Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cũng là một yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của các vết loét nhiệt miệng. Do đó, nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng và khi tình trạng này có liên quan đến các vitamin trong cơ thể thì việc bổ sung vitamin là điều cần thiết. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc nhiệt miệng nên uống vitamin gì và cách bổ sung an toàn, phù hợp cho cơ thể. 

Bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì?

Nhiệt miệng là tình trạng thường gặp, đặc trưng bởi tình trạng các mô mềm trong miệng như mặt trong môi, dưới lưỡi, lợi… xuất hiện các vết loét hình bầu dục, bờ màu đỏ có kích thước đa dạng. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng. Nhưng thường liên quan để các yếu tố như tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng nấm men, stress căng thẳng hoặc do cơ thể thiếu hụt vitamin, khoáng chất. 

Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị nhiệt miệng nghiêm trọng, các vết loét thường xuyên xuất hiện, hay tái phát, được xác định là có liên quan đến sự thiếu hụt của vitamin và khoáng chất trong cơ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh bổ sung vitamin, khoáng chất. Uống vitamin chỉ thích hợp cho những trường hợp thiếu hụt vitamin nghiêm trọng hoặc khi cơ thể không có khả năng hấp thụ vitamin. Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì thì có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:

1. Nhiệt miệng nên uống vitamin C

Vitamin C còn có tên gọi khác là axit ascorbic, một loại vitamin có thể hòa tan trong nước, hoạt động như một chất chống oxy hóa, có thể hỗ trợ bảo vệ tế bào, là thành phần cần thiết củng cố sức khỏe của hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể. Vitamin C cũng giúp tạo ra collagen, có tác dụng giúp vết thương nhanh lành hơn. Loại vitamin này còn giúp cải thiện quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, bảo vệ cơ thể trước bệnh tật.

Vitamin C thường được chỉ định khi tình trạng nhiệt miệng có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin này
Vitamin C thường được chỉ định khi tình trạng nhiệt miệng có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin này

Theo khuyến cáo của Viện Y Quốc tế Hoa Kỳ, hàm lượng vitamin C mà một người trưởng thành cần bổ sung là từ 75 – 90mg. Tùy vào độ tuổi mà lượng vitamin C cần thiết của mỗi nhóm đối tượng là không giống nhau. Lượng vitamin C có thể bổ sung theo độ tuổi bằng đường uống hoặc qua chế độ ăn như sau:

  • Từ  6 – 12 tháng tuổi: 40 – 50mg
  • Từ 1 – 4 tuổi: 15 – 25mg
  • Từ 9 – 13 tuổi: 45mg
  • Trên 14 tuổi: từ 65 – 90mg 
  • Phụ nữ cho con bú: 115 – 120mg

Hàm lượng vitamin C đã đề cập là tổng lượng vitamin mà cơ thể cần bổ sung thông qua đồ ăn, thức uống, thuốc, thực phẩm chức năng. Nếu cơ thể không thiếu hụt vitamin C thì không nên uống vitamin. Uống quá nhiều vitamin, khoảng trên 2.000mg có thể gây ra các tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy. Nếu cơ thể tích trữ quá nhiều vitamin này sẽ gây ra các vấn đề về thận. 

Dấu hiệu thiếu vitamin C:

  • Hay xuất hiện các vết loét nhiệt miệng
  • Xuất huyết dưới da khiến cơ thể dễ bị bầm tím, chảy máu kết mạc mắt
  • Tăng cân không rõ nguyên nhân
  • Da khô, xỉn màu, dễ bị chảy nắng, có thể bị chảy máu cam do vỡ mạch máu nhỏ trong mũi
  • Dễ bị sốt, viêm họng, cảm lạnh, dễ bị chảy máu chân răng, viêm lợi
  • Phụ nữ hành kinh với lượng máu nhiều hơn bình thường, có thể bị rong kinh… 

Hướng dẫn uống vitamin C đúng cách: 

  • Khi uống vitamin, nên chọn vitamin C dạng acid ascorbic vì cơ thể có khả năng hấp thu loại này dễ dàng hơn
  • Thời gian tốt nhất để uống vitamin C là khi đói bụng, tức là vào buổi sáng, trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ 
  • Không sử dụng vitamin liều cao để tránh các rủi ro về sức khỏe như mất cân bằng dinh dưỡng, sỏi thận, gai cột sống… 

2. Bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì? – Vitamin B12 

Thiếu hụt vitamin B12 cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của của vết loét nhiệt miệng. Vitamin B12 có vai trò quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của các tế bào khỏe mạnh, tạo ra vật liệu di truyền cơ bản, tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, cung cấp nguyên liệu tổng hợp ADN. Loại vitamin này còn có tác dụng duy trì năng lượng, duy trì sức khỏe tim mạch, giúp tạo ra hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu…

Nhiệt miệng nên uống vitamin gì
Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây ra các vết loét nhiệt miệng

Dấu hiệu thiếu vitamin B12:

  • Người mệt mỏi, uể oải do cơ thể không có đủ lượng vitamin B12 cần thiết để tạo ra hồng cầu
  • Hay bị loét miệng, lưỡi, có cảm giác bỏng và rát lưỡi. Thường xuất hiện các vết loét loét trên lưỡi gây đau, sưng, đỏ, mất các u nhú trên lưỡi
  •  Rối loạn thị giác, nhìn mờ do thiếu hụt vitamin B12 trong thời gian dài làm tổn thương hệ thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh thị giác
  • Tính tình thay đổi thất thường, hay lo lắng, dễ bị trầm cảm, suy giảm, mất trí nhớ
  • Da vàng nhợt nhạt, mắt vàng do lượng vitamin không đủ để tham gia sản xuất tế bào hồng cầu. Khi tế bào hồng cầu dễ vỡ sẽ làm giải phóng bilirubin gây vàng da… 

Hướng dẫn uống vitamin B12 đúng cách: 

  • Theo khuyến cáo, lượng vitamin B12 cần thiết cho người lớn là 2 mcg/ngày, cho phụ nữ có thai/cho con bú là 2,6 mcg/ngày và cho trẻ em giai đoạn tập đi là 0,7 mcg/ngày. 
  • Các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin B12 có thể kể đến như người ăn chay trường, người mắc bệnh dạ dày, người mắc bệnh ruột non, người uống vitamin C nhiều… 
  • Vitamin B12 ở dạng uống hoặc tiêm cần được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng vitamin loại này để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Vitamin B12 là loại vitamin tan trong nước, có thể đào thải qua nước tiểu khi dư thừa. Thế nhưng, nếu bổ sung vitamin liều cao, trong thời gian dài, dùng không đúng cách sẽ gây sốc phản vệ, rối loạn tiêu hóa, phát ban, nhức đau, tê yếu tay chân, làm rối loạn đông máu, gây tổn thương thần kinh thị giác và các biến chứng trên tim mạch nguy hiểm… 

3. Nhiệt miệng bổ sung vitamin B2

Nếu bạn đang băn khoăn không biết bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì thì có thể tham khảo vitamin B2. Đây là vitamin nhóm B, có khả năng tan trong nước, còn được gọi là Riboflavin. Vitamin này cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể, có mặt trong hầu hết các tế bào. Có tác dụng phá vỡ carbohydrate, chất béo và protein, cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì sự khỏe mạnh của gan, mắt, cơ bắp, thần kinh và da. Giúp tăng cường hấp thụ sắt, axit folic, vitamin B6, B1, B3, ngừa đục thủy tinh thể…

Người bị nhiệt miệng cũng có thể uống vitamin B2
Người bị nhiệt miệng cũng có thể uống vitamin B2

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin B2:

  • Xuất hiện các vết lở loét ở khóe miệng
  • Môi sưng, nứt nẻ, mắt đỏ, ngứa
  • Cổ họng và miệng bị sưng
  • Rối loạn da, rụng tóc 
  • Thiếu máu, đục thủy tinh thể… 

Hướng dẫn uống vitamin B2 đúng cách: 

  • Thiếu hụt vitamin B2 thường rất hiếm xảy ra, các đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin này có thể kể đến như phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, vận động viên ăn chay, người ăn chay, ít dùng sữa, trẻ mắc hội chứng rối loạn thần kinh Browm-Vialetto-Van Laere… 
  • Liều dùng vitamin B2 khuyến nghị cho người lớn là từ 1.1 – 1.6mg/ngày, với trẻ em là từ 0.3 – 0.9mg/ngày và với trẻ từ 9 – 13 tuổi là 0.9mg/ngày. 
  • Vitamin B2 có thể được dùng theo đường uống hoặc tiêm. Tuy nhiên, chỉ áp dụng cho các nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu hụt vitamin này mà thôi. 

Thừa vitamin B2 gây độc là rất ít nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Dư thừa Riboflavin có thể gây ra các triệu chứng như châm chích, tê ngứa, nóng rát, nhạy cảm với ánh sáng, nước tiểu có màu cam hoặc vàng. Ngoài ra, dư thừa Riboflavin trong thời gian dài cũng có thể gây tổn thương gan. 

4. Nhiệt miệng uống vitamin gì? – Vitamin B3 

Với thắc mắc nhiệt miệng nên uống vitamin gì thì một trong những loại vitamin mà bạn không thể bỏ qua chính là vitamin B3. Vitamin B3 còn được gọi là Niacin, một loại vitamin tan trong nước, có mặt nhiều trong gan và xuất hiện ở hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Vitamin B3 có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giúp bảo vệ cơ thể trước chứng rối loạn não và bệnh Alzheimer. Nó cũng giúp tăng đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm khớp, tiểu đường…

Thiếu vitamin B3 có thể gây ra các vết loét ở miệng và lưỡi
Thiếu vitamin B3 có thể gây ra các vết loét ở miệng và lưỡi

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin B3:

  • Xuất hiện các vết loét ở miệng và lưỡi
  • Lưỡi sưng, miệng bị bỏng, có thể bị viêm, có màu đỏ sẫm
  • Cổ họng, thực quản bỏng rát, tăng tiết nước bọt
  • Hay bị buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy
  • Người mệt mỏi, hay mất ngủ, trí nhớ suy giảm 
  • Nếu nghiêm trọng, cơ thể thường nhạy cảm với ánh nắng, phát ban ở vị trí tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: trên cánh tay bàn tay có ban hình như găng tay, trên bàn chân, bắp chân có dạng chiếc ủng…

Hướng dẫn uống vitamin B3 đúng cách: 

  • Thiếu vitamin B3 có thể xuất hiện ở những người gặp phải vấn đề về đường ruột như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích; người thiếu Tryptophan hoặc người tiêu thụ rượu quá nhiều, bị nhiễm trùng và sốt cao trong thời gian dài, bị chấn thương vật lý… 
  • Liều bổ sung vitamin B3 cho người lớn là từ 14 – 18 mg/ngày, có thể dùng ở dạng uống 50mg/mỗi 12 giờ hoặc 100mg/ngày. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, lượng niacin có thể bổ sung là từ 2 – 3mg, với trẻ 1 – 4 tuổi là 6mg, trẻ từ 4 – 14 tuổi là từ 8 – 16mg tùy theo đội tuổi. 
  • Vitamin B3 có thể bổ sung ở dạng viên nén, viêm nang hoặc dung dịch tiêm, tuy nhiên chỉ nên bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Thừa vitamin này có thể gây mất vị giác, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ, khàn giọng, khô môi, choáng váng, thiếu năng lượng, tim đập nhanh… 

Nhiệt miệng có nên uống vitamin không? Giải pháp thay thế 

Nhiệt miệng nên uống vitamin gì, có nên uống vitamin không là thắc mắc chung của nhiều người.

Nhiệt miệng có nên uống vitamin không?

Với thắc mắc bị nhiệt miệng có nên uống vitamin không, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người bệnh tốt nhất không nên tự ý mua và bổ sung vitamin cho cơ thể qua đường uống. Việc bổ sung vitamin bằng cách này chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định như:

  • Người thiếu hụt vitamin nghiêm trọng, cần bổ sung nhanh chóng
  • Người gặp phải các vấn đề kém hấp thu vitamin, không thể bổ sung đủ qua chế độ ăn uống
  • Người cần vitamin để hỗ trợ điều trị bệnh lý, các vấn đề của cơ thể
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú… 

Đối với người bình thường, nếu hay bị nhiệt miệng, các triệu chứng của bệnh thường xuyên xuất hiện, tái phát nhiều lần thì cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp. Chỉ bổ sung vitamin đường uống, tiêm khi đã thăm khám và được chẩn đoán là cơ thể thiếu hụt vitamin. 

Các loại vitamin đã đề cập đều là những loại tan trong nước, có thể được đào thải qua đường nước tiểu nếu dư thừa. Tuy nhiên, việc bổ sung với liều lượng không phù hợp, trong thời gian dài có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

Giải pháp bổ sung vitamin an toàn

Thực tế, đối với người không sử dụng các thuốc điều trị khác, không gặp các vấn đề về tiêu hóa thì không nhất thiết phải bổ sung vitamin qua đường uống. Bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin này là được. Sử dụng thực phẩm là con đường bổ sung vitamin an toàn, không gây ra tác dụng phụ mà bạn không nên bỏ qua.

Bổ sung vitamin và khoáng chất qua thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng, an toàn và không gây tác dụng phụ
Bổ sung vitamin và khoáng chất qua thực phẩm giúp cơ thể hấp thụ dễ dàng, an toàn và không gây tác dụng phụ

Các thực phẩm giàu vitamin thuộc từng nhóm có thể kể đến như:

  • Vitamin C: Các thực phẩm giàu vitamin C tốt cho tình trạng nhiệt miệng có thể kể đến như ớt chuông đỏ, quả kiwi, súp lơ trắng, bông cải xanh, dưa lưới vàng, đu đủ, khoai tây, ổi, cải Brussels… 
  • Vitamin B12: Các thực phẩm giàu vitamin B12 mà chúng ta có thể bổ sung qua chế độ dinh dưỡng bao gồm: Ngao, gan động vật, thịt bò, ngũ cốc, cá mòi, cá ngừ, cá hồi cầu vồng, cá hồi, sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai…), trứng, men dinh dưỡng… 
  • Vitamin B2: Các thực phẩm giàu vitamin B2 bao gồm: Cá trích, cá hồi, cá ngừ, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, hạnh nhân, chuối, táo, lê, rau có lá màu xanh đậm (bông cải xanh, rau bina, rau diếp, cỏ cà ri…), hạt mè… 
  • Vitamin B3: Các thực phẩm giàu vitamin B3 mà bạn có thể bổ sung qua chế độ dinh dưỡng gồm như cá thu, cá hồi, cá ngừ, thịt lợn, đậu xanh, các loại nấm, súp lơ xanh, măng tây, đậu phộng, thịt bò, ức gà… 

Một số lưu ý khi bổ sung vitamin qua thực phẩm

Khi bị nhiệt miệng, để việc bổ sung vitamin cho cơ thể qua chế độ dinh dưỡng, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin B2 rất nhạy cảm với ánh sáng, do đó, nên bảo quản các thực phẩm này ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để không bị hao hụt vitamin. 
  • Không nên chỉ dùng một số loại thực phẩm nhất định trong thời gian dài để bổ sung lượng vitamin mà mình thiếu. Bạn tốt nhất cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đa dạng các nhóm dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe. 
  • Đặc biệt, cần tránh và hạn chế sử dụng đồ ăn chiên rán, cay nóng, các món ăn quá mặn, quá chua, quá nhiều đường để tránh khiến vết loét nhiệt miệng đau rát, lâu lành hơn. 

Tóm lại, với thắc mắc bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì, thì câu trả lời là bạn nên uống vitamin C và một số vitamin nhóm B như B12, B2, B3. Tuy nhiên, chỉ nên uống vitamin khi đã thăm khám và có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý mua và sử dụng nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Có thể bạn quan tâm: 

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:48 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:48 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng vết loét nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên, nhiều lần trong năm Nhiệt Miệng Mãn Tính: Nguyên Nhân và Liệu Pháp Chữa Trị
Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét nhiệt miệng hay tái phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lẫn chất lượng cuộc sống của người…
Nhiệt miệng ở lưỡi tương đối phổ biến, thường có liên quan đến nhiều yếu tố Nhiệt Miệng Ở Lưỡi: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị, Khắc Phục

Nhiệt miệng là bệnh lành tính, có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào. Các vết…

cây thuốc nam chữa nhiệt miệng 9 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Hay Được Áp Dụng Nhiều

Nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần xuất hiện nếu…

Dùng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến chức năng gan Uống Kháng Sinh Gây Nhiệt Miệng và Cách Xử Trí Hiệu Quả

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường xuất hiện nhiều vào…

Bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Hồi Phục Được Nhanh?

Nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì giúp nhanh hồi phục, tránh khiến các vết loét nhiệt miệng đau, khó…

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây chỉ có tác dụng với một số trường hợp nhất định Chữa Nhiệt Miệng Bằng Bột Sắn Dây Có Hiệu Quả Thế Nào?

Chữa nhiệt miệng bằng sắn dây là cách điều trị được nhiều người biết đến và áp dụng do sắn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua