U nang thanh quản là gì, nguy hiểm không và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

U nang thanh quản là sự xuất hiện khối u ở dây thanh khiến giọng nói bị thay đổi, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh. Vậy u nang thanh quản có nguy hiểm không và điều trị ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

U nang thanh quản là một khối u chứa chất nhầy hoặc mũ nằm ở dây thanh quản
U nang thanh quản là một khối u chứa chất nhầy hoặc mũ nằm ở dây thanh quản

U nang thanh quản là gì?

Thanh quản là một bộ phận của đường hô hấp trên, có vai trò tạo ra âm thanh và giọng nói. Nếu hai dây thanh này bị viêm, phù nề hoặc xuất hiện khối u sẽ gây rối loạn phát âm như khàn tiếng, kho nói, mất tiếng,…

U nang thanh quản là sự hình thành khối u bên trong dây thanh quản. Các khối u này được bao bọc bên trong lớp màng màu trắng đục và bên trong chúng chứa chất nhầy hoặc mũ. Theo các chuyên gia, các khối u nang này được hình thành do sự tắc nghẽn các tuyến chất nhầy ở niêm mạc dây thanh khi không được đưa ra ngoài. 

Các u nang thanh quản này thường phát triển dưới niêm mạc và dọc theo chiều dài của dây thanh quản. Thông thường, bệnh hay xuất hiện ở những nam giới có độ tuổi từ 40 – 45 và hiện nay đang có dấu hiệu trẻ hóa, thường xuyên xuất hiện ở những người trẻ tuổi dưới 30 và phụ nữ.

Nguyên nhân và triệu chứng của u nang thanh quản

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây u nang thanh quản. Tuy nhiên, đa số u nang thường xuất hiện ở những trường hợp có dây thanh bị kích ứng quá mức, kéo dài và tình trạng viêm phù nề tái phát nhiều lần. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh u nang thanh quản, bạn nên tham khảo để có các biện pháp phòng tránh hiệu quả: 

  • Mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng, ho,…
  • Lạm dụng giọng nói trong thời gian dài, thói quen nói to hét lớn.
  • Thường xuyên sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia, thuốc lá.

Các triệu chứng thường gặp của u nang thanh quản là khản tiếng, có cảm giác như có dị vật trong họng. Tùy theo vị trí và kích thước của u nang thanh quản, mức độ khản tiếng của mỗi người bệnh sẽ có sự khác nhau. Khi phát hiện khối u bên trong thanh quản, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng và điều trị bệnh.

U nang thanh quản gây khàn tiếng và có cảm giác nuốt vướng ở cổ
U nang thanh quản gây khàn tiếng và có cảm giác nuốt vướng ở cổ

U nang thanh quản có nguy hiểm không?

Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của u nang thanh quản thường không rõ ràng, rất khó để nhận biết. Đa số các bệnh nhân được chẩn đoán u nang thanh quản đều đã bước vào giai đoạn muộn. Lúc này, bệnh đã ảnh hưởng đến giọng nói, gây ra cảm giác khàn tiếng, mệt mỏi và khó thở.

U nang thanh quản khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt và vướng ở cổ họng, gây khó khăn trong ăn uống, khiến cơ thể bị thiếu dưỡng chất, sụt cân. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ảnh hưởng đến giọng nói, nếu người bệnh nói dài và nhanh sẽ gây ho và đuối sức. Tuy nhiên, u nang thanh quản là căn bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khoẻ và không có khả năng biến chứng sang ung thư. 

Cách điều trị u nang thanh quản hiệu quả

Để thực hiện điều trị u nang thanh quản người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định rõ vị trí và kích thước của u để đưa ra phương pháp phù hợp. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên hạn chế nói để mang lại hiệu quả tốt nhất.

– Điều trị nội khoa

U nang thanh quản là căn bệnh có thể chữa khỏi ở giai đoạn sớm bằng phương pháp sử dụng thuốc. Đối với những trường hợp u nang có kích thước nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống viêm.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng và thuốc điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và kết quả điều trị.

U nang thanh quản nhẹ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và kháng viêm
U nang thanh quản trường hợp nhẹ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh và kháng viêm

– Điều trị ngoại khoa

Với trường hợp u nang thanh quản có kích thước lớn, khiến giọng nói của người bệnh bị ảnh hưởng và không đáp ứng phương pháp điều trị nội khoa, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ u nang dây thanh quản.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần hạn chế nói chuyện để thanh quản có thời gian phục hồi. Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện luyện âm để cải thiện chất lượng giọng nói.

Phẫu thuật cắt u nang thanh quản là phương pháp điều trị giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng nó sẽ có nhiều biến chứng không lường trước được như gây sẹo thanh quản, khản tiếng kéo dài rất khó phục hồi. Vì vậy, người bệnh cần phải cân nhắc kỹ, tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế những biến chứng sau phẫu thuật.

– Một số lưu ý sau phẫu thuật cắt u nang thanh quản

  • Hạn chế nói chuyện nhiều tránh làm ảnh hưởng đến vết thương
  • Không nên sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống quá nóng từ 24 – 48 giờ sau khi phẫu thuật
  • Trong bữa ăn nên sử dụng các dạng đồ ăn lỏng, dễ tiêu hóa và ít gia vị
  • Tuyệt đối không sử dụng đồ ăn cay nóng và chua sẽ gây kích ứng đến vết thương phẫu thuật.

Các biện pháp phòng tránh u nang thanh quản

Sau khi điều trị, bệnh u nang thanh quản vẫn có thể tái phát trở lại nếu người bệnh không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần có chế độ chăm sóc tốt sau phẫu thuật và chú ý những điều sau đây:

Súc họng bằng nước mối loãng mỗi ngày giúp phòng ngừa u nang thanh quản hiệu quả
Súc họng bằng nước mối loãng mỗi ngày giúp phòng ngừa u nang thanh quản hiệu quả
  • Thường xuyên súc nước muối để vệ sinh vùng họng sạch sẽ, loại bỏ các loại vi khuẩn gây hại đến thực quản. Đánh răng 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối.
  • Khi thời tiết có dấu hiệu chuyển lạnh, nên có các biện pháp để bảo vệ vùng cổ họng như mặc áo ấm cao cổ, dùng khăn choàng cổ,…
  • Nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và chứa chất kích thích, đây là nhóm thực phẩm có hại cho sức khỏe và có thể gây tổn thương cho thanh quản.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tăng cường sử dụng loại rau xanh và trái cây tươi để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao thể lực, tăng cường sức đề kháng và chống lại các tác nhân gây hại.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ ăn chế biến sẵn,… gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và dễ gây kích ứng lên thanh quản.
  • Khi mắc phải các căn bệnh cấp tính về đường hô hấp hoặc thanh quản thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được phác đồ điều trị dứt điểm. Tránh để lâu bệnh chuyển biến sang mãn tính làm gia tăng nguy cơ hình thành các u nang thanh quản.

U nang thanh quản là một căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến giọng nói và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy người bệnh không nên chủ quan, nếu thấy vòm họng có những dấu hiệu bất thường hãy đi khám và điều trị nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:02 - 31/05/2023 - Cập nhật lúc: 19:26 - 01/06/2023
Chia sẻ:
viêm thanh quản cấp tính Viêm thanh quản cấp – Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm hộp giọng nói hoặc dây thanh âm ở dạng nhẹ, thường…
Thuốc đông y điều trị bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản, ho
Thời tiết càng trở lạnh thì tỉ lệ mắc các bệnh về tai mũi họng nói chung và viêm họng,…
Thoát khỏi bệnh chàm dai dẳng nhờ chọn đúng phương pháp điều trị
Hơn 20% dân số bị chàm da, trong đó tỷ lệ trẻ em chiếm 60%, 30% bệnh nhân bị kéo…
Người bệnh thăm khám tại Trung tâm Thuốc dân tộc Chàm – Eczema dai dẳng đến mấy cũng khỏi nhờ bài thuốc Đông y này! [Kiểm chứng bởi hàng nghìn bệnh nhân]
Bệnh chàm bùng phát do yếu tố cơ địa người bệnh đồng thời do tiếp xúc với các tác nhân…
U nang thanh quản là gì, nguy hiểm không và cách điều trị

U nang thanh quản là sự xuất hiện khối u ở dây thanh khiến giọng nói bị thay đổi, ảnh…

Viêm thanh quản kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh là thắc mắc chung của nhiều người Bị viêm thanh quản kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt?

Viêm thanh quản là tình trạng dây thanh quản, nơi phát ra âm thanh của họng bị tổn thương do…

Thanh quản là bộ phận mang nhiệm vụ tạo ra âm thanh, dẫn truyền hơi thở. Thanh quản là gì, nằm ở đâu? Giải phẫu cấu tạo

Thanh quản là bộ phận có chức năng phát âm và dẫn truyền hơi thở của con người. Thanh quản…

u xơ thanh quản U xơ thanh quản là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

U xơ thanh quản được cho là hệ quả khó tránh khỏi của bệnh viêm thanh quản mãn tính không…

Polyp thanh quản là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Polyp thanh quản là căn bệnh ảnh hưởng đến giọng nói, khiến người bệnh bị khàn giọng, mất tiếng gây…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua