhỏ bị viêm sưng, gây khàn tiếng, đau rát.

Chứng viêm thanh quản ở trẻ em

Dây thanh quản là  cơ quan đảm nhiệm vai trò truyền dẫn hơi thở, tạo ra âm thanh. Động vật lưỡng cư, loài bò sát, lớp thú là các loài động vật có dây thanh quản. Con người là một sinh vật thuộc nhóm thú, có dây thanh quản dùng để hít thở và nói năng.

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản bị tổn thương, dẫn đến viêm, sưng, gây đau. Viêm thanh quản có thể xảy ra ở bất cứ ai, trong độ tuổi nào, kể cả trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ bị viêm thanh quản sẽ khiến giọng nói bị khàn, trầm đi. Trong hoạt động nói năng, trẻ có thể bị đau rát, khó chịu ở cổ họng.

Viêm thanh quản ở trẻ có thể chỉ diễn ra trong vòng vài ngày thì khỏi. Đó là trường hợp viêm thanh quản cấp. Cũng có trường hợp trẻ bị viêm thanh quản kéo dài, người ta gọi tình trạng này là viêm thanh quản mãn tính.

Thanh quản là một trong những bộ phận đảm nhiệm vai trò tạo ra âm thanh, tiếng nói.
Thanh quản là một trong những bộ phận đảm nhiệm vai trò tạo ra âm thanh, tiếng nói.

Dấu hiệu bệnh viêm thanh quản ở trẻ

Một số triệu chứng báo hiệu trẻ đã bị mắc chứng viêm thanh quản là:

  • Đau họng;
  • Sốt nhẹ;
  • Ngứa mũi;
  • Ngứa cổ họng;
  • Ho khan, thường ho về đêm;
  • Sưng hạch ở họng, cổ;
  • Khó nuốt khi ăn.

Nguyên nhân gây viêm thanh quản ở trẻ

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm thanh quản ở trẻ là:

  • Trẻ nói lớn, la hét dẫn đến dây thanh quản bị kích thích, tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng, gây viêm sưng;
  • Virus cảm cúm, cảm lạnh tấn công dây thanh quản, gây tổn thương dây thanh quản;
  • Vi khuẩn bệnh sổ mũi gây nhiễm trùng dây thanh quản;
  • Thời tiết lạnh, nhiệt độ lạnh khiến dây thanh quản bị lạnh, sưng, khô và bị viêm;
  • Axit từ dạ dày của bệnh trào ngược thực quản kích thích dây thanh quản, gây tổn thương và gây viêm;
  • Biến chứng của viêm đường hô hấp trên, viêm phổi;
  • Khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất,… kích thích dây thanh quản, gây viêm.
Trẻ la hét lớn tiếng là một trong những nguyên nhân gây viêm thanh quản.
Trẻ la hét lớn tiếng là một trong những nguyên nhân gây viêm thanh quản.

Viêm thanh quản sẽ ảnh hưởng, cản trở các sinh hoạt hàng ngày của trẻ như vui chơi, nói năng, gây mệt mỏi, đau rát ở cổ họng, khó nuốt thức ăn,… Viêm thanh quản còn có thể dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp, dẫn đến tử vong. Do đó, chúng ta không nên chủ quan khi trẻ bị mắc chứng bệnh này.

Khi trẻ bị mắc viêm thanh quản, người lớn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, xem xét tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.

Phương pháp điều trị viêm thanh quản ở trẻ em

Viêm thanh quản ở trẻ hoàn toàn có thể điều trị dễ dàng. Bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh ở trẻ, sau đó đề ra phương pháp điều trị. Sau đây là một số phương pháp điều trị viêm thanh quản ở trẻ:

1. Dùng thuốc

Nguyên nhân chính của chứng viêm thanh quản ở trẻ là virus tấn công, gây viêm nhiễm và sưng đau. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm để điều trị.

Nếu trẻ bị sốt, đau họng nhiều, bác sĩ sẽ cho bệnh nhi dùng thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng.

Trong trường hợp trẻ bị viêm thanh quan do chứng trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ cho trẻ dùng một số loại thuốc điều trị trào ngược axit và thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau để điều trị viêm dây thanh quản.

Lưu ý, bậc cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám, xác định bệnh lý để có chỉ định dùng thuốc phù hợp, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Điều trị viêm thanh quản ở trẻ nhỏ bằng cách cho trẻ uống một số loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,...
Điều trị viêm thanh quản ở trẻ nhỏ bằng cách cho trẻ uống một số loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,…

2. Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh phương pháp dùng thuốc để điều trị, chăm sóc tại nhà cũng là một cách điều trị cho trẻ. Hơn nữa, chăm sóc sức khỏe đúng cách tại nhà sẽ giúp cho thuốc phát huy tác dụng tốt hơn, trẻ nhanh chóng thuyên giảm bệnh tình.

Một số biện pháp chăm sóc trẻ khi trẻ bị viêm thanh quản là:

  • Cho trẻ uống nước ấm, uống nước đầy đủ mỗi ngày;
  • Cho trẻ nghỉ ngơi, chườm khăn mát khi trẻ bị sốt;
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, cơm mềm;
  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, nhiều chất béo, khô cứng,… Các loại thức ăn này có thể sẽ khiến cho tình trạng của thanh quản nhiễm trùng, tổn thương nặng hơn;
  • Cho trẻ ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh, thịt nạc,…;
  • Giữ cho trẻ không la khóc, khuyên trẻ kiêng nói, nói lớn tiếng;
  • Không cho trẻ ăn kem lạnh, uống nước đá lạnh, nước ngọt có gas;
  • Cho trẻ tắm, lau mình bằng nước ấm, trong gian phòng ấm áp;
  • Giữ ấm cơ thể trẻ khi trời trở lạnh, nhiệt độ môi trường hạ thấp;
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, đông người;
  • Cho trẻ uống thuốc đúng liều, đầy đủ để bệnh mau chóng thuyên giảm.
Tại nhà, cần chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản đúng cách: chườm mát cho trẻ khi bị sốt, giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, cho trẻ ăn thức ăn mềm,...
Tại nhà, cần chăm sóc trẻ bị viêm thanh quản đúng cách: chườm mát cho trẻ khi bị sốt, giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh, cho trẻ ăn thức ăn mềm,…

3. Phẫu thuật

Đối với trường hợp trẻ có khối u ở thanh quản và gây tình trạng sưng viêm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhi thực hiện cắt bỏ khối u. Ca phẫu thuật sẽ được thực hiện theo phương pháp mổ nội soi, nhanh chóng và không gây những biến chứng nguy hiểm. Khi cho trẻ thực hiện phẫu thuật để điều trị viêm thanh quản, cha mẹ cần chọn cơ sở y tế uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và có nhiều trang thiết bị tốt, hiện đại.

Sau khi phẫu thuật, cha mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để sức khỏe của trẻ mau chóng được hồi phục.

Phòng tránh chứng viêm thanh quản ở trẻ như thế nào?

Viêm thanh quản là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ, thậm chí có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp. Do đó, chúng ta cần giúp trẻ phòng tránh bệnh, trước khi để trẻ bị mắc bệnh.

Một số biện pháp phòng tránh viêm thanh quản ở trẻ em là:

  • Cách ly trẻ với người bị bệnh;
  • Không cho trẻ nói quá lớn tiếng, la hét;
  • Không cho trẻ tiếp xúc quá lâu trong môi trường sử dụng điều hòa;
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời lạnh, nhiệt độ môi trường thấp;
  • Cho trẻ uống nước đầy đủ hàng ngày;
  • Tránh cho trẻ ăn nhiều kem lạnh, uống nước đá lạnh, ăn các thực phẩm cay nóng, chiên xào, khô, khó nuốt;
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, có nhiều khói thuốc;
  • Cho trẻ mang khẩu trang khi đi ra ngoài, tiếp xúc với môi trường có nhiều bụi bặm;
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ có hệ miễn dịch tốt;
  • Đối với trẻ sơ sinh, không nên cai sữa quá sớm cho trẻ. Sữa mẹ giúp trẻ nhỏ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn;
  • Cho trẻ đi chích ngừa đầy đủ.
Phòng ngừa viêm thanh quản ở trẻ bằng cách cho trẻ uống nước ấm, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, không cho trẻ la hét lớn tiếng,...
Phòng ngừa viêm thanh quản ở trẻ bằng cách cho trẻ uống nước ấm, tránh cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, không cho trẻ la hét lớn tiếng,…

Viêm thanh quản là một bệnh thường diễn ra ở trường hợp cấp tính. Nhưng bệnh cũng có thể diễn ra mãn tính, khó điều trị dứt điểm và tái phát nhiều lần. Do đó, cần chăm sóc trẻ đúng cách, hướng dẫn trẻ cách bảo vệ thanh quản là cách phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán, chỉ định phương pháp chữa trị thay thế bác sĩ chuyên khoa.

Ngày đăng 09:02 - 31/05/2023 - Cập nhật lúc: 19:26 - 01/06/2023
Chia sẻ:
viêm thanh quản cấp tính Viêm thanh quản cấp – Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm hộp giọng nói hoặc dây thanh âm ở dạng nhẹ, thường…
Thuốc đông y điều trị bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, ho
Thời tiết càng trở lạnh thì tỉ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng nói chung và viêm họng,…
Thoát khỏi bệnh chàm dai dẳng nhờ chọn đúng phương pháp điều trị
Hơn 20% dân số bị chàm da, trong đó tỷ lệ trẻ em chiếm 60%, 30% bệnh nhân bị kéo…
Người bệnh thăm khám tại Trung tâm Thuốc dân tộc Chàm – Eczema dai dẳng đến mấy cũng khỏi nhờ bài thuốc Đông y này! [Kiểm chứng bởi hàng nghìn bệnh nhân]
Bệnh chàm bùng phát do yếu tố cơ địa người bệnh đồng thời do tiếp xúc với các tác nhân…
Các bệnh về thanh quản thường gặp và cách phòng ngừa

Viêm thanh quản, u lành tính, nang và polyp dây thanh là các bệnh về thanh quản thường gặp. Những…

Viêm thanh quản kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc chung của nhiều người Bị viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt?

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản, nơi phát ra âm thanh của họng bị tổn thương do…

Viêm thanh quản ở trẻ là tình trạng dây thanh quản của trẻ nhỏ bị viêm sưng, gây khàn tiếng, đau rát. Viêm thanh quản ở trẻ em – Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Viêm thanh quản ở trẻ nhỏ là tình trạng dây thanh quản bị tổn thương, dẫn đến sưng, viêm, gây…

viêm thanh quản mãn tính là gì Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không & cách điều trị

Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng rất phổ biến gây khàn giọng hay mất giọng tạm thời. Nếu…

U nang thanh quản là gì, nguy hiểm không và cách điều trị

U nang thanh quản là sự xuất hiện khối u ở dây thanh khiến giọng nói bị thay đổi, ảnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua