Viêm Môi Cơ Địa Là Gì? Dấu Hiệu và Cách Chữa Trị

Viêm môi cơ địa là hiện tượng da môi sưng đỏ, khô ráp, bong tróc và thậm chí vùng da xung quanh môi cũng rất khô và bong vảy. Nếu bệnh diễn tiến nặng có thể gây nứt nẻ, chảy máu làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, nói chuyện và vệ sinh răng miệng của người bệnh. Viêm da cơ địa ở môi nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại một số biến chứng rủi ro khó lường.

Viêm môi cơ địa là gì?
Viêm môi cơ địa là bệnh lý dị ứng ngoài da và có tính chất không quá nghiêm trọng. Đây là tình trạng trên môi xuất hiện những tổn thương kéo dài, lây lan nhanh chóng, thường xuyên tái phát khó kiểm soát. Các chuyên gia cho biết viêm môi cơ địa tương tự như những dạng viêm da cơ địa khác, diễn tiến của bệnh rất phức tạp. Nếu bệnh không được kiểm soát kịp thời, can thiệp đúng cách thì người bệnh sẽ phải chung sống với bệnh cả đời.
Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị, can thiệp sớm có thể làm lây lan khắp cơ thể cũng như để lại một số biến chứng rủi ro ngoài ý muốn. Chẳng hạn như bội nhiễm, nhiễm trùng da, viêm kết mạc dị ứng, tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, đối với trẻ sơ sinh sẽ làm trẻ chậm phát triển…
Dấu hiệu nhận biết viêm môi cơ địa
Mặc dù phạm vi ảnh hưởng của viêm môi cơ địa nhỏ hơn rất nhiều so với các vị trí khác nhưng những dấu hiệu của bệnh vẫn được thể hiện rất rõ ràng. Chẳng hạn như:

- Da môi khô ráp, căng cứng và đau nhức
Người bệnh luôn có cảm giác môi khô căng và đau rát, thậm chí khô đến mức da tự nứt nẻ ra, tạo thành các rãnh môi và chảy máu. Khi dùng tay sờ vào cảm nhận được sự khô cứng rõ rệt, da môi rất thô ráp và không mịn màng như làn da lúc khỏe mạnh bình thường. Dấu hiệu này rất đặc trưng nên thường dễ bị nhầm lẫn với tình trạng khô môi do thời tiết lạnh, hanh khô.
- Xuất hiện các đốm mụn nước li ti
Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của hầu hết các bệnh lý viêm da cơ địa. Đối với người bị viêm môi cơ địa trên da môi sẽ xuất hiện những đốm mụn nước li ti, chứa dịch bên trong và dễ vỡ, thậm chí gây lở loét da môi gây đau nhức, khó chịu.
Tình trạng này còn kéo theo bong tróc và viêm trợt loét da mỗi khi người bệnh ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Dịch viêm trong mụn trào ra khi bị vỡ gây ngứa và dễ dàng lây lan sang những vùng da khỏe mạnh khác và gây bệnh.
- Da môi đóng vảy, dễ bong tróc
Sau khi các đốm mụn vỡ ra, dịch giảm đi sẽ để lại một lớp vảy tiết cứng, khô ráp và hơi bong lên. Lúc này, nếu người bệnh dùng tay gỡ mảng da này ra sẽ dễ bị chảy máu, đau rát. Vì vậy, hãy để lớp vảy này bong ra một cách tự nhiên, kết hợp dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm, giảm khô.

- Gây ngứa ngáy dữ dội
Người bệnh viêm môi cơ địa thường xuyên phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy dữ dội. Đây là hậu quả của việc không chăm sóc kỹ lưỡng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công, ngăn chặn sự phục hồi và gây ngứa. Cơn ngứa môi rất khó chịu và khiến người bệnh phải dùng tay để gãi, tuy nhiên gãi mạnh không những không giúp giảm ngứa mà còn khiến tình trạng bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.
- Vùng miệng căng cứng, khó cử động
Đến một thời điểm nhất định, các triệu chứng bùng phát dữ dội sẽ kéo theo tình trạng người bệnh khó có thể mở miệng rộng. Vì khi thực hiện hành động này bề mặt da môi sẽ rất đau, thậm chí nứt nẻ ra, bong tróc vảy và chảy máu. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, nhất là khi ăn đồ cay, nóng dễ gây rát buốt.
- Một số dấu hiệu khác
Một vài trường hợp viêm môi cơ địa còn khiến môi ửng đỏ, sưng tấy, có cảm giác căng tức giống như bị phù nề rất khó chịu. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn bội nhiễm còn khiến cho khu vực xung quanh môi mưng mủ, lở loét.
Phân loại và nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở môi
Các chuyên gia cho biết, y học ghi nhận rất nhiều dạng viêm môi cơ địa khác nhau và mỗi dạng bệnh lại bắt nguồn từ các nguyên nhân riêng biệt. Cụ thể như sau:
1. Thể chàm ở môi (Eczematous Cheilitis)
Đây là hiện tượng viêm nhiễm vùng da môi, đặc trưng với một số triệu chứng như sưng tấy, nổi mụn nước, da khô ráp, đóng vảy, bong tróc, nứt nẻ… kèm theo đau rát, ngứa viền môi, đau đớn… Nguyên nhân gây bệnh chàm môi thường bắt nguồn từ:
- Nguyên nhân nội sinh: do viêm da cơ địa lây lan, bệnh hen suyễn, bệnh chàm…
- Nguyên nhân ngoại sinh: do tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, chất kích ứng trong hóa chất, mỹ phẩm, dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết, thiếu hụt dưỡng chất (sắt, kẽm, vitamin B), rối loạn hormone, tâm lý căng thẳng…
2. Thể viêm môi tiếp xúc (Contact Cheilitis)
Đây là tình trạng da môi bị kích ứng do tiếp xúc trực tiếp với một số chất dị ứng hay kích thích gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên môi. Có thể kể đến như:

- Đối với trẻ em: Tiếp xúc với các chất tạo mùi tổng hợp, Nickel 42%, balsam of peru, Neomycin, Formaldehyde, Cobalt dichloride, propyolene glycol…
- Đối với người lớn: Sử dụng son môi, son dưỡng hay kem chống nắng cho môi có chứa chất benzophenone, sơn móng tay, nhựa latex, dị ứng kem đánh răng, nước súc miệng, tăm chỉ nha khoa, các loại dụng cụ nha khoa hay dụng cụ âm nhạc như sáo, kèn…
3. Thể viêm môi ánh sáng (Actinic Cheilitis)
Đây là thể bệnh viêm môi cơ địa xảy ra do da môi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gây tổn thương lớp mô ngoài. Thể bệnh này là một dạng tổn thương loạn sản, tiền ung thư và có nguy cơ phát triển thành ung thư da. Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm môi ánh sáng như:
- Người phơi nắng quá lâu và thường xuyên;
- Người có tính chất công việc phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều (nông dân, thủy thủ, nhân viên cứu hộ…);
- Người thuốc thuốc lá hoặc nhai trầu khiến môi nhạy cảm với ánh sáng mặt trời;
- Người mắc các bệnh rối loạn miễn dịch, uống nhiều rượu hoặc nhiễm HPV…
4. Thể viêm môi nhiễm trùng (Infective Cheilitis)
Đây cũng là một trong những dạng viêm môi cơ địa phổ biến được hình thành do các nguyên nhân sau:
- Nhiễm virus: như HPV, HSV, variscella zoster virus;
- Nhiễm vi khuẩn: Do các vấn đề về răng miệng, nhiễm trùng răng nướu…
- Nhiễm ký sinh trùng leishmania.
5. Thể viêm môi vùng mép (Angular Chelitis)
Đây là một dạng viêm da môi cơ địa cấp hoặc mãn tính, đặc trưng với dấu hiệu xuất hiện các mép góc miệng bị nứt nẻ, nổi mụn nước ở môi, chảy dịch, viêm đỏ… gây đau đớn. Nếu không được điều trị sẽ rất dễ nhiễm trùng. Một số nguyên nhân gây viêm môi vùng mép như:
- Do nhiễm nấm Candida, liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng, nấm men, herpes simplex virus…
- Do suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh Down, bệnh tiểu đường, thiếu máu, bệnh viêm nướu răng, đang tiến hành hóa trị liệu, mang răng giả sai cách, ăn uống thiếu chất…
6. Viêm môi bong vảy (Exfoliative Cheilitis)
Thể bệnh viêm môi cơ địa này khá phổ biến, đây là tình trạng môi bị tổn thương, bong vảy và không lan sang các vùng khác. Tuy nhiên, nếu không can thiệp sẽ khiến da môi khô nứt nẻ, chảy máu và ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân gây viêm môi bong vảy như:
- Do mắc một số bệnh về da như viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da dầu, da môi mẫn cảm do sử dụng Retinoid, có thói quen liếm môi…
- Do dị ứng với một số chất trong kem đánh răng, son môi, son dưỡng, sơn móng tay, nước súc miệng, bọt cạo râu…
7. Một số thể bệnh viêm môi cơ địa khác
- Viêm môi xâm nhập tương bào (Plasma Cell Cheilitis): Hiếm gặp, tự phát, lành tính và không rõ nguyên nhân.
- Viêm môi dạng u hạt (Cheilitis Granulomatosa): Thường gặp ở môi dưới, là phản ứng u hại không nhiễm trùng.
- Sẩn ngứa do ánh nắng (Actinic Prurigo).
- Cheilitis glandularis là thể viêm môi mạn tính khá hiếm gặp do viêm tuyến nước bọt nhỏ của môi dưới.
- Viêm môi dị ứng do thuốc.
Bệnh viêm môi cơ địa có nguy hiểm không? Có lây không?
Viêm môi cơ địa là bệnh da liễu thông thường, mức độ nguy hiểm không cao và không đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn bệnh bùng phát lại gây ra rất nhiều phiền toái, khó chịu và gây cản trở một số sinh hoạt của người bệnh. Bên cạnh đó, những trường hợp chủ quan lơ là không điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng đáng lo ngại, phổ biến nhất là nhiễm trùng da khiến người bệnh chịu nhiều đau đớn trong suốt thời gian dài.
Thậm chí, nếu chữa trị không thành công có thể khiến da môi bị hoại tử, viêm nhiễm lan rộng khắp môi và lan sang các vùng da xung quanh gây mất thẩm mỹ. Các sinh hoạt như ăn uống, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý về răng miệng.
Nhiều người thường thắc mắc viêm môi cơ địa có lây hay không thì câu trả lời là không. Căn bệnh này không có khả năng lây truyền từ người sang người vì đây chỉ là căn bệnh nhiễm trùng ngoài da. Tuy nhiên, những tổn thương tại môi nếu bị viêm nhiễm có thể lan nhanh chóng từ vùng da này sang vùng da khác trên cùng một đối tượng nếu không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách.
Các cách điều trị viêm môi cơ địa hiệu quả
Vì môi là bộ phận nằm ở vị trí khá nhạy cảm, thường xuyên phải tiếp xúc với đồ ăn, thức uống và các dị nguyên từ môi trường bên ngoài nên việc điều trị thường rất khó , mất nhiều thời gian. Thông thường, để điều trị viêm môi cơ địa bác sĩ sẽ dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và chỉ định áp dụng phương pháp phù hợp.
1. Dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ
Với những người bị viêm môi cơ địa mức độ trung bình và nặng, thể bệnh viêm môi nguy hiểm và có tổn thương tại môi nghiêm trọng sẽ được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc Tây. Thuốc được dùng chủ yếu là dạng bôi và dạng uống, lưu ý cần hết sức thận trọng khi sử dụng vì da môi là vùng da rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng dưới sự tác động của các loại hóa chất.

- Thuốc bôi chứa corticoid: Người bị viêm môi cơ địa nặng, có dấu hiệu bội nhiễm cần sử dụng nhóm kem bôi viêm da cơ địa chứa corticoid để giảm viêm, chống nhiễm trùng. Điển hình như Hydrocortisone acetat, Clobetasol…
- Thuốc ức chế calcineurin: Loại thuốc này thường được cân nhắc chỉ định sử dụng trong những trường hợp dùng thuốc Corticoid không hiệu quả, các tổn thương trên môi không thuyên giảm sau một thời gian sử dụng. So với thuốc corticoid thì thuốc ức chế calcineurin ít gây tác dụng phụ hơn, ưu điểm là không gây teo da, bào mòn hay làm mỏng da.
- Thuốc mỡ, kem bôi hoặc thuốc kháng sinh chống nấm bôi ngoài da: Chỉ những người bị viêm môi cơ địa nặng bị bội nhiễm mới được sử dụng nhóm thuốc này. Thuốc này đem lại hiệu quả tốt trong việc chống viêm, kháng khuẩn do vỡ mụn nước hoặc nhiễm trùng da môi.
- Thuốc kháng histamine: Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc kháng histamine phù hợp như Desloratadin, Loratadin, Cetirizin… Nhóm thuốc này có tác dụng giảm hình thành mủ dịch ở môi, giảm ngứa đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
- Thuốc chống viêm: Thuốc này được điều chế dưới dạng uống giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm, ngăn ngừa bội nhiễm và giảm ngứa hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh dạng uống: Tương tự như dạng bôi, kháng sinh dạng uống có tác dụng chống nhiễm trùng nhưng có tác dụng mạnh hơn và chỉ được dùng trong những trường hợp bị bệnh nặng. Một số loại thuốc phổ biến như Tetracycline, Minocycline, Doxycycline hoặc Isotretinoin…
- Viên uống vitamin: Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho môi như vitamin B2, B3 (vitamin PP), B6, C, A… là điều cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị viêm môi cơ địa. Vì chúng không chỉ giúp bạn nhanh chóng lấy lại làn da môi khỏe mạnh mà còn thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục da môi.
Lưu ý: Các loại thuốc trị viêm môi cơ địa dù đem lại hiệu quả điều trị cao và nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Do đó, người bệnh chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối liều dùng để đạt được hiệu quả cao, hạn chế tác dụng phụ tối đa.
2. Chữa viêm môi cơ địa theo Đông y
Theo các chuyên gia da liễu hàng đầu, viêm môi cơ địa cũng tương tự như những dạng bệnh viêm da cơ địa ở các vị trí khác, xảy ra do xuất phát từ những rối loạn bên trong cơ thể cộng với các yếu tố như ngoại tà, hàn nhiệt xâm nhập. Tình trạng này kéo theo sự suy yếu chức năng gan, thận, dẫn đến mất cân bằng khí huyết, suy giảm hệ miễn dịch, từ đó làm giảm chức năng của làn da và xuất hiện các triệu chứng như sưng viêm, nóng rát, da khô bong tróc vảy, hình thành mụn mủ…

Theo Đông y, dựa vào cơ chế hình thành bệnh mà việc điều trị viêm môi cơ địa chủ yếu tập trung vào tác động điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, cải thiện và phục hồi chức năng sinh lý của môi bằng những loại dược liệu quý, đem lại hiệu quả cao và an toàn, lành tính không gây tác dụng phụ cho cơ thể.
Đối với điều trị viêm môi cơ địa, các bài thuốc Đông y được bào chế rất đa dạng gồm 3 dạng chính sau:
- Thuốc uống: Đây là những thang thuốc với sự kết hợp của nhiều loại dược liệu. Người bệnh chỉ cần sắc lên lấy nước thuốc uống trực tiếp. Kiên trì sử dụng sẽ giúp thanh lọc, giải độc cơ thể và phục hồi sức khỏe.
- Thuốc ngâm: Sự kết hợp của những loại dược liệu có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn khi nấu thành nước ngâm sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy và hạn chế sự lây lan.
- Kem bôi ngoài da: Điển hình là một số loại kem hoặc cao chiết xuất từ thảo dược Đông y nhằm cải thiện triệu chứng, kích thích sự tái tạo biểu bì môi và làm lành vết thương.
Tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc điều trị bệnh viêm môi cơ địa trong Đông y, đội ngũ bác sĩ nghiên cứu tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã phối chế hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Bài thuốc được VTV2 đưa tin giới thiệu là giải pháp “vàng” cho bệnh nhân viêm da cơ địa hiện nay.
Thanh bì Dưỡng can thang chữa viêm môi cơ địa TỪ GỐC, lành tính, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ Thanh bì Dưỡng can thang kế thừa hàng chục bài thuốc cổ phương quý giá. Trong đó, nền tảng là bài Trợ tạng bì của Hải Thượng Lãn Ông và bài thuốc chữa viêm da bí truyền của người Tày. Bài thuốc được nghiên cứu, làm mới, phù hợp với thể bệnh viêm môi cơ địa và thể trạng của người Việt hiện thời. Chi tiết nguồn gốc bài thuốc: Kế thừa y lý trị bệnh của Y học cổ truyền, Thanh bì Dưỡng can thang kết hợp 3 chế phẩm UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA đem lại hiệu quả vượt trội:
Bên cạnh đó, bài thuốc còn có nhiều ưu điểm nổi bật:
Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã đưa tin giới thiệu Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp hoàn chỉnh cho bệnh nhân viêm da cơ địa. Mời bạn đọc xem chi tiết chương trình TẠI ĐÂY. Đông đảo bệnh nhân sau khi sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang đã gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc những phản hồi tích cực: Mọi thắc mắc về bài thuốc, vui lòng liên hệ với bác sĩ của Trung tâm để được ưu tiên tư vấn: |
Để biết được tình trạng bệnh của bản thân nên áp dụng dạng thuốc nào, tốt nhất người bệnh nên chủ động đến các phòng khám, nhà thuốc Đông y lớn để được thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng về lộ trình điều trị.
3. Chữa viêm môi cơ địa tại nhà
Bên cạnh các biện pháp điều trị chuyên sâu, người bệnh cũng có thể chủ động áp dụng một số cách đơn giản tại nhà để cải thiện triệu chứng, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị. Thử tham khảo áp dụng ngay một vài cách sau đây:
Dưỡng ẩm kỹ cho môi
Da môi của người bị viêm da cơ địa thường rất khô, mất nước do hàng rào bảo vệ tự nhiên đã bị phá hủy. Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác môi khô khốc, căng cứng và đau nhức. Và để cải thiện tình trạng này, hãy tập trung dưỡng ẩm cho môi bằng cách sử dụng các sản phẩm dưỡng môi. Ưu tiên chọn lựa các sản phẩm dưỡng môi chiết xuất từ thành phần tự nhiên lành tính, nguồn gốc thực vật để đảm bảo an toàn, tránh gây kích ứng.

Một vài loại kem dưỡng ẩm môi hiệu quả được các chuyên gia da liễu khuyên dùng như Vaseline, Bioderma, Avene, Tramcinolon, Clobetason… Các loại này không chỉ có khả năng dưỡng ẩm đơn thuần mà còn chứa thành phần kẽm oxyd giúp duy trì độ ẩm lâu dài và hạn chế tình trạng khô, bong tróc da môi.
Ngoài sử dụng các sản phẩm chuyên biệt, người bệnh cũng nên uống nước nhiều hơn, ăn nhiều rau xanh, trái cây… để giúp vùng da môi mềm mại hơn, giảm khô căng và bớt khó chịu.
XEM NGAY: Hành trình gian truân của ông bố đi tìm liệu pháp điều trị viêm da cơ địa cho con
Chườm lạnh giảm ngứa, sưng viêm
Đôi môi bị viêm dị ứng cơ địa đặc trưng với tình trạng da đỏ ửng, sưng tấy, ngứa ngáy và đau rát… Trong giai đoạn đầu, mức độ triệu chứng thường chưa quá nghiêm trọng, nên người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng mẹo chườm lạnh để làm giảm triệu chứng tức thì. Nhiệt độ lạnh của đá có khả năng làm co mạch, ức chế tuần hoàn máu đến đây, hạn chế sự phình to của mao mạch, từ đó giảm sưng đỏ rõ rệt.
Cách thực hiện
- Dùng một chiếc khăn sạch bọc viên đá lạnh vào trong.
- Đặt lên môi một miếng băng gạc y tế và tiến hành chườm thông qua miếng gạc này. Hoặc bạn cũng có thể làm lạnh miếng gạc này trong tủ lạnh rồi đắp trực tiếp lên môi.
- Thực hiện cách này bất kỳ lúc nào cảm thấy ngứa ngáy khó chịu để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Dùng dầu dừa chữa viêm môi cơ địa
Dầu dừa là sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp tuyệt vời được nhiều người yêu thích, đặc biệt là chị em phụ nữ. Trong dầu dừa có chứa những thành phần hoạt chất tự nhiên giúp dưỡng ẩm sâu, cung cấp các dưỡng chất, vitamin cần thiết giúp kích thích sự phục hồi tái tạo tế bào da mới khỏe mạnh. Đồng thời, giảm ngứa, đau rát do viêm da cơ địa tại môi. Nhiều chị em sử dụng dầu dừa còn giúp dưỡng đôi môi trở nên hồng hào, căng mịn và mềm mại.
Hướng dẫn bôi dầu dừa cho môi đúng cách:
- Vệ sinh sát trùng da môi bằng nước muối sinh lý và thấm khô.
- Có thể dùng tay (đã rửa với xà phòng diệt khuẩn) hoặc dùng tăm bông thấm vào dầu dừa và thoa lên toàn bộ vùng môi bị viêm.
- Vừa bôi vừa kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu sâu hơn.
- Đợi khoảng 60 phút để môi khô tự nhiên, sau đó các cảm giác ngứa ngáy hay đau rát sẽ thuyên giảm, người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Lưu ý người bệnh nên tìm mua dầu dừa nguyên chất tại những cửa hàng uy tín hoặc tự tách chiết dầu dừa tại nhà để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Chữa viêm môi cơ địa bằng gel nha đam tươi
Nha đam (lô hội) từ lâu được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là làn da. Trong nha đam chứa nhiều thành phần, vitamin, khoáng chất có khả năng chống viêm, sát khuẩn nhẹ và dưỡng ẩm, cải thiện các triệu chứng viêm da hiệu quả nhưng không gây teo da.

Cách sử dụng:
- Chuẩn bị một nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ và rửa sạch lớp mủ nhựa vàng bên ngoài.
- Phần thịt nha đam cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
- Dùng nha đam đã xay bôi trực tiếp lên da môi, massage nhẹ nhàng để các tinh chất trong nha đam thấm sâu vào da.
- Lưu ý, trước khi bôi nha đam lên môi người bệnh cần thử lên tay trước để phòng hợp bị kích ứng da. Ngoài ra, chỉ được bôi khi môi đã được sát khuẩn trước bằng nước muối sinh lý.
Dùng lá trầu không chữa viêm môi cơ địa
Lá trầu không nổi tiếng với công dụng chữa được hầu hết các bệnh lý viêm da mức độ nhẹ trong đó có cả viêm môi cơ địa. Trong lá trầu không chứa nhiều hoạt chất có khả năng tiêu viêm, diệt khuẩn, cải thiện rõ rệt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da môi sau vài lần sử dụng.
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 5 lá trầu không tươi, rửa sạch cùng với nước muối loãng rồi vớt để ráo.
- Cho lá vào cối giã nhuyễn cùng vài hạt muối.
- Vắt lấy nước cốt lá trầu không, bỏ bã, sau đó dùng tăm bông thấm nước cốt bôi trực tiếp lên da.
- Lưu ý cần sát khuẩn da môi bằng nước muối sinh lý trước khi bôi nước cốt lá trầu không để tránh gây viêm nhiễm.
- Kiên trì thực hiện ít nhất 1 lần/ ngày và áp dụng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Mẹo dùng lá ổi chữa viêm da cơ địa ở môi
Tương tự như những loại dược liệu tự nhiên khác, lá ổi cũng có đặc tính chống viêm, diệt khuẩn và cải thiện các triệu chứng viêm môi cơ địa hiệu quả. Các hoạt chất trong lá ổi còn giúp làm giảm khả năng tiết dịch, làm khô bề mặt viêm da môi, không còn bị ướt và đóng vảy nữa.
Cách thực hiện
- Dùng khoảng 100g lá ổi tươi, không sâu rầy, mang đi rửa sạch và ngâm trong thau nước muối pha loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Giã nhuyễn lá ổi cùng vài hạt muối biển và vắt lấy nước cốt, bỏ bã.
- Vệ sinh da môi bằng nước muối sinh lý, thấm khô rồi dùng tăm bông thoa đều lên môi.
- Để da môi nghỉ khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Cách chăm sóc và phòng tránh bệnh viêm da cơ địa ở môi
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh viêm môi cơ địa cũng cần chủ động áp dụng các biện pháp chăm sóc để duy trì hiệu quả dài lâu và phòng ngừa tái phát. Vì các chuyên gia khẳng định viêm môi cơ địa là căn bệnh mãn tính rất dai dẳng, có thể tái phát bất kỳ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi.

Do đó, ngay từ bây giờ hãy điều chỉnh những thói quen hằng ngày để phòng ngừa bệnh hiệu quả:
- Vệ sinh da môi hằng ngày bằng nước muối sinh lý, đặc biệt tẩy tế bảo chết cho môi 2 – 3 lần/ tuần bằng các sản phẩm an toàn, lành tính.
- Dưỡng ẩm môi đều đặn thường xuyên, đặc biệt ở những người có cơ địa da môi khô bẩm sinh. Chú ý chọn lựa những thương hiệu sản phẩm dưỡng môi chất lượng để đem lại hiệu quả cao.
- Từ bỏ thói quen đưa tay lên môi sờ, bóc da môi khi khô vì rất dễ làm tổn thương da, nứt nẻ, chảy máu… Tình trạng này càng tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công xâm nhập và phát triển thành bệnh.
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho da môi như A, C, B2, B6, B3… thông qua các loại rau củ quả, trái cây tươi…
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, đồ uống có gas.. để giảm thiểu kích ứng cho da môi.
- Che chắn cẩn thận khi ra ngoài hoặc phải tiếp xúc với môi trường có nhiều dị nguyên, không để da môi tiếp xúc với phấn hoa, bụi bẩn, lông chó mèo, hóa chất độc hại…
- Tập luyện thể thao hằng ngày, tránh stress kéo dài và nghỉ ngơi đủ để nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại các mầm mống gây bệnh.
Viêm môi cơ địa là căn bệnh rất nhiều người gặp phải và gần như không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Người bệnh chỉ có thể điều trị triệu chứng, phòng ngừa tái phát và học cách chung sống với nó. Hãy theo dõi sát sao tình trạng bệnh, nếu có bất kỳ điều gì bất thường hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bằng phác đồ phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Xem thêm
Bình luận (1)

Chào bác si em bị viêm môi vai năm nay bác si có cách nào chữa rất điểm k ạ