Các biến chứng của bệnh tiểu đường khiến bạn không dám nhìn

Tiến triển âm thầm nhưng bệnh tiểu đường lại tàn phá cơ thể và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe -chỉ sau ung thư và bệnh lý tim mạch. Biến chứng của bệnh tiểu đường lên mắt, thần kinh, tim, da, chân… là nguyên nhân chính gây suy giảm tuổi thọ, tàn tật và gánh nặng kinh tế điều trị. 

biến chứng của bệnh tiểu đường
Tiến triển âm thầm nhưng bệnh tiểu đường lại tàn phá cơ thể và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường cần cảnh giác

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) bắt đầu đầu bởi tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể (do cơ thể mất khả năng sử dụng hoặc sản sinh hormone insulin phù hợp), khiến cho nồng độ đường trong máu tăng cao. 

Quá trình thay đổi này kéo theo hàng loạt rối loạn chuyển hóa khác và nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất là máu và hệ thần kinh. Hệ lụy cuối cùng là các cơ quan trong cơ thể bị nuôi dưỡng kém, hình thành các biến chứng lên mắt, thận, thần kinh, ngoài da, cơ quan sinh dục và bộ phận nội tạng khác. Đây là lý do chính gây suy giảm tuổi thọ, tăng tỉ lệ tàn tật (đoản chi, mù lòa) và gánh nặng về chi phí điều trị.

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp khi bị tiểu đường, bao gồm:

Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường xảy ra nhanh có thể gây tử vong nếu không kịp thời điều trị. Khi lượng đường huyết tăng đột ngột, chúng có thể gây tổn thương não, hôn mê do áp lực thẩm thấu máu quá mạnh, hôn mê nhiễm ceton axit… Trường hợp này, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để tránh nguy cơ tử vong.

Biến chứng mạn tính

Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường xảy ra như một phần tất yếu trong quá trình tiến triển của bệnh. Tốc độ biến chứng có thể nhanh hơn ở những người không kiểm soát tốt nồng độ đường trong máu.

Biến chứng lên tim mạch

Đường huyết trong máu tăng cao sẽ kéo theo hàng loạt biến đổi khác, chẳng hạn rối loạn mỡ máu, rối loạn nội mô khiến cho mạch máu bị tổn thương. Điều này làm giảm lượng máu nuôi dưỡng tim và các cơ quan khác (não, bàn chân…), tạo điều kiện hình thành xơ vữa hoặc tạo cục máu đông gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

các biến chứng tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây tắc nghẽn mạch máu.

Lý giải điều này, GS Phạm Gia Khải (Viện trưởng viện tim mạch Việt Nam) cho biết, đường huyết cao khiến khiến cho cholesterol dễ bị lắng lại tại thành mạch, làm gia tăng mảng xơ vữa tại thành mạch và giảm khả năng đàn hồi của mạch máu. Mặt khác, nồng độ đường trong máu cao lâu ngày có thể khiến mạch máu bi viêm, gây chít hẹp, bít tắc mạch, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Khi mạch máu bị tắc nghẽn, sẽ gây nên hiện tượng đột quỵ, nhồi máu não.

Ngoài ra, tiểu đường còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật điều khiển nhịp tim. Tim người bệnh có thể đập nhanh, bất thường khi nghỉ ngơi, hạ huyết áp khi ở tư thế đứng hay không biết được cơn nhồi máu cơ tim.

Mặc dù nguy hiểm nhưng biến chứng của bệnh tiểu đường lên tim mạch thường tiến triển âm thầm. Khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng như mệt mỏi, đau thắt ngực, hồi hộp… thì bệnh đã chuyển nặng. Các số liệu thống kê cho thấy, có đến 65% ca tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ não xuất phát từ nguyên do tiểu đường.

Chính vì mức độ nguy hiểm như trên, Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới khuyến cáo việc điều trị sớm biến chứng tiểu đường lên tim mạch không kém phần quan trọng so với việc giảm đường huyết.

Biến chứng lên thần kinh

Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng lên thần kinh, bao gồm biến chứng thần kinh thực vật (nhịp tim nhanh khi nghỉ, tiêu chảy, táo bón đan xen, đại tiện không kiểm soát, rối loạn cương dương ở nam giới hay khô âm đạo ở nữ giới…) và biến chứng thần kinh ngoại biên (nóng rát, tê bì chân tay, cảm giác kiến bò trên da, kim châm…). Đây là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất.

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây tổn thương tế bào não, tăng nguy cơ mắc  vấn đề thần kinh như bệnh Alzheimer, lú lẫn, suy giảm trí nhớ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, kết hợp Alpha lipoic acid, chất sinh học tự nhiên và ổn định đường huyết trong máu có thể cải thiện được biến chứng tiểu đường lên thần kinh giai đoạn sớm.

Biến chứng võng mạc mắt

Võng mạc là lớp mô mỏng, nằm sâu trong đáy mắt. Trên về mặt của võng mạc là tổ chức gồm các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng tế bào thần kinh thị giác và mắt. Khi nồng độ đường trong máu tăng cao, các mạch máu và tế bào này có thể bị tác động. Chúng có xu hướng dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. 

Người bệnh có thể đau nhức trong hốc mắt, mắt nhìn mờ, xuất hiện đốm đen chờn vờn trước mặt, hình ảnh không rõ nét. Nghiêm trọng hơn, xuất huyết võng mạc có thể gây bong võng mạc, dẫn đến mù vĩnh viễn.

Tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, tăng nguy cơ mù lòa. Riêng đối với bệnh nhân bị tăng nhãn áp do tiểu đường cấp tính, nếu không điều trị sớm trong 72 giờ, người bệnh có nguy cơ bị mù vĩnh viễn.

Bệnh bàn chân đái tháo đường

Phức hợp tổn thương mạch máu và thần kinh ở bàn chân do đái tháo đường có thể gây biến chứng lên bàn chân. Khi mắc phải tình trạng trên, người bệnh giảm cảm giác ở chân nên khó phát hiện vết thương. Thêm vào đó, hệ miễn dịch suy giảm, mạch máu bị tổn hại nên chất dinh dưỡng không đủ cung ứng đến vết thương nên tổn thương thường lâu lành.

các biến chứng của bệnh tiểu đường
Bệnh bàn chân đái tháo đường.

Điều đáng lo ngại là có đến 15% bệnh nhân bị tiểu đường sẽ gặp phải biến chứng loét bàn chân vào một thời điểm nào đó trong toàn bộ cuộc đời. Và có đến 60% các ca bệnh phải cắt cụt chi do vết loét nhiễm khuẩn. 

Do đó, các chuyên gia cảnh báo, người bị tiểu đường, dù chỉ bị xước da một mảnh rất nhỏ nhưng cũng có thể bị nhiễm trùng, loét, hoại tử hay đoạn chi. Ổn định đường huyết tích cực chăm sóc bàn chân là cách đơn giản nhất để giảm biến chứng do bệnh gây nên.

Bệnh thận đái tháo đường

Theo nhiều thống kê, có đến hơn một nửa bệnh nhân tiểu đường gặp phải biến chứng lên thận. Biến chứng này có thể xuất hiện tại thời điểm chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc sau 10 năm mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. 

cách ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường
Tiểu đường có thể gây biến chứng lên thận, tăng nguy cơ mắc bệnh suy thận.

Tình trạng lượng đường huyết trong máu tăng cao và kéo dài sẽ sản sinh nhiều chất oxy hóa khiến cho mao mạch cầu thận hoạt động quá mức và tổn thương. Sau một thời gian, các lỗ lọc trở nên to hơn, khiến cho protein bị lọt ra ngoài, gây ảnh hưởng đến chức năng lọc máu của thận.

Nếu không tích cực điều trị, thận sẽ dần bị sơ hóa và mất hoàn toàn chức năng. Sau 5 – 10 năm, bệnh nhân có thể bị suy thận nặng. Người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo hay ghép thận để duy trì hoạt động của cơ thể.

Nhiễm trùng

Bệnh nhân bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng: nhiễm trùng đường niệu, sinh dục, mụn nhọt, nấm, viêm răng lợi.. do hệ miễn dịch suy yếu. 

Làm thế nào để ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường?

Hậu quả của bệnh tiểu đường rất nặng nề, vì thế, công tác dự phòng đóng vai trò quan trọng. Chủ động phòng bệnh tiểu đường trước khi lượng đường và insulin trong máu quá cao sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Một chế độ ăn phù hợp có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và cân bằng đường huyết trong cơ thể, đảm bảo an toàn khi bị tiểu đường và ngược lại. 

biến chứng tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với việc kiểm soát bệnh tiểu đường và ngăn biến chứng nguy hiểm.

Cụ thể, người bệnh cần chú ý:

  • Cắt giảm đường và carb trong khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Thực hiện chế độ ăn low-carb để giảm đường huyết và insulin trong cơ thể.
  • Chia bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ để kiếm soát lượng thức ăn và hạn chế tăng cân.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ để tăng cường sức khỏe đường ruột, kiểm soát cân nặng. 
  • Giảm thiểu tối đa thực phẩm chế biến sẵn.
  • Thường xuyên uống nước lọc, hạn chế đồ uống nhiều đường, chất bảo quản hay thành phần gây tiểu đường khác.
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt hằng ngày

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sống, sinh hạt hằng ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ việc kiểm soát đường huyết trong máu, giảm nguy cơ mắc phải biến chứng. Bạn có thể phòng bệnh tiểu đường chỉ từ những thay đổi nhỏ hằng ngày sau đây:

  • Tích cực giảm cân ở người bị thừa cân, béo phì.
  • Vận động, rèn luyện thân thể bằng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền…
  • Không hút thuốc, dùng chất kích thích.
  • Bổ sung viên uống vitamin D.
  • Kiểm soát căng thẳng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra chỉ số đường huyết trong máu và bất thường của cơ thể.

Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm. Tuy vậy, bạn có thể ngăn ngừa bằng cách kiểm soát lượng đường trong máu, tích cực điều trị và phối hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 

Ngày đăng 09:02 - 01/10/2023 - Cập nhật lúc: 11:37 - 02/10/2023
Chia sẻ:
Thực đơn chế độ dinh dưỡng, ăn uống cho người tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh tiểu…

Người bị tiểu đường tuýp 3 dễ mắc phải tình trạng hay quên Bệnh tiểu đường tuýp 3 là gì, có nguy hiểm không?

Tiểu đường tuýp 3 - một loại tiểu đường “bị bỏ quên” hàng thập kỷ. Đáng nói hơn, loại này…

Suy giảm trí nhớ và đau đầu là một trong những biểu hiện lâm sàng của người hạ huyết áp Hạ đường huyết là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Nhiều người vẫn nghĩ tình trạng hạ đường huyết chỉ xảy ra với người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thực…

chữa tiểu đường bằng đậu bắp Chữa tiểu đường bằng đậu bắp có thực sự hiệu quả?

Sử dụng đậu bắp chữa tiểu đường từ lâu đã là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng.…

Những điều mẹ cần biết Tiểu đường thai kỳ – Những điều mẹ nhất định phải biết

Một trong những căn bệnh mà mẹ bầu rất dễ gặp phải chính là tiểu đường thai kỳ. Nếu không…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua