Trào ngược dạ dày khi ngủ (vào ban đêm) và cách trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trào ngược dạ dày khi ngủ vào ban đêm có thể gây viêm họng, viêm amidan, Barrett thực quản, loét thực quản và tăng nguy cơ ung thư. Để điều trị và phòng ngừa tình trạng này, cần thay đổi thói quen ăn uống, tư thế ngủ và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trào ngược dạ dày khi ngủ
Trào ngược dạ dày khi ngủ vào ban đêm do những nguyên nhân nào? Làm sao khắc phục?

Nguyên nhân khiến dạ dày trào ngược khi ngủ

Trào ngược dạ dày là hội chứng thường gặp ở người trưởng thành – đặc biệt là người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, căng thẳng thần kinh và có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh.

Hội chứng này xảy ra khi dịch vị dạ dày bài tiết quá mức, dẫn đến hiện tượng axit dư thừa trào ngược lên thực quản và một số cơ quan hô hấp trên như cổ họng, thanh quản,…

Trào ngược dạ dày vào ban đêm
Tư thế ngủ là nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng trào ngược dạ dày vào ban đêm

Thông thường trào ngược dạ dày xảy ra sau khi ăn no. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể xảy ra vào ban đêm (đặc biệt là khi ngủ) do những nguyên nhân sau:

  • Tư thế ngủ: Khi nằm, dạ dày và thực quản thường nằm ngang bằng nhau. Vì vậy axit dịch vị dễ dàng trào ngược lên thực quản và gây ra các triệu chứng khó chịu.
  • Do dịch vị tiết ra quá nhiều: Người có dịch vị dạ dày tiết ra quá nhiều dễ bị trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ.
  • Stress: Stress là một trong những yếu tố kích thích dịch vị trào ngược vào ban đêm. Khi hệ thần kinh căng thẳng, dạ dày thường có xu hướng co bóp nhiều hơn bình thường. Hoạt động này vô tình đẩy dịch vị lên thực quản và các cơ quan hô hấp trên.
  • Ăn khuya: Ăn khuya hoặc ăn quá sát giờ ngủ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng trào ngược dạ dày khi ngủ. Khi thu nạp thức ăn, dạ dày buộc phải tiết dịch vị và co bóp mạnh để tiêu hóa. Hoạt động này tạo áp lực lên van tâm vị dạ dày khiến dịch vị có xu hướng trào ngược lên cổ họng và thực quản.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra trào ngược dạ dày khi ngủ còn có thể là hệ quả do mang thai, ăn quá nhiều thực phẩm có vị chua, thường xuyên uống nước ngọt có gas, hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia.

Nhận biết trào ngược dạ dày vào ban đêm

Trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể làm phát sinh các triệu chứng sau:

Trào ngược dạ dày vào ban đêm
Trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể gây khó ngủ, mất ngủ, thở khò khè và đau rát thượng vị

Trường hợp 1: Triệu chứng xảy ra trong khi ngủ

  • Đau tức ngực
  • Khó thở, thở khò khè
  • Nóng rát dạ dày, thực quản
  • Mất ngủ, khó ngủ và dễ tỉnh giấc
  • Ho nhiều
  • Buồn nôn và nôn mửa

Trường hợp 2: Triệu chứng xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy

  • Nôn khan và buồn nôn (đặc biệt là khi đánh răng)
  • Đắng miệng, hôi miệng do dịch vị dạ dày trào ngược lên cổ họng
  • Mất tiếng, khàn giọng
  • Đờm ứ nhiều ở cổ họng

Bạn có thể gặp 1 trong 2 trường hợp trên hoặc có thể gặp đồng thời cả 2 trường hợp.

Trào ngược dạ dày khi ngủ có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp và có tiến triển mãn tính. Mặc dù không thể điều trị dứt điểm nhưng các triệu chứng của bệnh đều có dấu hiệu thuyên giảm nếu tiến hành chăm sóc và điều trị.

Tuy nhiên với trường hợp trào ngược dạ dày xảy ra vào ban đêm, bạn có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng nếu không kịp thời khắc phục.

Trào ngược dạ dày khi ngủ
Trào ngược dạ dày khi ngủ kéo dài có thể gây viêm họng, viêm thực quản và tăng nguy cơ ung thư

Một số biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản khi ngủ:

  • Dịch vị dạ dày trào ngược thường xuyên có thể gây khàn giọng, mất tiếng và dẫn đến bệnh viêm họng, viêm amidan và viêm thanh quản mãn tính.
  • Một số trường hợp dịch vị có thể ăn mòn thực quản và gây ra các vấn đề như viêm thực quản, hẹp thực quản, loét thực quản, Barrett thực quản và ung thư thực quản.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm ở đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm khí quản,…
  • Trào ngược dạ dày xảy ra vào ban đêm còn gây đau thắt ngực, ngưng thở khi ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Điều trị trào ngược dạ dày khi ngủ bằng cách nào?

Để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày khi ngủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

1. Sử dụng thuốc

Trào ngược dạ dày vào ban đêm có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, tăng nguy cơ suy nhược cơ thể, dẫn đến các biến chứng ở thực quản và cơ quan hô hấp trên. Do đó trong trường hợp này, bạn buộc phải sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trào ngược dạ dày khi ngủ
Kiểm soát trào ngược dạ dày khi ngủ bằng thuốc PPI, thuốc kháng histamine H2, kháng sinh,…

Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày vào ban đêm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): PPI là nhóm thuốc có tác dụng ức chế sản sinh dịch vị ở dạ dày, từ đó làm giảm nguy cơ trào ngược thực quản và ngăn chặn các triệu chứng như ợ hơi, khàn tiếng, đau họng, hôi miệng,… PPI thường được sử dụng với liều dùng 20 – 40mg/ 1 lần/ ngày trong khoảng vài tuần.
  • Thuốc antacid (thuốc kháng acid): Nhóm thuốc này thường được sử dụng phối hợp với PPI nhằm làm giảm các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc kháng histamine H2: Thuốc kháng histamine H2 có tác dụng tương tự PPI. Tuy nhiên do PPI có khả năng tăng nguy cơ loãng xương và hạ magie huyết nên nhóm thuốc này có thể được sử dụng thay thế trong một số trường hợp cần thiết.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp trào ngược dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh kèm theo các loại thuốc nói trên. Kháng sinh thường được sử dụng liên tục từ 10 – 15 ngày.

Khi dùng thuốc ức chế bài tiết dịch vị, bạn có thể dễ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Vì vậy nên bổ sung thêm lợi khuẩn bằng các thực phẩm lành mạnh như sữa chua, rau xanh và uống nhiều nước để hạn chế các tác dụng không mong muốn.

2. Biện pháp điều trị không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị sau:

Trào ngược dạ dày khi ngủ
Kê đầu cao khi ngủ là biện pháp giúp làm giảm hiện tượng trào ngược axit dạ dày
  • Kiểm soát cân nặng: Thừa cân – béo phì có thể làm tăng áp lực lên dạ dày và thúc đẩy hoạt động trào ngược axit lên thực quản. Do đó bạn nên thay đổi chế độ ăn và tích cực tập thể dục để duy trì cân nặng vừa phải.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến triệu chứng và tiến triển của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Để làm giảm tình trạng trào ngược khi ngủ, bạn nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê,…
  • Kê đầu cao khi ngủ: Sử dụng gối cao để kê đầu có thể nâng phần thực quản lên cao hơn so với dạ dày. Điều này giúp hạn chế hiện tượng dịch vị trào ngược vào ban đêm.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn cải thiện hoạt động của cơ vòng thực quản và dạ dày. Thường xuyên tập thể dục có thể hạn chế triệu chứng trào ngược khi ngủ và điều hòa quá trình bài tiết dịch vị.

Các biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày vào ban đêm

Trào ngược dạ dày khi ngủ có thể tái phát khi có điều kiện thích hợp. Tình trạng tái phát thường xuyên gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giấc ngủ và tác động xấu đến sức khỏe.

Trào ngược dạ dày khi ngủ
Chia nhỏ bữa ăn và ăn tối trước khi ngủ ít nhất 3 giờ có thể giảm nguy cơ trào ngược

Để ngăn chặn tình trạng tái phát, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Nên chia nhỏ bữa ăn và ăn tối trước khi ngủ ít nhất 3 giờ đồng hồ. Đồng thời nên hạn chế các thực phẩm dễ gây trào ngược như đồ chua, thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn hoặc chứa gia vị cay nóng.
  • Không uống rượu bia, trà đặc, cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi nhằm loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi. Trước khi ngủ, bạn có thể nghe nhạc, ngồi thiền hoặc trò chuyện với người thân để giải tỏa các suy nghĩ tiêu cực và cân bằng lại cảm xúc.
  • Mặc quần áo rộng rãi khi ngủ, tránh các trang phục bó sát cơ thể. Bởi những trang phục này có thể làm tăng áp lực ở ổ bụng và thúc đẩy hoạt động trào ngược axit.
  • Ngoài việc sử dụng gối cao, bạn nên nằm nghiêng bên trái để giảm nguy cơ trào ngược. Khi nằm nghiêng, dạ dày sẽ nằm ở dưới cuống họng và thực quản do đó có thể giảm nguy cơ trào ngược.

Trào ngược dạ dày khi ngủ vào ban đêm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó bạn nên chủ động thay đổi các thói quen xấu và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

Tham khảo thêm: Gối chống trào ngược có thực sự hiệu quả, nên dùng loại nào?

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 03:20 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:08 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán có công thức độc quyền của Thuốc dân tộc Sơ can Bình vị tán – Hành trình khẳng định chất lượng vượt tầm biên giới

Sơ can Bình vị tán ra đời sau quá trình dài nghiên cứu, ứng dụng và đã mang lại thành…

Chị Nguyễn Thị Thanh Vân Nhờ Sơ can Bình vị tán, cả gia đình tôi hết bệnh dạ dày

Sau một hồi “tìm đông tìm tây”, đọc rất nhiều thông tin về nhiều phương pháp, bài thuốc điều trị…

Sữa hạt có nhiều công dụng đặc biệt và rất tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản Bị Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa Không, Uống Loại Nào?

Sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và vô cùng quen thuộc trong…

Bị trào ngược dạ dày có nên uống nước dừa

Nước dừa là thức uống bổ dưỡng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể người.…

Bị trào ngược dạ dày có nên ăn khoai lang không?

Khoai lang là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua