U xơ thanh quản là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

U xơ thanh quản được cho là hệ quả khó tránh khỏi của bệnh viêm thanh quản mãn tính không được điều trị kịp thời và đúng cách. Bệnh lý này sẽ rất dễ chuyển biến nghiêm trọng khi không được can thiệp sớm.

u xơ thanh quản
U xơ thanh quản không phải là bệnh ác tính nhưng cần can thiệp sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

U xơ thanh quản là bệnh gì?

U xơ thanh quản là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng ở cả 2 bên dây thanh có sự xuất hiện của các khối u nhỏ với chân rộng, còn được gọi là hạt xơ. Các hạt xơ này có xu hướng mọc đối xứng ở 2 bên dây thanh với kích thước tương tự nhau.

Bệnh lý này thường là hệ quả của hiện tượng viêm thanh quản mãn tính không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Thống kê cho thấy rằng, bệnh u xơ thanh quản thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới.

Những người làm các công việc phải sử dụng giọng nói nhiều sẽ dễ mắc bệnh hơn. Trường hợp bị khàn tiếng họ vẫn phải sử dụng giọng nói do tính chất công việc. Điều này dễ làm phát sinh tình trạng viêm thanh quản và lâu dần các khối u sẽ có xu hướng xuất hiện.

Các khối u nhỏ sẽ khiến cho 2 dây thanh khép không kín và rung không đều. Từ đó sẽ gây ra các triệu chứng khàn tiếng hay mất tiếng. Tình trạng khản tiếng sẽ nặng hơn khi mắc chứng cảm lạnh hoặc la hét, nói nhiều. Lúc này, người bệnh cũng sẽ phát âm khó và khi nói nhanh dễ bị mệt.

Bệnh u xơ thanh quản có nguy hiểm không?

U xơ thanh quản mặc dù không phải là bệnh lý ác tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì các biến chứng nguy hiểm cũng có thể phát sinh. Phải kể đến như:

  • Mất giọng: Thường phát sinh khi các khối u lớn dần lên, lúc này tình trạng khản tiếng đã trở nên nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể bị mất giọng, không nói chuyện hay giao tiếp được.
  • Cổ họng sưng đau: Đây là vấn đề rất thường gặp khi bị u xơ thanh quản. Tình trạng đau sẽ rõ rệt hơn khi người bệnh nuốt thức ăn.
  • Biến chứng nguy hiểm khác: Làm tình trạng viêm thanh quản trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ gặp biến chứng đường thở, xuất huyết thanh quản…
u xơ thanh quản nguy hiểm không
Cần sớm thăm khám để điều trị ngăn ngừa vấn đề nguy hiểm phát sinh

Chẩn đoán u xơ thanh quản như thế nào?

Trước hết, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng mà người bệnh gặp phải để chẩn đoán tình hình. Một số câu hỏi liên quan sẽ được đặt ra:

  • Bạn bị khàn tiếng từ khi nào?
  • Triệu chứng khàn tiếng có diễn ra thường xuyên không?
  • Tiền sử bệnh lý về tai mũi họng, nhất là bệnh viêm thanh quản mãn tính?

Tiếp đến, bác sĩ sẽ tiến hành soi dây thanh nhằm xác định rõ chẩn đoán:

  • Cả 2 dây thanh thường sẽ xuất hiện các hạt xơ nhỏ màu trắng đục.
  • Xuất hiện 1 ít dịch nhầy chảy thành sợi và dính ở thanh môn ngay trên mặt dây thanh.

Phương pháp điều trị u xơ thanh quản

Tùy thuộc vào biểu hiện của triệu chứng và kết quả chẩn đoán mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các điều trị thích hợp. Đối với bệnh u xơ thanh quản thì có 2 các can thiệp chính:

1. Điều trị nội khoa

Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn các khối u nhưng có thể ức chế sự phát triển của chúng. Đồng thời giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Người bệnh thường sẽ được chỉ định thực hiện một số vấn đề sau:

  • Uống một số loại kháng sinh hay thuốc chống viêm
  • Súc miệng và cổ họng bằng dung dịch nước muối sinh lý
  • Hạn chế uống nước lạnh, rượu bia
  • Tránh tiếp xúc với khói thuốc hay hóa chất
  • Tránh sử dụng giọng nói quá mức
  • Uống nhiều nước hơn để đề phòng khô cổ họng
điều trị u xơ thanh quản
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng viêm để khắc phục tạm thời triệu chứng

Trường hợp được chỉ định dùng thuốc, người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ. Uống thuốc đúng liều lượng cũng như tần suất, không thay đổi kế hoạch dùng thuốc khi chưa nhận được yêu cầu từ bác sĩ.

2. Phẫu thuật

Trường hợp các khối u phát triển lớn thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc can thiệp phẫu thuật nội soi bóc tách. Bởi lúc này, nếu không can thiệp thì người bệnh có thể đứng trước nguy cơ mất giọng nói khi dây thay bị tổn thương nghiêm trọng.

Sau phẫu thuật cần nghiêm túc kiêng cữ, hạn chế nói trong một thời gian nhất định để dây thanh được phục hồi. Có thể sử dụng các thiết bị trợ âm để giúp khuếch đại tiếng nhằm hạn chế việc phải nói lớn.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý luyện âm theo hướng dẫn từ bác sĩ để nhanh chóng cải thiện chất lượng giọng nói. Đồng thời giúp cho thanh quản được phục hồi tốt hơn, dây thanh mềm mại và uyển chuyển hơn.

Có thể bạn quan tâm: Khó thở ở thanh quản là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng 14:05 - 19/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:49 - 08/02/2023
Chia sẻ:
viêm thanh quản mãn tính là gì Viêm thanh quản mãn tính có nguy hiểm không & cách điều trị

Viêm thanh quản mãn tính là tình trạng rất phổ biến gây khàn giọng hay mất giọng tạm thời. Nếu…

U nang thanh quản là gì, nguy hiểm không và cách điều trị

U nang thanh quản là sự xuất hiện khối u ở dây thanh khiến giọng nói bị thay đổi, ảnh…

viêm thanh quản cấp tính Viêm thanh quản cấp – Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm hộp giọng nói hoặc dây thanh âm ở dạng nhẹ, thường…

Thuốc đông y điều trị bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, ho

Thời tiết càng trở lạnh thì tỉ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng nói chung và viêm họng,…

Các dấu hiệu ung thư thanh quản giai đoạn đầu cần phát hiện sớm

Rất nhiều bệnh nhân khi phát hiện bản thân bị ung thư dây thanh quản khi bệnh đã di căn,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua