Nhiệt Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Biện Pháp Điều Trị

Thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng kém hoặc một số tình trạng sức khỏe là những tác nhân gây nhiệt miệng. Tình trạng này khá phổ biến và có thể kiểm soát tốt thông qua các biện pháp chăm sóc, cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bị nhiệt miệng cần can thiệp y tế để kiểm soát và phòng ngừa các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Nhiệt miệng là gì? Phân loại 

Nhiệt miệng (loét áp tơ) là hiện tượng viêm nhiễm gây ra các vết loét có kích thước đa dạng xuất hiện ở nhiều vị trí khác trong khoang miệng như môi, má, dưới lưỡi, trên nướu răng,… Thông thường, tình trạng này có thể tự thuyên giảm trong vòng vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài trên 2 tuần, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Nhiệt miệng
Nhiệt miệng là chứng bệnh thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau

Mặc dù không phải là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nhưng nhiệt miệng gây đau rát, xót làm cản trở quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng cũng như sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, trong một số trường hợp các biểu hiện loét áp tơ cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn cần được thăm khám, chữa trị kịp thời. Do đó, bạn không nên chủ quan khi bị nhiệt miệng.

Thông qua mức độ tổn thương, đặc điểm vết loét, bệnh lý được chia thành các thể sau:

Nhiệt miệng thể nhỏ

Đa số các trường hợp bị nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor). Tổn thương ở dạng này nông, đường kính chỉ từ 3mm và dưới 1cm, nổi từng nốt nhiệt (thường sẽ xuất hiện từ 1 – 5 nốt) và đi kèm tình trạng đau rát.

Tổn thương do loét áp tơ thể nhỏ có thể xảy ra ở nhiều vị trí trong khoang miệng, bao gồm môi, niêm mạc miệng, má, dưới lưỡi. Nếu được chăm sóc đúng cách, tổn thương do bệnh lý gây ra có thể thuyên giảm sau 5 – 7 ngày mà không cần sử dụng thuốc.

Nhiệt miệng thể lớn

So với RAS minor thì loét áp tơ thể lớn thường ít phổ biến hơn. Tổn thương thực thể ở dạng này khoảng vài cm và sâu hơn. Những nốt nhiệt thường tập trung gần nhau ở họng, môi, trong má,… Trường hợp bị dạng nhiệt miệng thể lớn thường có thời gian phục hồi chậm lớn vì tổn thương thực tế lớn và sâu. Nếu không được chăm sóc cẩn thận có thể để lại sẹo.

Nhiệt miệng Herpes

Nhiệt miệng Herpes xảy ra do herpesviruses chủng 1 và 2. Tổn thương do bệnh lý gây ra xuất hiện ở môi, nướu, má đặc trưng bởi các mụn nước nhỏ dưới 3mm. Những mụn nước có thể mọc rải rác hoặc khu trú. Trường hợp bị loét áp tơ Herpes có khả năng lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp nên bạn cần chủ động điều trị dứt điểm bệnh lý để phòng ngừa lây nhiễm.

Biểu hiện nhận biết 

Nhiệt miệng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến. Hầu như ai cũng bị loét áp tơ ít nhất 1 lần trong đời. Mặc dù được chia thành nhiều dạng khác nhau nhưng bệnh lý có đặc điểm chung là vết loét gây đau rát, có ranh giới rõ ràng với vùng xung quanh và thường có màu đỏ, khi ăn uống hoặc tác động sẽ gây rát, xót, khó chịu.

Đốm trăng ở miệng
Tại vùng miệng bị tổn thương sẽ xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng có kích thước nhỏ hoặc lớn

Một số biểu hiện do loét áp tơ gây ra, bao gồm:

  • Tại vùng miệng bị tổn thương sẽ xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng có kích thước nhỏ hoặc lớn và có chứa nước bên trong.
  • Sau vài ngày, mụn nước sẽ lở loét và gây đau rát khi ăn uống và vệ sinh răng miệng
  • Tại những nốt loét này sẽ bị sưng nóng, viêm nhiễm và có thể hình thành áp xe
  • Sưng hạch góc hàm và sốt từ nhẹ đến cao
  • Một số trường hợp bị nhiệt miệng có thể khiến hơi thở có mùi khó chịu
  • Sau vài ngày, cảm giác đau sẽ thuyên giảm và những vết loét này dần lành lại

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng được chia thành nhóm nguyên phát và thứ phát căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh.

1. Nhiệt miệng nguyên phát

Nhiều quan điểm cho rằng, chứng nhiệt miệng xảy ra do chế độ ăn uống không phù hợp, cụ thể dung nạp nhiều thức ăn, đồ uống nóng, ít uống nước,… Tuy nhiên, các nghiên cứu y học hiện đại vẫn chưa xác định cụ thể nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu nhận thấy, tình trạng loét áp tơ có thể liên quan đến tổn thương dây thần kinh cảm giác hoặc kiểm soát vị giác.

2. Nhiệt miệng thứ phát

Mặc dù không thể xác định nguyên nhân cụ thể gây ra chứng nhiệt miệng. Tuy nhiên thực tế nhận thấy, bệnh có thể là biểu hiện của một tình trạng sức khỏe cụ thể. Nếu khởi phát trong trường hợp này, có thể gọi là nhiệt miệng thứ phát.

Kem đánh răng
Sử dụng kem đánh răng chứa thành phần kích ứng có thể gây loét miệng

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra loét áp tơ thứ phát:

  • Kích ứng, dị ứng với các sản phẩm chăm sóc răng miệng (chỉ nha khoa, kem đánh răng, nước súc miệng, thuốc tẩy trắng răng tại nhà,…)
  • Chứng trào ngược dạ dày thực quản
  • Dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng như khô miệng, viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu răng,…
  • Căng thẳng quá mức, stress
  • Nội tiết tố thay đổi do mãn kinh, mang thai, đái tháo đường, bệnh tuyến giáp,…
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị như thuốc điều trị huyết áp, thuốc điều trị trầm cảm, kháng sinh,…
  • Dị ứng với vật liệu hàm trám răng hoặc miếng trám không tương thích
  • Cơ thể thiếu hụt vitamin B12, sắt, axit folic,…
  • Trường hợp bị nhiễm trùng nấm men trong miệng cũng có thể gây nhiệt miệng

Có thể nhận thấy, nhiệt miệng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, yếu tố khác nhau. Dù không thể xác định căn nguyên cụ thể nhưng các nhà khoa học nhận thấy, bệnh lý xuất hiện nhiều ở nữ giới, nhất là qua thời kỳ mãn kinh.

Nhiệt miệng có ảnh hưởng gì không?

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhiệt miệng có thể kiểm soát tốt nếu được chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, bệnh không gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

Tuy nhiên, việc xuất hiện các tổn thương ở khoang miệng đi kèm với biểu hiện đau nhức, xót, rát có thể gây ra một số ảnh hưởng sau:

  • Gặp khó khăn trong ăn uống, súc miệng và nói chuyện
  • Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh chán ăn, ăn không ngon. Từ đó khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi
  • Trong một số trường hợp, vết loét có xu hướng lan rộng sang những vùng xung quanh
  • Nhiệt miệng kéo dài có thể gây sốt nhẹ đến sốt cao
  • Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh sẽ phát triển và gây viêm mô tế bào.

Tuy có thể tự cải thiện sau vài ngày nhưng bạn không nên chủ quan khi bị nhiệt miệng. Nếu nhận thấy tổn thương bệnh lý tiến triển nặng, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống, giao tiếp hàng ngày, tác động đến tâm lý hoặc đi kèm các biểu hiện bất thường khác. Bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám – chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp

Chẩn đoán loét áp tơ

Các biểu hiện bệnh nhiệt miệng dễ bị nhầm lẫn với một số tình trạng sức khỏe khác. Do đó, trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng thông qua một số câu hỏi về tiền sử dị ứng, lịch sử dụng thuốc, thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và quan sát khoang miệng.

Chẩn đoán loét áp tơ
Trước khi áp dụng phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng

Sau đó, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm với mục đích loại trừ những vấn đề y tế khác. Cụ thể:

  • Kiểm tra phản ứng với thuốc hoặc sản phẩm chăm sóc răng miệng để xem bạn có dị ứng, kích ứng không
  • Lấy mẫu mô tại vết loét để tiến hành các xét nghiệm
  • Xét nghiệm máu để xác định bệnh nhân có gặp các vấn đề về tuyến giáp, đái tháo đường hay không
  • Chụp CT, MRI
  • Tiến hành kiểm tra lượng nước bọt trong khoang miệng

Các biện pháp điều trị nhiệt miệng 

Thông thường, các biểu hiện do nhiệt miệng gây ra có thể khỏi sau vài ngày thông qua các biện pháp chăm sóc, cải thiện tại nhà. Đối với trường hợp tổn thương ở mức độ nặng, xảy ra do nguyên nhân bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nguyên nhân để khắc phục tình trạng trên. Tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ tổn thương sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

1. Tận dụng các thảo dược tự nhiên

Một số thảo dược tự nhiên như dầu dừa, nghệ, rau má, rau diếp cá,… Thường được tận dụng trong chữa nhiệt miệng. Nhờ vào tính mát, chống viêm, hỗ trợ phục hồi niêm mạc bị tổn thương nên việc áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược tự nhiên có thể làm dịu các vết loét ở miệng và một số biểu hiện khó chịu đi kèm.

Mật ong chữa nhiệt miệng
Để cải thiện tình trạng đau rát, loét miệng và thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bạn có thể dùng mật ong

Dưới đây là một số thảo dược thường được dùng trong chữa nhiệt miệng:

  • Mật ong: Để cải thiện tình trạng đau rát, loét miệng và thúc đẩy quá trình phục hồi niêm mạc bị tổn thương, bạn có thể dùng mật ong. Mẹo chữa này khá đơn giản, có độ an toàn cao và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, bao gồm trẻ em. Sau khi chải răng sạch thì dùng khăn giấy lau khô vùng bị nhiệt miệng. Sau đó lấy một lượng mật ong vừa đủ thoa đều lên vết loét. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 làn để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Rau ngót: Rau không chỉ là loại rau thường dùng để chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng mà còn được tận dụng để chữa loét áp tơ, nóng trong. Chuẩn bị 1 ít rau ngót tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng rồi đem giã nát, vắt lấy nước cốt. Sau đó cho thêm một ít mật ong vào rồi khuấy đều. Sau khi vệ sinh răng miệng thì dùng tăm bông thấm hỗn hợp và thoa đều lên vết loét. Thực hiện vài lần mỗi ngày để giúp giảm đau rát và phục hồi niêm mạc bị tổn thương.
  • Cỏ mực: Cỏ mực (nhọ nồi) là vị thuốc Nam có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, cầm máu tốt nên thường được tận dụng trong chữa trị nhiều bệnh lý, trong đó có nhiệt miệng. Chuẩn bị một ít cỏ mực tươi, rửa sạch rồi giã nát, vắt lấy nước cốt trộn với một ít mật ong. Dùng tăm bông thấm dung dịch này thoa lên vùng vết lở loét. Hạn chế nói chuyện, ăn uống trong vài giờ sau khi bôi thuốc.
  • Dầu dừa: Dầu dừa là nguyên liệu mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe như chăm sóc tóc, da, răng miệng. Để cải thiện tình trạng loét miệng bằng dầu dừa, bạn chỉ cần lấy một lượng dầu dừa ngậm trọng miệng rồi dùng lưỡi massage nhẹ nhàng vào vùng bị lở loét. Chỉ thực hiện mẹo chữa này sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch.
  • Nghệ vàng: Các thành phần hoạt chất có trong nghệ vàng có tác dụng chống viêm, liền sẹo, tăng tốc độ phục hồi vùng da bị tổn thương. Trộn đều 2 muỗng bột nghệ và 1 muỗng mật ong nguyên chất. Sau khi chải răng sạch thì dùng hỗn hợp này đắp lên vết loét. Mỗi ngày thực hiện 1 lần để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Rau diếp cá: Theo tài liệu y học cổ truyền, rau diếp cá có tính mát, vị chua, cay, công dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Việc uống nước ép rau diếp cá có thể hỗ trợ làm mát cơ thể, loại bỏ các triệu chứng do nhiệt miệng gây ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng rau diếp cá ăn sống để cải thiện bệnh lý.

2. Chăm sóc, cải thiện tại nhà

Nhiều trường hợp bị loét áp tơ bắt nguồn từ chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, điều độ. Do đó, bên cạnh tận dụng một số thảo dược tự nhiên. Người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc và cải thiện tại nhà để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng. Đồng thời phòng ngừa tái phát lâu dài.

Nước muối pha loãng
Để làm giảm các biểu hiện loét áp tơ, bạn có thể ngậm, súc miệng với nước muối

Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng loét miệng tại nhà:

  • Súc miệng với nước muối pha loãng là một trong những cách làm dịu các biểu hiện viêm loét miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, súc miệng với nước muối còn hỗ trợ sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng.
  • Để làm giảm tình trạng nóng rát, khó chịu do loét áp tơ gây ra, bạn có thể chườm đá, ngậm đá. Nhờ vào nhiệt độ lạnh sẽ hạn chế lưu thông máu đến vùng bị nhiệt, đồng thời làm tê liệt dây thần kinh cảm giác tạm thời. Từ đó giảm đau rát, khó chịu hiệu quả.
  • Uống trà đen và tận dụng bã trà ướt đắp lên vết loét có thể làm giảm đau, đỏ rát khó chịu. Bởi trong trà đen có chứa tannin nên hỗ trợ cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra hiệu quả.
  • Dùng các món ăn cay nóng, chứa nhiều axit có thể kích thích vết loét tổn thương nặng và bùng phát các triệu chứng khó chịu. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, cần kiêng những thực phẩm này.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách thông qua chải răng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, dùng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng sát khuẩn để ngăn ngừa vi khuẩn gây hại trong khoang miệng tấn công vào vết loét và gây viêm nhiễm nặng nề. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc răng miệng còn phòng ngừa các vấn đề nha khoa hiệu quả.
  • Uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để giúp làm ẩm khoang miệng, hỗ trợ hoạt động sản xuất nước bọt, cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng và làm giảm cảm giác khó chịu do bệnh lý gây ra.
  • Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ nhiệt miệng do dùng thuốc. Theo đó, bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh liều lượng hoặc thay thế loại thuốc phù hợp.
  • Dùng các món ăn mềm, lỏng, dễ nhai, thanh đạm
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B6, B12, kẽm, axit folic như rau củ quả, các loại hạt, trứng, sữa, cá, thịt,….

3. Sử dụng thuốc điều trị

Như đã đề cập, chứng nhiệt miệng thường tự khỏi sau 1 – 2 tuần mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biểu hiện lâm sàng và tổn thương tiến triển nặng, lan rộng và gây khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lý:

  • Thuốc bôi trị nhiệt miệng: Fluocinonide, benzocaine, hydrogen peroxide,… Có tác dụng giảm đau rát, hỗ trợ phục hồi vết loét nhanh nên thường được chỉ định trong chữa nhiệt miệng. Thuốc thường mang lại hiệu quả nhanh vì sử dụng trực tiếp tại niêm mạc bị tổn thương.
  • Nước súc miệng: Bên cạnh thuốc điều trị tại chỗ, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc súc miệng như capocaine, dexamethasone để làm dịu khoang miệng, hạn chế sự phát triển của hại khuẩn và kháng viêm. 
  • Thuốc đường uống: Trường hợp các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc đường uống để kiểm soát bệnh lý. Một số loại thuốc thường được dùng bao gồm: Thuốc giảm đau (Paracetamol), kháng sinh, chống dị ứng,…

Việc sử dụng thuốc điều trị thường mang lại hiệu quả cao, khắc phục các triệu chứng nhanh chóng và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây ra rủi ro, tác dụng ngoại ý trong quá trình sử dụng. Do đó, chỉ dùng thuốc sau khi thăm khám. Dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng ngừa nhiệt miệng tái phát

Nhiệt miệng là vấn đề về răng miệng phổ biến ở nhiều đối tượng, độ tuổi khác nhau. Tình trạng này có thể tự cải thiện sau 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng này.

Ăn uống khoa học
Bổ sung các loại rau xanh, trái cây, thịt, cá,… giàu khoáng chất, vitamin giúp phòng ngừa bệnh tái phát

Mặc dù chưa xác định căn nguyên nhưng chứng nhiệt có thể tái đi tái lại nhiều lần khi gặp điều kiện thuận lợi. Do đó, bạn cần chủ động trong việc phòng ngừa bệnh lý tái phát. Cụ thể:

  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm, xơ, sắt, kẽm, vitamin vào chế độ ăn hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Đồng thời hỗ trợ phục hồi vết loét, thúc đẩy quá trình tái tạo các mô.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, cách này còn hạn chế các bệnh nha khoa thường gặp.
  • Để phòng ngừa nhiệt miệng, khô miệng, bạn cần bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày cho cơ thể. Ngoài nước lọc, có thể dùng thêm nước ép trái cây, rau củ, trà thảo mộc.
  • Trong thời gian bị nhiệt miệng, tránh những sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng, nước súc miệng có chứa SLS (Sodium Lauryl Sulfate) vì có thể gây kích ứng, dị ứng và khiến vết loét tiến triển nặng nề.
  • Kiêng hoặc hạn chế sử dụng bia rượu, nước ngọt có gas, các món ăn chứa nhiều gia vị, cay nóng, chua và các món ăn khô cứng, khó nhai.
  • Tránh căng thẳng, áp lực quá mức. Bạn có thể giải tỏa căng thẳng bằng cách đọc sách, tập yoga, thiền, nghe nhạc,…
  • Nên thăm khám sức khỏe răng miệng và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần. Biện pháp này giúp hạn chế những vấn đề nha khoa phát sinh, đồng thời phòng ngừa nhiệt miệng tái phát.

Những biểu hiện do loét miệng gây ra tác động không nhỏ đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày. Hơn nữa, một số trường hợp bị nhiệt miệng còn là biểu hiện của các bệnh lý cần được chữa trị sớm. Do đó, bạn tránh chủ quan khi gặp tình trạng này, thay vào đó cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và hướng dẫn các biện pháp khắc phục phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

DỊCH VỤ NHA KHOA HOT

Ngày đăng 00:21 - 05/06/2023 - Cập nhật lúc: 00:21 - 06/06/2023
Chia sẻ:
Thuốc trị nhiệt miệng cho bé 10 Loại Thuốc Trị Nhiệt Miệng Cho Bé Có Hiệu Quả Hiện Nay
Nhiệt miệng không chỉ thường xuyên xuất hiện ở người lớn mà còn hay gặp ở trẻ em. Có nhiều cách điều trị nhiệt miệng, trong đó, việc sử dụng…
Bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì Nhiệt Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Ăn Gì Để Hồi Phục Được Nhanh?

Nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì giúp nhanh hồi phục, tránh khiến các vết loét nhiệt miệng đau, khó…

Nhiệt miệng uống vitamin gì là thắc mắc chung của nhiều người Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Giúp Cải Thiện Bệnh?

Thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất cũng là một yếu tố thúc đẩy sự xuất hiện của các…

Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy cà tím có tác dụng chữa nhiệt miệng Chữa Nhiệt Miệng Bằng Cà Tím Dễ Dàng Nhờ Mẹo Dân Gian

Sử dụng cà tím chữa nhiệt miệng nghe có vẻ lạ nhưng lại là phương pháp dân gian được nhiều…

cây thuốc nam chữa nhiệt miệng 9 Cây Thuốc Nam Chữa Nhiệt Miệng Hay Được Áp Dụng Nhiều

Nhiệt miệng không phải là bệnh nguy hiểm, có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần xuất hiện nếu…

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng vết loét nhiệt miệng xuất hiện thường xuyên, nhiều lần trong năm Nhiệt Miệng Mãn Tính: Nguyên Nhân và Liệu Pháp Chữa Trị

Nhiệt miệng mãn tính là tình trạng các vết loét nhiệt miệng hay tái phát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua